Ngất ngây với 5 địa điểm du lịch Huế nổi tiếng, hấp dẫn
Mục Lục
Ngất ngây với 5 địa điểm du lịch Huế nổi tiếng, hấp dẫn, đẹp quên lối về
Kinh Thành Huế là một địa điểm du lịch nổi tiếng bởi sự hùng vĩ, cổ kính mà nó mang lại và đặc biệt hơn bạn sẽ phải bất ngờ với 5 địa điểm độc đáo thuộc Kinh Thành Huế này.
Sau đây, Bách hóa XANH sẽ chia sẻ cho bạn 5 điểm đến tham quan đã ghi dấu ấn mạnh mẽ đối với du khách tại Kinh Thành Huế với rất nhiều điều thú vị như các đền đài, cung điện có giá trị văn hóa và kiến trúc đặc biệt nổi bật. Rất tuyệt vời phải không!
1Ngọ môn
Đánh giá chất lượng: 4.5/5 (Đánh giá bởi Google)
Địa chỉ: Phú Hậu, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Giờ mở cửa: 7h00 – 17h00 từ thứ 2 đến Chủ Nhật
Ưu điểm: Được chứng kiến nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ vô cùng hấp dẫn, được thưởng ngoạn vẻ cổ kính khi du khách ghé thăm lần đầu đến Cố đô Huế
Nhược điểm: Trang phục không được tùy ý, nên ăn mặc lịch sự
Cùng với cầu Trường Tiền, Kỳ Đài, tháp chùa Thiên Mụ, Ngọ Môn là một trong những hình ảnh gắn liền với đất cố đô Huế. Ngọ Môn được xây dựng dưới thời vua Minh Mạng – vua thứ 2 của nhà Nguyễn.
Bởi vậy, Ngọ Môn là minh chứng cho một công trình kiến trúc đặc sắc có giá trị trên nhiều phương diện mang đậm bề dày lịch sử. Từ ngày xưa công trình này đã được coi là bộ mặt của Hoàng thành và vương triều phong kiến.
Ngọ Môn không chỉ là cổng chính của Hoàng thành, mà còn là nơi cử hành các cuộc lễ lớn của triều đình. Công trình này được chia ra làm hai phần chính: Phần nền đài ở phía dưới và lầu Ngũ Phụng ở phía trên được thiết kế ăn khớp, hài hòa với nhau, trở thành một tổng thể thống nhất.
Ngọ Môn nhìn từ xa như một tòa lâu đài đồ sộ nguy nga minh chứng cho nghệ thuật kiến trúc – điêu khắc đậm tính bản địa và bản sắc dân tộc; tiêu biểu cho kiến trúc triều Nguyễn. Đến Huế, thăm quan Ngọ Môn là một điều mà không một du khách nào bỏ qua trong hành trình đến vùng đất lịch sử này.
Khám phá thêm những điều thú vị về chùa Thiên Mụ, ngôi chùa bạn nên ghé qua một lần mỗi khi có dịp đến Huế.
2Kỳ Đài
Đánh giá chất lượng: 4.6/5 (Đánh giá bởi Google)
Địa chỉ: Thuận Hòa, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Giờ mở cửa: Mở cửa cả ngày
Ưu điểm: Được trải nghiệm không gian uy nghiêm, trầm mặc và cổ kính khi du khách ghé thăm, ẩn chứa một ý nghĩa lịch sử và đặc biệt rất đẹp về đêm.
Nhược điểm: Đi bộ từ bãi xe vào hơi xa
Kỳ đài của Kinh thành Huế, còn gọi là Cột cờ Kinh thành Huế là một di tích kiến trúc thời nhà Nguyễn được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (1807). Kỳ đài nằm ở chính giữa mặt trước kinh thành, kiến trúc tương đối lớn, gồm hai phần: đài cờ và cột cờ. Đài cờ gồm ba tầng hình chóp cụt chữ nhật chồng lên nhau, cột cờ nguyên xưa làm bằng gỗ, gồm hai tầng, cao gần 30 m.
Ở thời Nguyễn đây là nơi thông báo hiệu cờ trong các dịp trọng đại như: Lễ tiết, tuần du cho đến việc cấp báo. Ngoài ra, cấu tạo của Kỳ đài còn có một trạm quan sát gọi là Vọng Đẩu trên đỉnh để lính canh thời Nguyễn quan sát ngoài bờ biển.
Kỳ đài là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của Việt Nam trong suốt giai đoạn thế kỷ 18 đến 19 như: Tết Mậu Thân năm 1968, 8 giờ sáng ngày 31/1/1968, Quân Giải phóng miền Nam chiếm được Kỳ đài và lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được kéo lên tại nơi đây 26 ngày đêm; ngày 26/3/1975, sau khi giành thắng lợi trong Chiến dịch Huế – Đà Nẵng, lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lại được kéo lên Kỳ đài….
Khi đến địa điểm này du khách có thể cảm nhận được lịch sử hào hùng cùng với những bước thăng trầm của Huế, chính vì vậy có thể xem Kỳ Đài như là vị trí trung tâm của Thành phố Huế mà và là một biểu tượng của mảnh đất Cố đô.
3Điện Thái Hòa
Đánh giá chất lượng: 4.5/5 (Đánh giá bởi Google)
Địa chỉ: Phú Hậu, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Giờ mở cửa: 6h30 – 17h00 tất cả các ngày trong tuần (thường đông khách vào 9h00-10h00, đặc biệt là cuối tuần)
Ưu điểm: Điện Thái Hòa điểm nhấn độc đáo của Hoàng thành Huế. Điện Thái Hòa được xem là một trong những công trình quan trọng, và mang những nét két trúc vô cùng độc đáo được xây dựng dưới triều nhà Nguyễn.
Nhược điểm: trang phục không được tùy ý, nên ăn mặc lịch sự, không mặc áo sát nách hay quần áo ngắn.
Điện Thái Hòa được khởi công xây dựng vào tháng 2 năm 1805 và hoàn thành vào tháng 10 cùng năm, đây là nơi diễn ra các cuộc họp đại triều với sự tham gia của Vua, hoàng thân quốc thích và các đại thần.
Về kiến trúc, Điện Thái Hòa được xây dựng theo lối trùng thiềm điệp ốc và chống đỡ bằng 80 cột gỗ lim, được sơn thếp và trang trí hình rồng vờn mây rất tinh xảo, có thể thấy đây là cung điện rộng lớn, uy nghi, tráng lệ nhất trong hệ thống kiến trúc cung đình còn lại ở Huế.
Du khách đến tham quan Điện Thái Hòa không chỉ ấn tượng bởi kiến trúc mà còn có cả ý nghĩa của tên Điện: chữ “Hòa” có nghĩa là hòa hợp, hài hòa, “Thái Hòa” là khí âm dương hội hợp mà dung hòa với nhau – lấy gốc từ Kinh Dịch.
Điện Thái Hoà được xem là một trong những công trình quan trọng mang những nét kiến trúc vô cùng độc đáo được xây dựng dưới triều nhà Nguyễn được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới.
4Điện Long An
Địa chỉ: 3 Lê Trực, Phú Hậu, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Ưu điểm: Mang lại cảm nhận uy nghiêm, trầm mặc và vẻ đẹp cổ kính khi du khách ghé thăm.
Nhược điểm: Trang phục không được tùy ý, nên ăn mặc lịch sự, không mặc áo sát nách hay quần áo ngắn. Hạn chế tự ý chạm/sờ các hiện vật được trưng bày.
Điện Long An tọa lạc tại số 3 Lê Trực, cạnh góc Đông Nam Hoàng thành Huế, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế chính là điện Long An. Đây là một công trình kiến trúc còn khá nguyên vẹn sau hơn một thế kỷ sau nhiều thăng trầm của lịch sử.
Điện Long An được xây dựng năm 1845, thời vua Thiệu Trị (1841-1847) và đến năm 1909, điện Long An được dời về vị trí hiện nay (số 3 Lê Trực – Huế) với tên gọi mới là Tân Thơ Viện- nơi chủ yếu phục vụ cho các học sinh của trường Quốc Tử Giám.
Xét về tổng thể Điện Long An là sự kết hợp hài hòa giữa kết cấu kiến trúc và trang trí mỹ thuật bởi nơi đây mang đậm chất thơ, chất trí tuệ, là tinh hoa của các nghệ nhân. Chính vì vậy có thể coi công trình này là bước đi đến đỉnh cao của kiến trúc Nguyễn, xứng đáng là ngôi điện điển hình nhất trong hệ thống kiến trúc cung đình Huế.
Ngày nay, bảo tàng trong điện vẫn còn hoạt động với tên gọi Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế – nơi lưu giữ hiện vật của thời Nguyễn vào loại phong phú bậc nhất Việt Nam. Điện Long An được công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1993, đến năm 1997 công trình này được công nhận là di tích cấp quốc gia của Việt Nam.
5Quốc Tử Giám
Đánh giá: 4.5/5 (Đánh giá bởi Google)
Địa chỉ: Hai Mươi Ba Tháng Tám, Phú Hậu, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Giờ mở cửa: 7h30 – 17h30 từ thứ 2 đến Chủ nhật
Ưu điểm: Mang đậm dấu ấn điển tích, di tích lịch sử
Nhược điểm: Không còn thấy được bóng dáng của một ngôi trường nổi tiếng từ thời phong kiến nữa
Trường Quốc Tử Giám (Quốc học đường) do vua Gia Long quyết định xây dựng tại kinh đô Huế vào tháng 8/1803, vị trí ở cách thành phố Huế 5km về phía tây, tại làng An Ninh Thượng, Hương Trà. Khi mới thành lập đã là một trường học có tầm cỡ quốc gia, đặt tên là Đốc học đường (hay Quốc học đường), đến tháng 3/1820, vua Minh Mạng căn cứ vào lịch sử, lại đổi tên trường thành Quốc Tử Giám.
Quốc Tử Giám Huế là di tích trường Đại Học thời phong kiến duy nhất còn tồn tại ở Việt Nam, là một hệ thống công trình độc hiếm của kiến trúc cung đình thời Nguyễn, có sự pha trộn giữa “đường” và “các” rất đặc biệt.
Quốc Tử Giám hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật vô cùng quý giá, đó là những bia đá khắc văn thơ Ngự chế (bia Huỳnh Tự Thư Thanh, bia Thị Học), những hoành phi lưu Ngự bút của vua Thiệu Trị, vua Duy Tân cùng hệ thống bài vị thờ Khổng Tử và các môn đồ…
Hiện tại, Quốc Tử Giám không chỉ là địa điểm tham quan du lịch mà còn là Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế, là di tích trường đại học duy nhất thời phong kiến còn tồn tại trên đất nước ta.
Với bề dày lịch sử, Quốc Tử Giám – Huế là một trong những di tích đặc biệt quý hiếm và đã được ghi tên vào danh mục Di Sản Văn hóa Thế giới vào ngày 11.12.1993.
Tham khảo thêm: Review chi tiết du lịch Huế – Cẩm nang du lịch Huế từ A tới Z
Hi vọng những thông tin do Bách hóa Xanh đưa ra về Kinh thành Huế – địa điểm du lịch nổi tiếng hấp dẫn sẽ giúp quý vị cảm nhận được vẻ đẹp của xứ Huế lãng mạn và giúp ích để quý vị chuẩn bị cho những chuyến du lịch cùng người thân và bạn bè!
Nhớ mang khẩu trang các loại chất lượng tại Bách hóa XANH để phòng dịch khi đến du lịch tại Kinh thành Huế nhé!: