Ngành luật kinh tế học gì và ra trường làm gì?
Mục Lục
“Ngành Luật kinh tế học gì? Ra trường làm gì? Sẽ làm việc ở đâu? ” là những vấn đề mà các bạn thí sinh cần phải quan tâm khi muốn theo học ngành học mới mẻ này.
Ngành luật kinh tế học gì và ra trường làm gì?
1. Ngành Luật kinh tế học những gì?
– Sinh viên ngành Luật kinh tế được cung cấp kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, pháp luật trong kinh doanh; khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
– Một số môn học then chốt trong chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế: Luật sở hữu trí tuệ, Pháp luật về doanh nghiệp, Luật thương mại, Luật cạnh tranh, Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Thủ tục đăng ký doanh nghiệp và thủ tục đầu tư, Phá sản và giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, Pháp luật kinh doanh bất động sản, Luật đầu tư, Pháp luật về đầu tư xây dựng…
Luật kinh tế
2. Học ngành Luật kinh tế ra trường làm gì?
Tốt nghiệp ngành Luật kinh tế bạn dễ dàng chọn lựa những việc làm với mức lương hấp dẫn và có khả năng thăng tiến cao. Cử nhân Luật kinh tế có thể đảm nhận các vị trí như:
– Chuyên gia tư vấn pháp lý, phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề phát sinh trong kinh doanh, các hoạt động kinh doanh và đảm bảo các hoạt động của tổ chức đúng chủ trương, chính sách của nhà nước và các công ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực kinh tế
– Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề luật sư
– Chuyên viên tư vấn pháp luật, chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp
– Nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế.
3. Học ngành Luật Kinh tế ra làm việc ở đâu?
Với các công việc trên, bạn có thể khẳng định năng lực của mình tại:
– Các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội
– Cơ quan nhà nước các cấp
– Hệ thống tòa án nhân dân, các trung tâm trọng tài thương mại và các đơn vị cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý
– Các viện nghiên cứu, đơn vị giáo dục
Cảm ơn các bạn đã xem và đón đọc!