Ngành kỹ thuật cơ khí: Học gì, học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp
Trong thời kỳ công nghiệp hóa ngày nay, kỹ thuật cơ khí là một trong những ngành then chốt trong sự phát triển kinh tế – xã hội. Với chương trình ngành cơ khí đa dạng, cơ hội nghiên cứu lẫn thực hành thú vị và tiềm năng việc làm sau tốt nghiệp lớn, ngành học này đã trở nên “hot” và thu hút nhiều bạn trẻ yêu thích máy móc và đam mê động cơ theo học. Cùng tìm hiểu về ngành kỹ thuật cơ khí qua bài viết sau đây của Hotcourses Vietnam nhé!
Ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí là gì?
Kỹ thuật cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên tắc vật lý để tạo ra các loại máy móc hay thiết bị hữu dụng. Cơ khí áp dụng các nguyên lý nhiệt động lực học, định luật bảo toàn khối lượng và năng lượng để phân tích các hệ vật lý tĩnh và động,… nhằm phục vụ cho công tác thiết kế các phương tiện giao thông, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ gia dụng, máy móc và thiết bị, dây chuyền sản xuất. Ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí góp phần phát triển tối đa tư duy hệ thống trong thiết kế và phát triển sản phẩm để tạo ra những sản phẩm mới với tính năng vượt trội hơn.
Kỹ thuật cơ khí: Học gì?
Sinh viên ngành kỹ thuật cơ khí được trang bị kiến thức cơ sở về Chế tạo cơ như: gia công, thiết kế, chế tạo và thử nghiệm các sản phẩm cơ khí, khả năng vận hành, lắp ráp, bảo trì các thiết bị, hệ thống cơ khí và giải quyết những vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị trong quy trình sản xuất. Chương trình học nhấn mạnh việc tích hợp lý thuyết với thực hành, bao gồm đào tạo đọc và vẽ kỹ thuật, công nghệ CAD/CAM/CNC/CAE, giao diện robot,…
Bên cạnh đó, một số môn học chuyên ngành tiêu biểu trong chương trình đào tạo ngành kỹ thuật cơ khí như sau:
-
Kỹ thuật cơ khí
-
Cơ khí
-
Điện
-
Điện tử kỹ thuật
-
Công nghệ thông tin
-
Cơ khí hóa
-
Kỹ thuật xây dựng
Trong quá trình học, sinh viên được yêu cầu tham gia thực tập tại nhà máy, xưởng sản xuất, công ty cơ khí để có cái nhìn thực tế về ngành này cùng cơ hội “người thật việc thật” và hoàn thành chương trình học.
>> >> Du học ngành kỹ thuật: Học gì, Học ở đâu và Cơ hội nghề nghiệp
Học ngành kỹ thuật cơ khí ở đâu?
Hiện nay tại Việt Nam, ngành kỹ thuật cơ khí được đào tạo ở nhiều trường đại học, học viện, cao đẳng kỹ thuật và trung cấp chuyên nghiệp nằm rải rác trên cả nước. Các trường đại học trọng điểm quốc gia chuyên sâu đào tạo ngành cơ khí bao gồm: Đại học Bách khoa Hà Nội – Đà Nẵng – Hồ Chí Minh, Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn, Đại học Cần Thơ, Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên,…
Đặc biệt, với mong muốn du học ngành cơ khí để tiếp cận những công nghệ tiên tiến tại những nước phát triển nhất thì bạn có thể tham khảo một số trường đại học uy tín do Hotcourses Vietnam gợi ý sau đây:
Canada
Úc
Singapore
Mỹ
Anh Quốc
Nhìn chung, có hai chương trình bằng cấp chính trong ngành kỹ thuật cơ khí tại các trường đại học trong và ngoài nước: Cử nhân và Thạc sĩ. Thời gian học dao động từ 2 – 5 năm bao gồm cả khóa thực tập. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về du học ngành kỹ thuật cơ khí ở các nước tiên tiến khác trên thế giới, các chuyên gia du học IDP giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Những điều bạn cần lưu ý khi chọn học ngành kỹ thuật cơ khí
Đam mê tạo ra sản phẩm tốt hơn
Ngành kỹ thuật cơ khí không những đòi hỏi ở bạn tính tỉ mỉ, cẩn thận mà còn rất cần có khả năng sáng tạo và lối suy nghĩ bứt phá. Bên cạnh việc sử dụng những máy móc sẵn có, việc chế tạo ra một thứ mới mẻ hoặc cải tiến những quy trình/ sản phẩm cũ chắc chắn sẽ đem đến điểm cộng lớn cho quá trình nghiên cứu và làm việc của bản thân.
Có năng lực trong các môn tự nhiên (Toán – Lý – Hóa)
Có nhiều yêu cầu đầu vào cho ngành kỹ thuật cơ khí tùy vào định hướng chuyên môn, nhưng đều có điểm chung là đòi hỏi người học có nền tảng tốt về toán, vật lý, và có thể là cả hóa học trong một số lĩnh vực. Kỹ thuật cơ khí là một ngành Vật lý ứng dụng, nên người học không nên chỉ thuộc lòng các công thức mà còn phải hiểu rõ nguyên lý vận hành đằng sau nó. Học kỹ thuật cơ khí đòi hỏi con mắt đánh giá và nhìn nhận các yếu tố trong thế giới vật lý thực. Bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn nếu không chỉ giỏi về kiến thức toán và vật lý mà còn đam mê giải quyết các vấn đề bằng cách vận dụng chúng vào công việc thực tế.
Chọn lĩnh vực chuyên môn phù hợp
Khi chọn theo đuổi ngành học này, bạn sẽ phải chọn một chuyên môn để tập trung trau dồi và phát triển. Trong những năm học cơ sở ngành và làm quen với nền tảng kiến thức cơ khí, bạn cần cân nhắc về việc chọn chuyên ngành và hướng đi phù hợp càng sớm càng tốt. Bạn có thể tìm đến giáo viên và anh chị đi trước để xin lời khuyên. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và thật sự có lợi cho con đường thăng tiến trong công việc tương lai.
Tốt nghiệp ngành kỹ thuật cơ khí ra trường làm gì?
Sinh viên mới ra trường có đủ trình độ văn hóa, kỹ thuật và năng lực thực hành sẽ có nhiều cơ hội phát triển với các vị trí như:
-
Kỹ sư cơ khí: thiết kế, vận hành hệ thống phần cứng và phần mềm
-
Chuyên viên điều khiển máy móc, thiết bị
-
Chuyên viên tư vấn kỹ thuật
-
Kinh doanh thuộc lĩnh vực cơ khí
Nếu gắn bó với nghề lâu, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên những chức vụ cao hơn như trưởng bộ phận kỹ thuật, quản lý, giám đốc kỹ thuật,… tại các công ty, doanh nghiệp liên quan đến cơ khí, điện tử.
>> 10 ngành học cho những ai đang băn khoăn trong việc chọn ngành