Ngành kinh doanh quốc tế: Học gì, học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp
Chỉ cần nghe qua khái niệm “kinh doanh quốc tế” là đã thấy có nét gì đó hấp dẫn và mới lạ, chủ yếu nằm ở chữ “quốc tế”. Vậy thì kinh doanh quốc tế là gì và có thực sự lý thú như tên gọi không? Cùng Hotcourses Vietnam tìm hiểu bạn nhé.
Ngành kinh doanh quốc tế là gì?
Ngành Kinh doanh quốc tế (International business) bao gồm toàn bộ các hoạt động trao đổi, giao dịch thương mại như chuyển giao hàng hóa, dịch vụ, tài nguyên, con người, ý tưởng và công nghệ giữa các quốc gia. Đúng như tên gọi, ngành kinh doanh quốc tế mang tính chất toàn cầu và hội nhập rất cao.
Ngành kinh doanh quốc tế học gì?
Ngành kinh doanh quốc tế cung cấp cho sinh viên kiến thức từ cơ bản về kinh doanh là gì cho đến chuyên sâu trong hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia, chẳng hạn như:
-
Những nguyên tắc về quản trị đa văn hóa
-
Nguyên tắc cơ bản về tài chính
-
Quản trị Logistic và xuất nhập khẩu
-
Phân tích chiến thuật và hoạch định chiến lược kinh doanh quốc tế
-
Đầu tư quốc tế và phát triển kinh tế
-
Luật kinh doanh quốc tế
-
Marketing quốc tế
-
Thương mại điện tử
-
Thanh toán quốc tế
Một số hình thức hoạt động trong kinh doanh quốc tế phải kể đến như:
-
Sự luân chuyển hàng hóa giữa các quốc gia (xuất khẩu, nhập khẩu, thương mại)
-
Thỏa thuận hợp đồng cho phép các công ty nước ngoài sử dụng sản phẩm, dịch vụ và quy trình từ các quốc gia khác (cấp phép, nhượng quyền thương mại)
-
Sự hình thành và hoạt động của các cơ sở bán hàng, sản xuất, nghiên cứu và phát triển và phân phối ở thị trường nước ngoài
Bên cạnh đó, ngành này còn giúp sinh viên phát triển kỹ năng thực hành như học cách phát triển kinh doanh thị trường quốc tế thông qua ứng dụng các kênh thương mại điện tử, những kiến thức về đa văn hóa, trau dồi ngoại ngữ thành thạo…
Sự khác nhau giữa kinh doanh quốc tế và kinh tế quốc tế
Đối với ngành kinh doanh quốc tế:
-
Ngành kinh doanh quốc tế thuộc khối ngành quản trị. Ngành này đi sâu vào hoạch định, triển khai các hoạt động kinh doanh và đầu tư quốc tế của doanh nghiệp
-
Chuyên về quản lý các chuỗi cung ứng, làm việc trong ngành Logistics, xuất nhập khẩu như các nghiệp vụ vận tải (đường sắt, đường biển, đường hàng không), bảo hiểm hàng hoá…
-
Quản lý tại các doanh nghiệp hoặc những lĩnh vực trong doanh nghiệp bao gồm: marketing, quản trị nguồn nhân lực (nhân sự), quản trị bán hàng, thực hiện các nghiệp vụ tài chính trong công ty, doanh nghiệp (tỷ giá hối đoái, thanh toán quốc tế)
Đối với ngành Kinh tế quốc tế:
-
Kinh tế quốc tế có tính chất vĩ mô hơn, tập trung vào hai lĩnh vực quan trọng là thương mại và tài chính quốc tế
-
Kinh tế quốc tế chuyên về lý luận quan hệ kinh tế quốc tế, phân tích và hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại, đặc điểm phát triển kinh tế thế giới và những vấn đề về hội nhập kinh tế
>> Phân biệt ngành Kinh tế, Tài chính và Quản trị Kinh doanh
Học ngành kinh doanh quốc tế ở đâu?
Hiện nay đang có các trường Đại học hàng đầu tại Việt Nam đào tạo ngành này như là: Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Kinh tế – Luật – Đại học Quốc gia TP. HCM, Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng.
Ngoài ra, kinh doanh quốc tế mang tính chất đa dạng và toàn cầu, sẽ mở ra cho bạn những chân trời mới. Vậy nên, để khuyến khích bạn mở rộng tầm nhìn, tạo thêm nhiều cơ hội và nâng cao khả năng của bản thân thì Hotcourses Vietnam có gợi ý về những địa điểm du học ngành kinh doanh quốc tế sau đây mà bạn có thể cân nhắc:
Bạn lưu ý là bấm vào link “Xem [số] khóa học Kinh doanh quốc tế” để tìm hiểu thông tin cụ thể về chương trình học ở từng trường. Nếu bạn có thắc mắc về du học ngành Kinh doanh quốc tế, các chuyên gia du học IDP giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Ngành Kinh doanh quốc tế ra làm gì?
Đây là ngành học có nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp bởi ngành này đang cần nguồn nhu cầu nhân lực lớn, như là:
-
Chuyên viên nghiên cứu, hoạch định chính sách kinh doanh
-
Phân tích viên kinh doanh
-
Quản lý tài chính – nhân sự
-
Quản lý nguồn nhân lực đa văn hóa
-
Chuyên gia pháp lý về luật thương mại
-
Quản lý truyền thông, Tổ chức sự kiện & Quan hệ công chúng
-
Chuyên viên quản trị kinh doanh quốc tế
-
Chuyên viên xuất nhập khẩu, logistic
-
Chuyên viên marketing
-
Giảng viên
Môi trường làm việc cho ngành này cũng đa dạng, phong phú:
-
Các công ty kinh doanh, thương mại trong nước và quốc tế
-
Ngân hàng ngoại thương
-
Các tập đoàn đa quốc gia, các công ty cổ phần thương mại
-
Công ty xuất nhập khẩu và logistic
-
Giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng về ngành Kinh doanh quốc tế
-
Tự mở cơ sở đầu tư và kinh doanh riêng
Đối tác tư vấn du học của Hotcourses là IDP Việt Nam sẽ trực tiếp hướng dẫn bạn các bước thực hiện ước mơ du học.
Khi đăng ký tư vấn, bạn có thể chọn tư vấn online hoặc tại trung tâm ở các tỉnh/thành phố sau:
– TP Hồ Chí Minh (Q3, Q5 và Q7)
– Hà Nội (Triệu Việt Vương, Ngọc Khánh, Xuân Thủy)
– Đà Nẵng
– Cần Thơ
– Vinh
– Hải Phòng
– Nha Trang
IDP Việt Nam – một thành viên trong hệ thống giáo dục với Hotcourses Việt Nam – có hơn 50 năm kinh nghiệm tư vấn du học đến các nước lớn như Canada, Mỹ, Úc, New Zealand và Anh Quốc. Đây đồng thời là một trong những trung tâm tư vấn du học uy tín đầu tiên tại Việt Nam tư vấn du học hoàn toàn miễn phí.
Mức lương của ngành kinh doanh quốc tế
Ngành kinh doanh quốc tế có nhiều sự lựa chọn công việc khác nhau nên mức lương ở ngành này cũng có sự chênh lệch. Mức lương tùy theo bằng cấp, kinh nghiệm, vị trí chức vụ được đảm nhiệm như trợ lý, chuyên viên, trưởng phòng, quản lý, hay giám đốc và doanh nghiệp thuộc trong nước hay quốc tế, ví dụ:
-
Tại Việt Nam, đối với vị trí chuyên viên kinh doanh quốc tế có mức lương khoảng từ 8 – 12 triệu/tháng, người có kinh nghiệm lâu năm có thể lên từ 15 – 20 triệu/tháng. Còn đối với vị trí giám đốc, mức lương trung bình có thể trên 20 triệu/tháng.
-
Tại Mỹ, vị trí chuyên gia phân tích quản lý có mức lương trung bình là 97,580 USD/năm. Vị trí đại diện bán hàng trong các lĩnh vực như hóa, sinh học, công nghệ, kỹ thuật, máy móc có mức lương trung bình 99,680 USD/năm. Còn đối với giám đốc marketing với mức lương trung bình khoảng 154,470 USD/năm.
-
Tại Anh, với mức lương trung bình khoảng 59,000 USD/năm, dao động ở mức thấp nhất khoảng 38,067 USD/năm và cao nhất khoảng 91,887 USD/năm.
-
Tại Canada, với mức lương trung bình khoảng 78,699 USD/năm, dao động ở mức thấp nhất khoảng 47,000 USD/năm và cao nhất khoảng 131,000 USD/năm.
-
Tại Úc, với mức lương trung bình khoảng 81,226 USD/năm, dao động ở mức thấp nhất khoảng 71,802 USD/năm và cao nhất khoảng 103,358 USD/năm.
Tuy mức lương có sự chênh lệch, dao động khác nhau, nhưng nhìn chung ngành kinh doanh quốc tế có mức thu nhập khá cao trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Nguồn tham khảo: US Bureau of Labor Statistics