Ngành học “Kỹ thuật hệ thống công nghiệp”

Bài viết này xin giới thiệu một ngành học khá mới ở Việt Nam nằm trong xu thế phát triển chung của khoa học và kỹ thuật hiện nay: ngành “Kỹ thuật hệ thống công nghiệp (KTHTCN)” – “Industrial and System Engineering (ISE)”.

Trước hết, ta hãy xem xét một vài định nghĩa liên quan đến KTHTCN:

– “Kỹ thuật công nghiệp (KTCN)” hay “Industrial Engineering (IE)” theo Institute of Industrial Engineering (IIE) như sau: “Kỹ thuật công nghiệp là ngành học liên quan đến thiết kế, nâng cấp, và thiết lập các hệ thống tích hợp trong đó bao gồm con người, nguyên vật liệu, thông tin, thiết bị và năng lượng. Các công việc này dựa trên kiến thức và kỹ năng của toán học, vật lý và khoa học xã hội cùng với các nguyên tắc và phương pháp của thiết kế và phân tích kỹ thuật để xác định, dự báo, đánh giá kết quả mà hệ thống có thể đạt được”.

– “Kỹ thuật hệ thống công nghiệp (KTHTCN)” hay “Industrial and System Engineering (ISE)” : là một khái niệm mở rộng của KTCN theo xu thế phát triển của ngành trong đó đối tượng hệ thống tổng thể được nhấn mạnh. Theo chiều dài lịch sử, KTCN phát triển dựa trên nền tảng Quản lý khoa học (tạm dịch từ Scientific Management) vào đầu thế kỷ 20, còn KTHTCN được mở rộng từ KTCN có sự đóng góp của Vận trù học (Operation Research).  Có thể tham khảo sơ đồ sau:

Nguồn: “Introduction to Industrial and System Engineering” của tác giả Wayne C. Turner và cộng sự. Thông tin sách trên Amazon tại đây.

Qua đó ta thấy rằng đối tượng nghiên cứu của ngành IE là HỆ THỐNG. Mặc dù thuật ngữ “công nghiệp” cho ta liên tưởng đến các hệ thống sản xuất, nhưng ở đây ta cần hiểu theo nghĩa rộng nhất. Các nguyên tắc của ngành KTHTCN có thể áp dụng cho bất kỳ hệ thống nào, có thể ứng dụng cho tất cả các lĩnh vực từ nông nghiệp, y tế, ngân hàng, các tổ chức chính phủ…

Để hình dung rõ hơn vị trí của ngành KTHTCN, ta có thể tham khảo sơ đồ sau:

Nguồn: “Introduction to Industrial and System Engineering” của tác giả Wayne C. Turner và cộng sự. Thông tin sách trên Amazon tại đây.

Có thể thấy được rằng theo lịch sử phát triển, các kỹ thuật có thể được chia ra 05 ngành chính: Kỹ thuật dân dụng, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật điện, Kỹ thuật hóa học và cuối cùng là KTHTCN (tiền thân của nó là KTCN). Qua sơ đồ ta cũng có thể hình dung được nền tảng của KTHTCN dựa trên rất nhiều kiến thức về toán, đặc biệt là toán ứng dụng và xác suất thông kê, ngoài ra còn có các mảng kiến thức về khoa học máy tính, lý thuyết điểu khiển, kinh tế học và khoa học về năng suất lao động (tạm dich từ ergonomics).

Hiện trạng đào tạo:

Trong nước: Có thể nói, hiện nay việc đào tạo ngành học “Kỹ thuật hệ thống công nghiệp”  ở nước ta mới ở giai đoạn khai sinh. Hiện nay trên cả nước chưa có trường đại học nào chính thức có khoa “Kỹ thuật và hệ thống công nghiệp” đào tạo một cách bài bản. Có thể liệt kê danh sách các cơ sở đào tạo ngành này như sau:

Trường ĐH Bách Khoa Tp. HCM, ngành KTHTCN được đào tạo ở Khoa Cơ khí do bộ môn KTHTCN phụ trách từ năm 1999, xem thêm tại đây.

Trường ĐH Quốc tế Tp. HCM, có bộ môn KTHTCN được thành lập gần đây, chưa cập nhật thông tin bắt đầu hoạt động từ năm nào. Đây là link giới thiệu về bộ môn này trên trang web trường ĐH Quốc tế. Còn đây là trang chủ của bộ môn có rất nhiều bài viết hay trong ngành ISE.

Trên thế giới: Ngành học “Kỹ thuật và hệ thống công nghiệp” (tên tiếng Anh là “Industrial System Engineering”) là một chuyên ngành kỹ thuật rất phổ biến và lâu đời tại các nước phát triển và hiện là một ngành có nhu cầu nhân lực lớn. Danh sách các trường đại học có đào tạo “Industrial System Engineering” có thể xem tại đây.

(còn tiếp…)

Advertisement

Share this:

Like this:

Like

Loading…