Ngành công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin, viết tắt CNTT, (tiếng Anh: Information Technology hay là IT) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin
Chức năng và vai trò Ngành công nghệ thông tin
CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông tin. Người làm việc trong ngành này thường được gọi là dân CNTT (IT specialist) hoặc cố vấn quy trình doanh nghiệp (Business Process Consultant)
Ở Việt Nam: Khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993: Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại – chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.
Trong hệ thống giáo dục Tây phương, CNTT đã được chính thức tích hợp vào chương trình học phổ thông. Người ta đã nhanh chóng nhận ra rằng nội dung về CNTT đã có ích cho tất cả các môn học khác.
Với sự ra đời của Internet mà các kết nối băng tần rộng tới tất cả các trường học, áp dụng của kiến thức, kỹ năng và hiểu biết về CNTT trong các môn học đã trở thành hiện thực.
Một đố đặc điểm công việc của ngành công nghệ thông tin
Lập trình (thao khảo thêm trong bài giới thiệu về ngành Phát triển phần mềm): Công việc chính của lập trình viên là sử dụng những công cụ và ngôn ngữ lập trình để phân tích, thiết kế, tạo ra những phần mềm, website, trò chơi cung cấp cho thị trường. Đây là nghề đang phát triển mạnh ở nước ta và được nhiều bạn trẻ quan tâm. Các công ty phần mềm nghiên cứu, xây dựng, phát triển và cung cấp các phần mềm, các ứng dụng xây dựng website, games v.v… cho thị trường là điểm đến của các lập trình viên.
Chế tạo, lắp ráp và sửa chữa phần cứng: Những người làm trong lĩnh vực này có khả năng chế tạo, sửa chữa hay lắp ráp, lắp đặt các thiết bị, linh kiện của máy tính như ổ cứng, bo mạch, bộ vi xử lý. Các công ty sản xuất, lắp ráp và sửa chữa thiết bị phần cứng đang hứa hẹn một nền công nghiệp hùng mạnh trong tương lai.
Thiết kế giải pháp tích hợp: Công việc này đòi hỏi các chuyên gia phải am hiểu cả phần cứng và phần mềm, có khả năng thiết kế các giải pháp trọn gói cho một công ty, tổ chức về cả phần cứng lẫn phần mềm, dựa trên yêu cầu cụ thể. Họ làm nhiệm vụ tại các công ty cung cấp giải pháp tích hợp hiện đang trên đà phát triển tại Việt Nam.
Quản trị hệ thông và an ninh mạng: Ngày nay, hầu hết các công ty, doanh nghiệp, tổ chức đều có hệ thống máy vi tính kết nối mạng. Người làm công tác quản trị hệ thống và an ninh mạng có nhiệm vụ bảo đảm cho hệ thống vận hành suôn sẻ, giải quyết trục trặc khi hệ thông gặp sự cố, đảm bảo an toàn và bảo mật cho dữ liệu. Trong lĩnh vực này, bạn sẽ làm việc tại các công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng, các cơ quan, doanh nghiệp v.v…
Phẩm chất và kỹ năng cần thiết để có thể theo ngành công nghệ thông tin:
– Thông minh và có óc sáng tạo
– Khả năng làm việc dưới áp lực lớn
– Kiên trì, nhẫn nại.
– Tính chính xác trong công việc
– Ham học hỏi, trau dồi kiến thức
– Khả năng làm việc theo nhóm
– Trình độ ngoại ngữ (để tiếp cận kho tàng phong phú về CNTT từ các nguồi sách điện tử và Internet)
Và quan trọng nhất là niềm đammê với CNT
Một số địa chỉ đào tạo
Nếu bạn muốn theo học ngành CNTT, có rất nhiều địa chỉ để bạn lựa chọn: Khoa Công nghệ thông tin của trường ĐH Bách khoa Hà Nội, trường ĐH Bách khoa TP.HCM, trường ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội và TP.HCM, trường ĐH Công nghệ (ĐHQG Hà Nội) v.v…và rất nhiều trường ĐH, CĐ khác.
Bạn cũng có thể học công nghệ thông tin ở các trung tâm nổi tiếng chuyên đào tạo CNTT như HanoiCTT, SaigonCTT, công ty IPMAC, trung tâm in học Trí Việt (VnPro), trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế Aptech ở Hà Nội và TP.HCM v.v…
.Tin học có khác Công nghệ thông tin?
Đối với ngành CNTT, đã có nhiều bạn đọc gửi e-mail về thắc mắc ngành Tin học và CNTT khác nhau như thế nào, tại sao có trường đào tạo ngành Tin học, có trường đào tạo ngành CNTT? Bằng kỹ sư CNTT và bằng cử nhân CNTT khác nhau ra sao?
TS Quách Tuấn Ngọc đã trả lời cho những thắc mắc này như sau:
Về thuật ngữ, Tin học được dịch từ Informatique (tiếng Pháp) là tên chuyên ngành được phổ biến từ những năm 1970 đến 1990. Tiếng Anh thì vẫn dùng phổ biến là Computer Science.
Khoảng năm 1990, thế giới phổ biến dùng CNTT, dịch từ Information Technology.
Đến năm 2000, thế giới lại dùng là ICT (Information and Communication Technology), cho thấy sự hội tụ giữa Tin học và Viễn thông.
Hiện nay, ở Việt Nam, các trường có nơi gọi là khoa Tin học, có nơi gọi là Khoa CNTT, nhưng về nội hàm thì không khác biệt.
Các trường đại học kỹ thuật hệ 5 năm như ĐHBK thì bằng tốt nghiệp mang tên bằng kỹ sư.
Các trường khác đào tạo hệ 4 năm như ĐH Công nghệ… thì bằng tốt nghiệp gọi là bằng cử nhân.