Ngành Quản lý thể dục thể thao là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo – ReviewEdu

Bên cạnh các chuyên ngành thuộc lĩnh vực thể dục thể thao như y sinh học TDTT, huấn luyện TDTT… thì ngành quản lý thể dục thể thao cũng là một trong những chuyên ngành đóng góp nguồn nhân lực đầy tài năng, kinh nghiệm và chuyên môn giúp phát triển lĩnh vực TDTT. Bài viết sau đây xin chia sẻ một số thông tin, kiến thức một cách tổng quát nhất về ngành này đến với người đọc.

Ngành quản lý thể dục thể thao là gì?

Ngành Quản lý thể dục thể thao (tiếng Anh: Sports Management) là ngành học đào tạo sinh viên trở thành người nắm vững những kỹ năng và phương pháp quản lý Thể dục thể thao (TDTT) hiện đại. Đồng thời, họ cũng chính là những người có khả năng vận dụng những trí thức này vào thực tế tổ chức, quản lý phong trào TDTT, có năng lực đảm đương công tác quản lý hành chính, quản lý kinh doanh, giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực TDTT.

Sinh viên theo học ngành QLTDTT sẽ được đào tạo và bồi dưỡng để trở thành những người có đủ điều kiện tố chất, đạo đức có thể hoạt động trong lĩnh vực này. Đồng thời, họ cũng được trang bị những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, khoa học, về TDTT đặc biệt là quản lý trong kinh doanh, quản lý lĩnh vực TDTT trong các tổ chức và doanh nghiệp. Thông qua chương trình đào tạo, sinh viên có khả năng tự lập và làm việc hiệu quả cùng với những kỹ năng mềm, kỹ năng thực hành để phục vụ cho ngành nghề của mình sau này.

Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành

quản lý thể dục thể thao l

à gì?

Đối với ngành QLTDTT, có một số khối và tổ hợp xét tuyển. Các bạn có thể xem xét một số tổ hợp dưới đây:

  • T00: Toán học – Sinh học – Năng khiếu TDTT

  • T01: Toán – Ngữ văn – Năng khiếu TDTT

  • T03: Ngữ văn – Địa lý – Năng khiếu TDTT

  • A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh

  • B04: Toán – Sinh học – GDCD

  • D01: Toán – Ngữ văn – Tiếng Anh

Điểm chuẩn ngành

quản lý thể dục thể thao là bao nhiêu?

Năm 2022, chuyên ngành này có mức điểm chuẩn từ 15 – 27 điểm. Phổ điểm này còn tùy thuộc vào từng tiêu chí xét tuyển của từng trường. Các bạn truy cập các website tuyển sinh riêng của trường đại học để theo dõi cụ thể nhất.

Các trường nào đào tạo ngành quản lý thể dục thể thao?

Tính đến năm 2022, tại Việt Nam có nhiều trường đào tạo ngành QLTDTT. Cụ thể theo khu vực như sau: 

Khu vực miền Trung

  • Đại học Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch Thanh Hóa

  • Đại học Thể Dục Thể Thao Đà Nẵng

Khu vực miền Nam

  • Đại học Văn Hiến

  • Đại học Trà Vinh

  • Đại học Tôn Đức Thắng

  • Đại học Quản Lý & Công Nghệ TP.HCM
  • Đại học Thể dục và Thể thao TP.HCM

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Đại Nam
  • Đại học Thể Dục Thể Thao Bắc Ninh

Tại 3 miền của đất nước đều có các trường đại học đào tạo QLTDTT. Điều này thật thuận lợi để các bạn cân nhắc và lựa chọn trường phù hợp với bản thân trong tương lai.

Liệu bạn có phù hợp với ngành học

?

Để có thể theo học và thành công trong ngành QLTDTT này, các bạn có thể xem xét một số các yếu tố như:

  • Có đam mê với chuyên ngành đang theo học

  • Kỹ năng chuyên môn vững vàng

  • Sức khỏe đạt yêu cầu công việc

  • Thông minh, linh hoạt

  • Hiểu được tâm lý khách hàng, người tập đối với những người kinh doanh trong lĩnh vực TDTT riêng biệt

  • Óc tổ chức tốt

  • Khả năng thiết lập mối quan hệ và làm việc theo nhóm

Học ngành

quản lý thể dục thể thao

cần học giỏi môn gì?

Đối với các cử nhân chuyên ngành QLTDTT, các bạn cần đầu tư tối thiểu 03 môn học sau:

  • Toán: Môn học không thể thiếu trong đa số chương trình đào tạo. Môn học này sẽ giúp các bạn phát huy hết khả năng tư duy tính toán, xử lý số liệu,…

  • Tiếng Anh: Sử dụng thành thạo tiếng Anh là một trong những điểm cộng lớn đối với sinh viên theo học. Có rất nhiều tài liệu nghiên cứu chuyên ngành được viết bằng tiếng Anh. Do đó, đây là môn học cần được đầu tư bài bản.

  • Thể dục: Có thể thấy, 3 trên tổng số 6 tổ hợp xét tuyển đều có sự xuất hiện của môn năng khiếu thể dục. Nếu muốn theo học ngành này, chú trọng môn thể dục sẽ là một sự lựa chọn đúng đắn.

Cơ hội việc làm dành cho ngành

quản lý thể dục thể thao

như thế nào?

Các cử nhân chuyên ngành này có cơ hội làm việc đa dạng ở nhiều vị trí phù hợp với trình độ chuyên môn và kĩ năng tích lũy được. Họ có thể ứng tuyển vào một số vị trí như sau:

  • Chuyên viên quản lý công trình thể thao, quản lý CLB thể thao ở trường quốc tế và trường đại học

  • Chuyên viên quản lý thể thao giải trí

  • Chuyên viên quản lý, tổ chức sự kiện thể thao

  • Chuyên viên nghiên cứu thị trường thể thao

  • Chuyên viên quản lý thể thao chuyên nghiệp

  • Chuyên viên quản lý công trình thể thao tại resort

  • Người đại diện thể thao

  • Chuyên viên đàm phán tài trợ

  • Giám đốc kinh doanh thể thao

  • Chuyên viên marketing thể thao

  • Chuyên viên quản lý phòng GYM

  • Chuyên viên quản lý du lịch thể thao, quản lý khu thể thao ở khách sạn và Resort

Mức lương dành cho người làm ngành

quản lý thể dục thể thao

là bao nhiêu?

Mức thu nhập của những người làm trong ngành QLTDTT được chia ra làm nhiều loại. Nhìn chung, họ sẽ có mức thu nhập trung bình từ 7 triệu VNĐ/tháng nếu làm trong các tổ chức doanh nghiệp, công ty. Đối với các cá nhân ở vị trí quản lý, mức thu nhập họ có thể đạt được là trên 10 triệu VNĐ/tháng. Cuối cùng, đối với các cá nhân tự mở các cơ sở, loại hình kinh doanh TDTT, thì mức thu nhập có thể sẽ cao hơn nhiều.

Kết luận

Có thể nhận định rằng, ngành quản lý thể dục thể thao là một ngành học đem lại tiềm năng, cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên trong tương lai. Nếu bạn có đam mê theo học, hãy tự tin thử sức mình vì đây sẽ là ngành học đem lại cho bạn nhiều trải nghiệm mới mẻ trong suốt thời gian theo học cũng như sau khi đi làm.

Đánh giá bài viết