Ngành Kỹ thuật điện: Học gì, học ở đâu, và cơ hội nghề nghiệp
Điện năng là một phần tất yếu của cuộc sống hiện đại. Vì vậy, các lĩnh vực liên quan đến công nghệ kỹ thuật điện – điện tử luôn luôn được đẩy mạnh phát triển. Đây là lý do mà ngành kỹ thuật điện là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của các sinh viên yêu thích kỹ thuật và điện tử. Vậy ngành kỹ thuật điện là gì? Học kỹ thuật điện ra làm gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về ngành kỹ thuật điện trong bài viết dưới đây.
Ngành kỹ thuật điện – điện tử là gì?
Nhìn chung, ngành kỹ thuật điện – điện tử có nhiều nét tương đồng.
Ngành kỹ thuật điện (Electrical Engineering) là chuyên ngành chủ yếu tập trung đến việc sản xuất và phân phối năng lượng điện trên quy mô vĩ mô, ví dụ như truyền tải năng lượng và điều khiển motor. Với đặc điểm này, ngành kỹ thuật điện có nhiều đặc điểm tương tương với ngành kỹ thuật cơ khí và dân dụng.
Trong khi đó, ngành kỹ thuật điện tử (Electronics Engineering) cũng là lĩnh vực nghiên cứu điện nhưng ở quy mô vi mô, chủ yếu tập trung vào các mạch điện tử nhỏ. Với ngành kỹ sư điện tử, sinh viên được tiếp cận với kiến thức chuyên môn về các mạch được sử dụng trong máy tính cũng như các công nghệ hiện đại khác, do vậy ngành kỹ thuật điện tử thường được giảng dạy cùng với khoa học máy tính.
Ngành kỹ thuật điện học gì?
Mục tiêu của chương trình cử nhân ngành kỹ thuật điện là cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng về các lĩnh vực liên quan đến thiết kế, chế tạo trong phạm vi rộng của ngành công nghệ kỹ thuật điện – điện tử cùng khả năng tự học để thích ứng với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ.
Cử nhân của ngành kỹ thuật điện có khả năng thực hành, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến lĩnh vực thiết kế điện, thiết bị điện, xây lắp máy, xây lắp điện, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện gió, điện mặt trời.
Sau đây là một số môn học tiêu biểu trong chương trình đào tạo của ngành kỹ thuật điện:
-
Xác suất thống kê
-
Lý thuyết mạch điện
-
Hệ thống cung cấp điện
-
Các nguồn năng lượng tái tạo
-
Máy điện trong thiết bị tự động và điều khiển
-
Điều khiển logic và PLC
-
Nhà máy điện và trạm biến áp
-
Hệ thống BMS cho tòa nhà
-
Kỹ thuật điện cao áp
-
Chiếu sáng công nghiệp và dân dụng
Vì sao nên học ngành kỹ thuật điện?
Với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, kỹ thuật điện đã trở thành lĩnh vực cốt lõi cho sự phát triển của các quốc gia. Ngành kỹ thuật điện đem đến cho bạn những giá trị sau:
-
Kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ liên quan đến điện:
Ngành kỹ thuật điện cung cấp cho bạn đầy đủ các kiến thức từ nền tảng đến nâng cao về điện ở mức độ vĩ mô, cũng như các kỹ năng cần thiết giúp sinh viên có đủ năng lực hành nghề, giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật điện sau khi tốt nghiệp.
-
Khả năng học hỏi và thích ứng nhanh với kỹ thuật, công nghệ:
Ngày nay, khả năng thích ứng nhanh chóng với sự biến đổi không ngừng của thế giới khoa học, công nghệ là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng. Chương trình đào tạo của ngành kỹ thuật điện sẽ trang bị cho bạn kỹ năng này một cách toàn diện.
-
Cơ hội việc làm rộng mở:
Với sự thiết yếu của điện năng trong đời sống, nhu cầu cho nguồn nhân lực có thể thực hành các nghiệp vụ liên quan đến điện là vô cùng lớn. Vì vậy nên cơ hội việc làm cho các cử nhân ngành kỹ thuật điện là vô cùng tiềm năng và rộng mở.
Bạn có phù hợp với ngành kỹ thuật điện?
Kỹ thuật điện là một ngành học đặc thù đòi hỏi những yêu cầu nhất định từ người học. Nếu bạn có niềm yêu thích đối với kỹ thuật điện thì hãy cùng tìm hiểu những yêu cầu thiết để theo học ngành này nhé.
Có nền tảng kiến thức vững chắc về các môn khoa học
Chương trình đào tạo của ngành kỹ thuật điện liên quan mật thiết đến các môn khoa học, đặc biệt là toán học và vật lý. Vì vậy nếu muốn theo học ngành này, sinh viên cần trang bị cho mình nền tảng kiến thức cơ bản về các môn khoa học ngay từ bậc trung học phổ thông.
Khả năng làm việc với vi mạch điện tử
Đây là kỹ năng bắt buộc phải có đối với mọi sinh viên ngành kỹ thuật điện. Làm việc với vi mạch điện tử liên quan đến việc phân tích, xác định vị trí lỗi và sửa chữa thông qua việc sử dụng thiết bị đo lường và chẩn đoán. Biết cách phân tích, tiếp cận và sửa chữa các vi mạch điện tử chính là là yếu tố then chốt của ngành này.
Khả năng lập trình
Khả năng lập trình và mã hóa trong lĩnh vực kỹ thuật điện là thiết yếu, đặc biệt khi làm việc với các hệ thống nhúng cấp thấp hoặc khi phân tích dữ liệu. Java, C, C ++ và Basic là những ngôn ngữ lập trình phổ biến và hữu ích nhất trong lĩnh vực này.
Học ngành kỹ thuật điện ở đâu?
Có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành kỹ thuật điện ở cả trong và ngoài nước. Tại Việt Nam, sinh viên muốn theo học ngành kỹ thuật điện có thể tham khảo một số trường đại học nổi bật sau: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Mỏ – Địa chất, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Đại học Bách khoa TP HCM, Đại học Công nghệ TP HCM.
Nếu bạn mong muốn du học ngành kỹ thuật điện, tham khảo danh sách một số trường đại học & khóa học uy tín đào tạo trên thế giới:
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc chọn trường và khoá học phù hợp, hãy liên hệ với trung tâm tư vấn du học IDP để được tư vấn và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.
Sinh viên ngành kỹ thuật điện làm gì khi ra trường?
Cơ hội nghề nghiệp cho các cử nhân ngành kỹ thuật điện là vô cùng đa dạng. Sau đây là những vị trí tiêu biểu mà sinh viên ngành kỹ thuật điện có thể đảm nhận sau khi ra trường.
Kỹ sư điện
Với lựa chọn trở thành kỹ sư điện, sinh viên có thể làm việc với các vị trí sau:
-
Kỹ sư nghiên cứu, thiết kế, vận hành tại các tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực Thiết bị điện – Hệ thống điện.
-
Kỹ sư thiết kế tại các công ty tư nhân và doanh nghiệp nhà nước về lĩnh vực thiết kế điện, thiết bị điện, xây lắp máy, xây lắp điện, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện gió, điện mặt trời.
Công tác tư vấn liên quan đến điện
Với kiến thức chuyên sâu về điện năng và kỹ thuật điện, sinh viên sau khi ra trường có thể trở thành cán bộ tại các công ty tư vấn thiết kế điện, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện gió, điện mặt trời và các doanh nghiệp nhà nước phụ trách quy chuẩn an toàn điện thuộc Bộ Công thương, Bộ Xây dựng.
Công tác nghiên cứu ở các trường học, trung tâm, viện nghiên cứu
Một lựa chọn khác cho sinh viên ngành kỹ thuật điện là công tác tại các trường học, trung tâm, viện nghiên cứu về kỹ thuật điện sau khi ra trường. Công việc này phù hợp cho những ai có niềm đam mê với chuyên ngành, đồng thời yêu thích việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho mọi người.
> Các khoá học ngành Kỹ thuật điện trên thế giới