​Ngành Kinh tế quốc tế là gì? Học những gì?

Bối cảnh toàn cầu hóa mở ra nhiều cơ hội mới cho các quốc gia trên nhiều lĩnh vực kéo theo sự ra đời của những ngành học mới. Theo đó, Kinh tế quốc tế là một trong những ngành học đón đầu xu hướng. Nhiều thí sinh cũng bắt đầu quan tâm, tìm hiểu ngành

Kinh tế quốc tế là gì? Học những gì?

để cân nhắc lựa chọn. 

 

Ngành Kinh tế quốc tế là gì?

 

Để hiểu về cơ hội nghề nghiệp, kiến thức, kỹ năng, cơ sở đào tạo,… của ngành Kinh tế quốc tế, trước hết, các thí sinh cần nắm rõ khái niệm về ngành học này. 
Kinh tế quốc tế là một lĩnh vực thuộc khối khoa học và kinh tế học nhưng đi sâu vào nghiên cứu sự liên kết, phụ thuộc giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ. Lĩnh vực này khá năng động và mang tính mở rộng toàn cầu về các chiến thuật, kế hoạch của hoạt động kinh doanh. 

 


Kinh tế quốc tế là gì? Học những gì? là câu hỏi được nhiều thí sinh quan tâm trong những năm gần đây

Kinh tế quốc tế là gì? Học những gì? là câu hỏi được nhiều thí sinh quan tâm trong những năm gần đây

Có thể hiểu đơn giản, Kinh tế quốc tế (International Economics) là một ngành học nghiên cứu sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia, bao gồm các hoạt động giao dịch, mua bán của các quốc gia hay các tổ chức kinh tế của nước này với nước khác. Thông qua đó, các nước thỏa thuận đi đến một mục tiêu chung, lợi ích chung về kinh tế.
Để đảm bảo có thể thành công trong lĩnh vực này, đòi hỏi phải có sự đam mê, niềm yêu thích và am hiểu về kinh tế, hoạt động kinh doanh quốc tế; nhanh nhạy và có khả năng nắm bắt thông tin quốc tế chính xác; tháo vát, năng động, có trách nhiệm cao, đặc biệt là những kỹ năng cần thiết như thuyết phục, đàm phán, ngoại ngữ, giao tiếp,…

 

Ngành Kinh tế quốc tế học những gì?

 

Hiện nay, ở Việt Nam, nhiều trường đại học đã đưa ngành học này vào đào tạo, có thể kể đến như trường Đại học Kinh tế quốc dân (Hà Nội), Đại học Kinh tế (ĐHQG-HN), Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF),… với chương trình đào tạo được cập nhật liên tục, phù hợp với thực tiễn vận động của nền kinh tế trong nước và thế giới. 
Sinh viên ngành này sẽ được đào tạo kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh, các vấn đề tổng quan và chuyên sâu về thương mại quốc tế, các chính sách kinh tế đối ngoại hiện nay liên quan đến vấn đề chống bán phá giá, tranh chấp trong thương mại quốc tế, những vấn đề về hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế tại Việt Nam,… Bên cạnh đó còn được trang bị các kỹ năng giao tiếp và đàm phán quốc tế, các nghiệp vụ về thanh toán quốc tế, bảo hiểm ngoại thương, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài,…
Các môn học chuyên ngành tiêu biểu như: Thương mại quốc tế; Đầu tư quốc tế; Tài chính quốc tế; Quản trị quốc tế; Quản trị đa văn hóa và xuyên quốc gia; Kinh doanh quốc tế,…
Riêng tại UEF, sinh viên được học tập trong môi trường song ngữ, quốc tế hiện đại với thời lượng 50% bằng tiếng Anh. Điều này là một điểm cộng rất lớn trong việc phát triển năng lực ngoại ngữ cho sinh viên. Môi trường hoạt động sôi nổi từ các câu lạc thuộc nhiều lĩnh vực như học thuật, thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ,… đến các workshop, tọa đàm, cuộc thi chuyên môn giúp sinh viên có khả năng tiếp thu kiến thức tốt theo cả 2 chiều hướng chủ động và thụ động. Ngoài ra, chính những không gian này sẽ rèn luyện cho các bạn những kỹ năng cần thiết trong công việc như làm việc nhóm, làm việc độc lập, tư duy phản biện, nói trước đám đông,…
Bên cạnh đó, môi trường học tập gắn kết cùng doanh nghiệp bằng các chuyến tham quan, thực tập, kiến tập thực tế tại trụ sở công ty giúp sinh viên tiếp cận trực tiếp quy trình làm việc chuyên nghiệp, tiếp xúc gần gũi cùng các chuyên gia đầu ngành. Từ đó tích lũy thêm kinh nghiệm để cọ xát cùng nghề nghiệp sau tốt nghiệp.
Những thông tin trong bài viết trên đây đã làm rõ vấn đề ngành Kinh tế quốc tế là gì? Học những gì? Thí sinh đang tìm hiểu và có mong muốn theo đuổi ngành học này đã có thêm tư liệu cần thiết. Hi vọng các bạn sẽ đưa ra được quyết định phù hợp với năng lực của bản thân.

 

Quy Nguyễn