Ngành Giáo Dục Mầm Non Là Gì? Tính Chất & Giới Thiệu
Ngành giáo dục mầm non là gì? Những công việc của một giáo viên mầm non là gì? Cùng Mighty Math khám phá về ngành này trong bài viết sau đây!
Giáo dục mầm non là ngành học đang rất “hot” trong nhiều năm trở lại đây và được các bạn trẻ đặc biệt yêu thích. Đây là một trong những ngành học mang đến nhiều cơ hội việc làm cho các sinh viên sau khi ra trường. Tuy nhiên có không ít người vẫn chưa thực sự biết được ngành giáo dục mầm non là gì? Khi trở thành một giáo viên mầm non sẽ làm gì? Trong nội dung bài viết dưới đây Mighty Math sẽ cùng các bạn tìm hiểu để trả lời các thắc mắc này nhé.
1. Ngành Giáo Dục Mầm Non Là Gì?
Ngành giáo dục mầm non hay còn gọi ngành sư phạm mầm non là ngành làm công việc chăm sóc, nuôi dưỡng và dạy dỗ các bé ở độ tuổi mầm non dưới 6 tuổi. Đây là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục có vai trò tạo nền móng cho sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, trí tuệ và hình thành nhân sách sau này.
Giáo viên mầm non bên cạnh trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng còn phải là những người yêu thương trẻ, thấu hiểu được tâm lý của trẻ ở độ tuổi mầm non. Kỹ năng sư phạm bắt buộc phải có của một giáo viên mầm non cần biết hát, múa, đọc truyện, làm đồ chơi, tổ chức các trò chơi, sự kiện,…
2. Tính chất của ngành giáo dục mầm non
Tính chất của ngành giáo dục mầm non là gì? Giáo dục mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển năng lực và hình thành nhân cách của trẻ. Giai đoạn mầm non được xem là “giai đoạn vàng” để tạo nền móng cho trẻ những kỹ năng cần thiết chuẩn bị cho những cấp học tiếp theo.
Ngành học này hướng tới việc chăm sóc, định hướng và giáo dục độ tuổi trẻ từ 3 tháng đến dưới 6 tuổi. Ngành chú trọng vào vấn đề đào tạo và nâng cao cho giáo viên mầm non những kiến thức tâm lý và kỹ năng chăm sóc trẻ nhỏ. Mục đích để giáo viên kịp thời nắm bắt tính tình, hiểu được tâm tư, tình cảm của trẻ thông qua các hành động cũng như thái độ của trẻ.
Bên cạnh đó ngành còn trang bị cho giáo viên các nghiệp vụ sư phạm cơ bản các kỹ năng cần có như hát, múa, vẽ…để có thể thiết kế bài giảng được hấp dẫn thu hút trẻ.
3. Các hoạt động chủ yếu của ngành giáo dục mầm non
Những hoạt động chủ yếu của ngành giáo viên mầm non là gì? Đây chắc chắn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Các giáo viên mầm non sẽ thực hiện các hoạt động hàng ngày gồm:
- Mỗi buổi sáng hàng ngày giáo viên sẽ đón các bé từ tay các bậc phụ huynh, điều quan trọng là giáo viên luôn giữ thái độ vui vẻ, cởi mở với nụ cười niềm nở để tạo cho trẻ cảm giác an toàn, thân thiện.
- Thiết kế bài giảng theo chương trình học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và giảng dạy theo giáo án đã soạn.
- Thực hiện các công việc như lau dọn, kê bàn ghế ngăn nắp, trang trí lớp học đảm bảo không gian học tập sạch sẽ, gọn gàng và an toàn cho trẻ.
- Hướng dẫn trẻ mầm non sinh hoạt theo nề nếp, dạy các bé tập thể dục và các kỹ năng cần thiết
- Cho các bé ăn, ngủ, múa hát, vui chơi, tham gia các hoạt động tập thể…
- Cuối ngày giáo viên sẽ trả trẻ lại cho phụ huynh.
Công việc của giáo viên mầm non không hề nhàn hạ và dễ dàng như nhiều người vẫn nghĩ. Đó là tổng hợp nhiều công việc mà không phả ai cũng có thể làm được.
4. Cơ hội việc làm của ngành giáo dục mầm non
Những sinh viên theo học ngành giáo dục mầm non tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp sẽ có nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường. Lý do vì hiện nay bên cạnh các trường mầm non công lập còn có rất nhiều các trường mầm non tư thục được thành lập. Do đó sinh viên tốt nghiệp sẽ có nhiều sự lựa chọn về công việc.
Số lượng trẻ em ở độ tuổi mầm non có xu hướng ngày càng tăng cao đặc biệt là tại các thành phố lớn. Vì vậy ở những nơi này các trường mầm non cũng nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu học của trẻ. Ngoài ra hiện nay các trường mầm non quốc tế đang được nhiều bậc phụ huynh ưa chuộng để cho con theo học. Đây chính là những cơ hội làm việc rộng mở với điều kiện môi trường chuyên nghiệp cùng chế độ đãi ngộ tốt, mức lương cao.
5. Nhưng lưu ý khi theo học ngành giáo dục mầm non
Khi theo học ngành giáo dục mầm non cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Giáo viên mầm non cần trang bị các kiến thức chuyên môn về toán học, văn học, xã hội học có nội dung các môn học được nghiên cứu kỹ để phù hợp với đối tượng mầm non. Bên cạnh đó giáo viên mầm non cần phải có kỹ năng hát, múa, vẽ và hiểu tâm lý trẻ.
- Nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng giảng dạy là yếu tố không thể thiếu được đối với một giáo viên mầm non. Giáo viên phải biết cách xây dựng bài giảng, kế hoạch giảng dạy, tổ chức các hoạt động vui chơi, ca hát và học tập để trẻ phát triển toàn diện.
- Một yếu tố đặc biệt quan trọng đó chính là đạo đức của giáo viên, tinh thần trách nhiệm, tình yêu với nghề, yêu trẻ và nhiệt huyết với sự nghiệp giảng dạy.
Trên đây là giới thiệu về ngành giáo dục mầm non hy vọng qua bài viết đã giúp các bạn giải đáp được các thắc mắc của mình về ngành này. Đây là một ngành quan trọng và mang tới cho người học nhiều cơ hội nghề nghiệp ở hiện tại và trong tương lai. Vì vậy nếu bạn yêu thích ngành nghề này hãy không ngừng học tập và nâng cao trình độ để tìm kiếm cho mình công việc như ý.