Ngành Công nghệ sinh học là gì? Ra trường làm gì?
Vậy ngành Công nghệ sinh học là gì?
Công nghệ sinh học là lĩnh vực kết hợp công nghệ, quy trình kỹ thuật hiện đại cùng nền tảng khoa học trong sinh học (vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật) nhằm sản xuất và tạo ra các sản phẩm sinh học chất lượng cao.
Trong nông nghiệp, công nghệ sinh học được nghiên cứu để ứng dụng trong việc ứng dụng công nghệ vi sinh nhằm cải thiện hệ thống tiêu hóa, nâng cao năng suất vật nuôi; hay phát triển các giống cây trồng biến đổi gen, tăng sức đề kháng của cây đối với sâu bệnh và cỏ dại,… góp phần mang đến cơ hội tiếp cận nguồn thực phẩm phong phú, bổ dưỡng và thu nhập cao hơn cho người dân cũng như bảo vệ môi trường đất và nước nhờ việc giảm sử dụng thuốc trừ sâu và các chất hóa học.
Phát triển giống cây trồng biến đổi gen là một trong những ứng dụng của công nghệ sinh học trong nông nghiệp.
Trong dược học, việc nghiên cứu, chủ động sản xuất vắc-xin giúp tăng cường khả năng miễn dịch của con người chống lại các tác nhân gây bệnh nguy hiểm như SARS, cúm gia cầm, virus viêm gan…, hay các chế phẩm sinh học hỗ trợ điều trị bệnh chính là những thành tựu của công nghệ sinh học trong lĩnh vực dược học. Nổi bật nhất là các loại dược phẩm có nguồn gốc từ dược liệu thiên nhiên trong nước như cao dây thìa canh giúp kiểm soát đái tháo đường, chiết xuất hạt cần tây trong hỗ trợ điều trị bệnh gút, tỏi đen với công dụng giảm cholesterol và mỡ máu…
Không những vậy, công nghệ sinh học còn được ứng dụng trong lĩnh vực y học nhằm hỗ trợ trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý, chẳng hạn như nghiên cứu và phát triển các kỹ thuật xét nghiệm hệ gen trong cơ thể con người giúp chẩn đoán sớm và tư vấn về bệnh di truyền trước sinh, hay kết hợp với nghiên cứu công nghệ tế bào gốc và các ứng dụng trong dược học nhằm hỗ trợ hiệu quả trong điều trị ung thư, giảm chi phí và kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân.
Theo Global Market Insights, trong giai đoạn từ nay đến 2025, ngành công nghệ sinh học trên thế giới được dự báo sẽ có mức tăng trưởng khá cao, trong đó khu vực châu Á – Thái Bình Dương đóng vai trò dẫn đầu quốc tế với mức tăng cao nhất là 9%, tập trung ứng dụng vào 3 lĩnh vực chính giúp cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống con người là nông nghiệp, dược học và y học.
Tại Việt Nam, ngành công nghệ sinh học nằm trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ từ nay đến 2030 của Bộ Khoa học và Công nghệ với hơn 500 doanh nghiệp và trung tâm nghiên cứu đang hoạt động. Do đó, thị trường lao động trong lĩnh vực công nghệ sinh học được nhận định là có tiềm năng phát triển rất lớn cả trong nước và quốc tế.
Học Công nghệ sinh học tại USTH có gì đặc biệt?
Chương trình đào tạo được kiểm định đạt chuẩn quốc tế
Tại USTH, sinh viên sẽ được học lý thuyết kết hợp chặt chẽ với thực hành. Đối với các môn chuyên ngành, thời lượng thực hành chiếm từ 20-70% tổng thời lượng môn học sẽ giúp các sinh viên vận dụng kiến thức được học vào thực tiễn và rèn luyện các kỹ năng làm việc trong phòng thí nghiệm hiện đại đạt chuẩn quốc tế.
Bên cạnh chương trình được đào tạo 100% bằng tiếng Anh, sinh viên được cung các kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, kinh nghiệm thực tế thông qua các seminar khoa học, các khóa thực tập trong ngành công nghiệp, các cơ quan chính phủ, phi chính phủ NGOs và các viện nghiên cứu, giúp các sinh viên có lợi thế cạnh tranh trong thị trường lao động trong nước và quốc tế.
Chương trình đào tạo chuẩn quốc tế với nhiều giờ thực hành sẽ giúp sinh viên USTH có nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động.
Ngoài ra, đây là một trong những ngành có số lượng sinh viên đi thực tập tốt nghiệp nước ngoài cao nhất USTH. Trong vòng 5 năm trở lại đây, khoảng 50%-80% sinh viên ngành công nghệ sinh học của trường đã tham gia thực tập tốt nghiệp tại Pháp, Hàn Quốc, Thái Lan, Đức, Canada,…
Triển vọng nghề nghiệp rộng mở
Sinh viên tốt nghiệp chương trình cử nhân Công nghệ sinh học nông, y, dược tại USTH có thể ứng tuyển vào các vị trí trong lĩnh vực Công nghệ sinh học như:
Công nghệ sinh học là lĩnh vực kết hợp công nghệ, quy trình kỹ thuật hiện đại cùng nền tảng khoa học trong sinh học (vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật) nhằm sản xuất và tạo ra các sản phẩm sinh học chất lượng cao.Trong nông nghiệp, công nghệ sinh học được nghiên cứu để ứng dụng trong việc ứng dụng công nghệ vi sinh nhằm cải thiện hệ thống tiêu hóa, nâng cao năng suất vật nuôi; hay phát triển các giống cây trồng biến đổi gen, tăng sức đề kháng của cây đối với sâu bệnh và cỏ dại,… góp phần mang đến cơ hội tiếp cận nguồn thực phẩm phong phú, bổ dưỡng và thu nhập cao hơn cho người dân cũng như bảo vệ môi trường đất và nước nhờ việc giảm sử dụng thuốc trừ sâu và các chất hóa học.Trong dược học, việc nghiên cứu, chủ động sản xuất vắc-xin giúp tăng cường khả năng miễn dịch của con người chống lại các tác nhân gây bệnh nguy hiểm như SARS, cúm gia cầm, virus viêm gan…, hay các chế phẩm sinh học hỗ trợ điều trị bệnh chính là những thành tựu của công nghệ sinh học trong lĩnh vực dược học. Nổi bật nhất là các loại dược phẩm có nguồn gốc từ dược liệu thiên nhiên trong nước như cao dây thìa canh giúp kiểm soát đái tháo đường, chiết xuất hạt cần tây trong hỗ trợ điều trị bệnh gút, tỏi đen với công dụng giảm cholesterol và mỡ máu…Không những vậy, công nghệ sinh học còn được ứng dụng trong lĩnh vực y học nhằm hỗ trợ trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý, chẳng hạn như nghiên cứu và phát triển các kỹ thuật xét nghiệm hệ gen trong cơ thể con người giúp chẩn đoán sớm và tư vấn về bệnh di truyền trước sinh, hay kết hợp với nghiên cứu công nghệ tế bào gốc và các ứng dụng trong dược học nhằm hỗ trợ hiệu quả trong điều trị ung thư, giảm chi phí và kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân.Theo Global Market Insights, trong giai đoạn từ nay đến 2025, ngành công nghệ sinh học trên thế giới được dự báo sẽ có mức tăng trưởng khá cao, trong đó khu vực châu Á – Thái Bình Dương đóng vai trò dẫn đầu quốc tế với mức tăng cao nhất là 9%, tập trung ứng dụng vào 3 lĩnh vực chính giúp cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống con người là nông nghiệp, dược học và y học.Tại Việt Nam, ngành công nghệ sinh học nằm trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ từ nay đến 2030 của Bộ Khoa học và Công nghệ với hơn 500 doanh nghiệp và trung tâm nghiên cứu đang hoạt động. Do đó, thị trường lao động trong lĩnh vực công nghệ sinh học được nhận định là có tiềm năng phát triển rất lớn cả trong nước và quốc tế. Chương trình cử nhân Công nghệ sinh học nông, y, dược của USTH với thời gian đào tạo 3 năm sẽ cung cấp cho sinh viên các kiến thức tổng quát về công nghệ sinh học trong 3 lĩnh vực: nông nghiệp, y học và dược học.Chương trình đào tạo được kiểm định đạt chuẩn quốc tế HCERES và được xây dựng với hỗ trợ mạnh mẽ của Liên minh hơn 40 trường đại học, tổ chức nghiên cứu Pháp – một trong những cường quốc về phát triển công nghệ sinh học trên thế giới, đặc biệt là sự hợp tác từ các trường có thế mạnh về lĩnh vực này như: Đại học tổng hợp Nice Sophia Antipolis, Đại học Aix Marseille, Đại học Montpellier, Đại học Lyon 1, Đại học Paris 7, Đại học Strasbourg,..Tại USTH, sinh viên sẽ được học lý thuyết kết hợp chặt chẽ với thực hành. Đối với các môn chuyên ngành, thời lượng thực hành chiếm từ 20-70% tổng thời lượng môn học sẽ giúp các sinh viên vận dụng kiến thức được học vào thực tiễn và rèn luyện các kỹ năng làm việc trong phòng thí nghiệm hiện đại đạt chuẩn quốc tế.Bên cạnh chương trình được đào tạo 100% bằng tiếng Anh, sinh viên được cung các kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, kinh nghiệm thực tế thông qua các seminar khoa học, các khóa thực tập trong ngành công nghiệp, các cơ quan chính phủ, phi chính phủ NGOs và các viện nghiên cứu, giúp các sinh viên có lợi thế cạnh tranh trong thị trường lao động trong nước và quốc tế.Ngoài ra, đây là một trong những ngành có số lượng sinh viên đi thực tập tốt nghiệp nước ngoài cao nhất USTH. Trong vòng 5 năm trở lại đây, khoảng 50%-80% sinh viên ngành công nghệ sinh học của trường đã tham gia thực tập tốt nghiệp tại Pháp, Hàn Quốc, Thái Lan, Đức, Canada,…Sinh viên tốt nghiệp chương trình cử nhân Công nghệ sinh học nông, y, dược tại USTH có thể ứng tuyển vào các vị trí trong lĩnh vực Công nghệ sinh học như: