Ngân hàng là gì ? Luật ngân hàng là gì ? Quy định pháp luật về ngân hàng

Ngân hàng là tổ chức kinh tế có đối tượng trong các giao dịch nghề nghiệp là tiền tệ. Bài viết phân tích về sự hình thành của tổ chức ngân hàng và pháp luật ngân hàng tại Việt Nam và trên thế giới, cụ thể:

 

1. Sự hình thành của tổ chức ngân hàng

Do sự phát triển hàng hóa, một tầng lớp thương à trung gian trong việc đối các đồng tiền khác nhau. Nghề đổi tiền ra đời đầu tiên ở miền Bắc Italia. Do nhu cầu của xã hội, nghề đổi tiền cũng phát triển thêm nhiều loại dịch vụ tiền tê khác như: nhận tiền gửi, thực hiện ủy thác thanh “. Đến thế kỉ XVII, ở nhiều nước, thương nhân kinh doanh tiền tệ liên kết thành lập ngân hàng dưới hình thức công ti, như Ngân hàng Amxtecđam (Amsterdam) ở Hà Lan năm 1609, Ngân hàng [me (Hambourg) ở Đức năm 4619…. Do các ngân hàng ở thời kì này đều có thể phát hành tiền cho lưu thông nên dẫn tới tình trạng lạm phát triển miên ở các nước. Vì vậy, đến đầu thế kỉ XVIII, các nước đều lần lượt quy định, chỉ cho phép một số ngân hàng có đủ điều kiện mới được phép phát hành tiền. Các ngân hàng được phép phát hành tiền gọi là ngân hàng phát hành, còn các ngân hàng khác gọi là ngân hàng trung gian. Đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, ở châu Âu, nhiều nước quy định chỉ cho phép một ngân hàng phát hành tiền. Sau thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, các ngân hàng phát hành tiền được gọi là ngân hàng trung ương, còn các ngân hàng khác được thành lập dưới hình thức doanh nghiệp thuần túy kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Trong thời đại của chủ nghĩa đế quốc, ngân hàng là các tổ chức độc quyền, hợp nhất với các tổ chức độc quyền công nghiệp thành tư bản tài chính theo chức năng vốn có và tính chất của hoạt động nghiệp vụ. Ngân hàng ngày càng phát triển, ngoài ngân hàng nhà nước còn hình thành các loại ngân hàng chuyên nghiệp khác nhau: ngân hàng phát hành, ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và phát triển.

Ở Việt Nam, trong thời kì Pháp thuộc, từ trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất có Đông Dương ngân hàng (1875). Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất có Đông Á ngân hàng (1921), Ngân hàng thương mại Pháp (1922). Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai có Hưng Quốc ngân hàng (1946), Giao thông ngân hàng, Quốc gia thương và kĩ thuật ngân hàng (1947). Sau Cách mạng tháng Tám 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thành lập Ngân hàng quốc gia Việt Nam (1951), nay là Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội Khóa X, kì họp thứ 2 thông qua năm 1997, ngân hàng là doanh nghiệp hoạt “ng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi có kì hạn, không kì hạn để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán.

Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng không bị han chế phạm vi thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng như các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Tổ chức tín dụng là ngân hàng được thực hiện toàn bô hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Còn tổ chức tín dụng phi ngân hàng không được nhận tiền gửi không kì hạn, không được làm dịch vụ thanh toán (Xí. Tổ chức tín dụng).

Trong hệ thống các ngân hàng, ngân hàng trung ương là ngân hàng có nhiều điểm khác biệt. Ở một số nước, ngân hàng trung ương cũng là tổ chức được thành lập dưới hình thức doanh nghiệp (Hoa Kì, Hunggari…). Ở một số nước khác, ngân hàng trung ương lại được thành lập dưới hình thức pháp nhân công quyền (Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam…).

Ở Việt Nam, theo quy định của Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 1997, Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan của Chính phủ và là ngân hàng trung ương của đất nước.

 

2. Định nghĩa về luật ngân hàng ?

Tương tự việc nghiên cứu các ngành luật khác, việc xác định nội dung khái niệm “luật ngân hàng” phụ thuộc vào tiêu chí phân định ngành luật theo các dạng lí thuyết phân chia hệ thống pháp luật. Do đó, việc áp dụng lí thuyết phân chia ngành luật khác nhau sẽ đem đến cách hiểu “luật ngân hàng” với nội dung khác nhau.

Trước đây, ở các nước xã hội chủ nghĩa, trong điều kiện nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, nhà nước xã hội chủ nghĩa thực hiện nguyên tắc độc quyền nhà nước về ngân hàng. Theo nguyên tắc này, kinh doanh ngân hàng là lĩnh vực độc quyền của nhà nước. Trong nền kinh tế quốc dân các ngân hàng đều thuộc sở hữu nhà nước.

Nhằm mục đích sử dụng ngân hàng làm công cụ đắc lực để vận hành cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, ở các nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước xây dựng hệ thống ngân hàng theo mô hình ngân hàng một cấp. Theo mô hình này, không chỉ Ngân hàng nhà nước và các chi nhánh trực thuộc thực hiện chức năng quản lí nhà nước mà các ngân hàng quốc doanh khác cũng có chức năng quản lí nhà nước. Trong các quan hệ kinh doanh, theo quy định của pháp luật, các ngân hàng quốc doanh vừa tham gia với tư cách chủ thể kinh doanh vừa với tư cách của cơ quan quàn lí nhà nước. Chính vì vậy, các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực .ngân hàng trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung thực chất là các quan hệ quản lí nhà nước. Bộ phận pháp luật điều chỉnh các quan hệ này mang đặc tính của pháp luật quản lí nhà nước.

Như vậy, Luật ngân hàng trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung thực chất là luật quản lí nhà nước về ngân hàng.

Do đặc tính của các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực ngân hàng có cùng đặc tính cơ bản với các loại quan hệ tài chính phát sinh trong các lĩnh vực khác như: ngân sách nhà nước, bảo hiểm nhà nước (bảo hiểm thương mại) V.V.. nên ở phần lớn các nước xã hội chủ nghĩa quan niệm bộ phận pháp luật điều chỉnh các quan hệ ngân hàng là bộ phận cấu thành của ngành luật tài chính. Căn cứ vào nội dung củạ luật thực định mà các nhà nghiên cứu đều khẳng định rằng, đối với các quan hệ ngân hàng, Nhà nước sử dụng pháp luật điều chỉnh theo phương pháp của luật kinh tế (phương pháp thoả thuận và phương pháp mệnh lệnh quyền uy).

Chuyển sang nền kinh tế thị trường, ở nước ta cũng như ở cậc nước xã hội chủ nghĩa khác, nhà nước thực hiện cải cách hệ thống ngân hàng một cấp thành hệ thống ngân hàng hai cấp. Đặc điểm quan trọng nhất của mô hình ngân hàng hai cấp là được nhà nước phân định rõ chức năng quản lí nhà nước và chức năng kinh doanh của hệ thống ngân hàng. Trong hệ thống ngân hàng chỉ có ngân hàng trung ương (ngân hàng nhà nước) mới có chức năng quản lí nhà nước đối với các hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng trong nền kinh tể quốc dân. Còn các loại ngân hàng khác là những tổ chức kinh tế kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng mà không có chức năng quản lí nhà nước. Mặt khác, để phù hợp với nền kinh tể vận hành theo cơ chế thị trường, xoá bỏ tình trạng hành chính-bao cấp, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, Nhà nước thực hiện chỉnh sách đa sở hữu đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng. Điểu đó đã dẫn tới sự phát triển của nhiều loại hình tổ chức kinh doanh ngân hàng thuộc nhiều hình thức sở hữu như: ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã V.V..

Thực tế đó đã dẫn tới hệ quả pháp lí là trong nền kinh tế thị trường, trong lĩnh vực ngân hàng không chỉ có các quan hệ quản lí nhà nước mà còn phát sinh các loại quan hệ kinh doanh ngân hàng được thiết lập theo nguyên tắc bình đẳng, cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật

Thực tiễn trên đây cho thấy, trong nền kinh tế thị trường, bộ phận pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực ngân hàng không còn thuần tuý là bộ phận pháp luật mang đặc tính của pháp luật quản lí nhà nước.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, trong nền kinh tế thị trường, luật ngân hàng là bộ phận pháp luật quy định địa vị pháp lí của các ngân hàng, của các tổ chức thực hiện nghiệp vụ ngân hàng một cách chủ yếu, thường xuyên mang tính nghề nghiệp và điều chỉnh đối với các nghiệp vụ ngân hàng, các giao dịch thương mại của các ngân hàng.

Một số nhà nghiên cứu khác đưa ra khái niệm “luật tín dụng”. Theo quan niệm này thì đối tượng của luật tín dụng không chỉ là các quan hệ có ,sự tham gia củà ngân hàng mà còn gồm cả các tổ chức tín dụng khác thực hiện nghiệp vụ ngân hàng một cách đơn lẻ. Như vậy, theo các nhà nghiện cứu này thì luật ngân hàng được xem như là một bộ phận cửa luật tín dụng.

Các luật gia Hoa Kỳ cho ràng “luật ngân hàng” là thuật ngữ không những dùng để chỉ các nguyên tắc chung của việc tổ chức và hoạt động của các ngân hàng mà nó còn là tổng họp các quy phạm pháp luật điều chỉnh trật tự cung ứng các dịch vụ tài chính và những nghiệp vụ gắn với các dịch vụ đó.(1)

Tóm lại, theo quan điểm phổ biến ở nhiều nước thì khái niệm “luật ngân hàng” dùng để chỉ tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương, các nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức hệ thống tínxlụng và trật tự thực hiện các dịch vụ cho khách hàng của tổ chức tín dụng.

Ở nước ta cũng như ở các quốc gia khác, sử dụng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực ngân hàng là yêu cầu mang tính khách quan đôi với nhà nước. Dựa vào hệ thống pháp luật hiện hành ở nước ta và quan niệm phổ biến ở các nước về mô hình ngành luật ngân hàng, có thể nêu định nghĩa luật ngân hàng như sau:

Luật ngân hàng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước tổ chức và quản lí hoạt động ngân hàng, các quan hệ về tổ chức, hoạt động của các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác.

Như vậy, tương tự các ngành luật khác, đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng là các quan hệ xã hội.

Căn cứ vào tính chất của quan hệ xã hội do Luật ngân hàng điều chỉnh và phương thức tác động của pháp luật, đối tượng điều chỉnh của Luật ngân hàng gồm hai nhóm chính: các quan hệ quản lí nhà nước về ngân hàng, các quan hệ tổ chức và kinh doanh ngân hàng.

Các quan hệ quản lí nhà nước về ngân hàng là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước thực hiện hoạt động quản lí nhà nước đối với các hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế. Ví dụ: quan hệ cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng, quan hệ thanh tra giữa Ngân hàng nhà nước với các tổ chức tín dụng V.V..

Đối với các quan hệ quản lí nhà nước về ngân hàng phương thức tác động của pháp luật (phương pháp điều chỉnh) là mệnh lệnh phục tùng.

Các quan hệ tổ chức và kinh doanh ngân hàng là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện hoạt động kinh doanh ngân hàng của các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác.

Theo quy định của pháp luật, mô hình và cơ cấu tổ chức của các tổ chức tín dụng do pháp luật quy định.

Các quan hệ kinh doanh ngân hàng phát sinh trong kinh doanh của các tổ chức tín dụng hoặc của các tổ chức khác được phép hoạt động ngân hàng được thiết lập trên cơ sở bình đẳng. Phương thức tác động của pháp luật đối với các quan hệ này là phương thức bình đẳng, thoả thuận.

Căn cứ vào nội dụng điều chỉnh, đối tượng điều chinh của luật ngân hàng gồm các nhóm quan hệ xã hội sau:

– Quan hệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam;

– Quan hệ tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng;

– Quan hệ kỉnh doanh ngân hàng của các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng nhưng được Nhà nước cho phép thực hiện một số hoạt động kinh doanh ngân hàng.

 

3. Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010

Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 và thay thế Luật NHNN số 01/1997/QH10 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật NHNN số 10/2003/QH11. Luật NHNN (mới) đã tạo cơ sở pháp lý để nâng cao vai trò quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, nâng cao trách nhiệm, quyền hạn của NHNN trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), bảo đảm sự vận hành an toàn, hiệu quả của các hệ thống thanh toán, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, cũng phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết và thông lệ, chuẩn mực quốc tế về ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập quốc tế của nền kinh tế Việt Nam.

 

4. Vai trò của Ngân hàng nhà nước.

Ngân hàng Quốc gia Việt Nam có nhiệm vụ phát hành giấy bạc, điều hòa sự lưu hành tiền tệ; huy động vốn của nhân dân, điều hành và mở rộng tín dụng để nâng cao sản xuất của nhân dân và phát triển kinh tế nhà nước; quản lý ngân quỹ quốc gia; quản lý ngoại tệ và thanh toán các khoản giao dịch với nước ngoài; quản lý kim dung bằng các thể lệ hành chính: thể lệ bằng vàng bạc, thể lệ về quỹ của các doanh nghiệp, quốc gia. Nói chung, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam làm những công việc để thi hành chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng và chính sách ngân hàng của Chính phủ. Ngân hàng Quốc gia Việt Nam tổ chức theo mô hình ở trung ương có Ngân hàng Quốc gia Trung ương. Ở mỗi liên khu, có một chi nhánh Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Mỗi tỉnh và thành phố có một chi nhánh Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.

Ngoài ra, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam có thể mở chi nhánh ở trong nước hay ngoài nước. Tổng Giám đốc có quyền hạn và danh vị như một Bộ trưởng. Điều đó xác định rõ vị thế của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, ngân quỹ quốc gia, vàng bạc. Nhiệm vụ, quyền hạn và mô hình tổ chức của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam xác định rõ địa vị pháp lý của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam là Ngân hàng Trung ương, đồng thời là một ngân hàng thương mại. Ngay từ khi ra đời, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đã thực hiện đồng thời cả ba chức năng của cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ, chức năng của Ngân hàng Trung ương và chức năng của ngân hàng thương mại. Ngân hàng Quốc gia Việt Nam thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương là thực thi chính sách tiền tệ, phát hành tiền và điều hòa lưu thông tiền tệ theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ hai (tháng 10/1951) về ngân hàng là: “Nắm vững hai việc chính là phát hành giấy bạc và quản lý kho bạc, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất” [1]. Đồng thời, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam còn thực hiện hoạt động của ngân hàng thương mại. Đó là, huy động vốn của nhân dân, điều hòa và mở rộng tín dụng để nâng cao sản xuất của nhân dân và phát triển kinh tế nhà nước.

 

5. Địa vị pháp lí của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định rõ địa vị pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan của Chính phủ và là Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngân hàng Nhà nước là một pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước. Trên cơ sở địa vị pháp lý của Ngân hàng Nhà nước, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quy định rõ những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ngân hàng Nhà nước.

Luật các Tổ chức tín dụng là khuôn khổ pháp lý cơ bản cho việc thành lập, tổ chức, hoạt động của các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Luật các Tổ chức tín dụng quy định Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho các tổ chức tín dụng và xác định các tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán. Các loại hình tổ chức tín dụng là các tổ chức tín dụng Việt Nam gồm: tổ chức tín dụng nhà nước, tổ chức tín dụng cổ phần của Nhà nước và nhân dân, tổ chức tín dụng hợp tác; tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, chi nhánh của ngân hàng nước ngoài. Các loại hình tổ chức tín dụng chính là những thành phần kinh tế tham gia trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và thực hiện các chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật ngân hàng, hoạt động ngân hàng Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật ngân hàng trực tuyến. Đội ngũ luật sư luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của Bạn. Trân trọng cảm ơn!