Ngân Hàng Trung Ương Là Gì? Vai Trò Của NHTW Như Thế Nào?

Ngân hàng trung ương chính là ngân hàng của các ngân hàng, giúp ổn định tiền tệ của một quốc gia và ngân hàng trung ương là cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý hệ thống tiền tệ của mỗi quốc gia. Ở bài viết này, taichinh.vip sẽ cùng bạn tìm hiểu về khái niệm ngân hàng trung ương cũng như chức  năng, nhiệm vụ và tầm quan trọng của nó trong việc hỗ trợ nền kinh tế.

Ngân hàng trung ương là gì?

Ngân hàng trung ương tiếng Anh gọi là Central Bank có nghĩa là ngân hàng trung tâm. Đây là một cơ quan trực thuộc nhà nước nên có nhiều gọi là ngân hàng nhà nước.

Cơ quan này chịu trách nhiệm thi hành các chính sách tiền tệ của nhà nước, giúp ổn định giá trị của tiền tệ, kiểm soát lãi suất của ngân hàng và hỗ trợ các ngân hàng thương mại đang cần được hỗ trợ. Dù là ngân hàng trực thuộc chính phủ nhưng ngân hàng trung ương vẫn có một mức độ độc lập với Chính phủ, không hoàn toàn phụ thuộc vào Chính phủ.

ngan hang nha nuocngan hang nha nuocKhái quát về ngân hàng nhà nước

Thêm vào đó, ngân hàng trung ương của một đất nước có thể có nhiều nhiệm vụ khác nhau tùy theo quy định, cơ cấu và môi trường tài chính của đất nước.

Vai trò của ngân hàng trung ương là chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến tài chính, quyền hạn bao gồm kiểm soát thanh khoản và lãi suất dự trữ.

Ví dụ ở nước Anh, ngân hàng Anh từ khi là công ty trách nhiệm hữu hạn có sự đầu tư của các cổ đông đã thực hiện chức năng của một ngân hàng trung ương. Sau đó bị quốc hữu hoá và trở thành ngân hàng nhà nước Anh vào năm 1946.

Hiện nay, tất cả các nước trên thế giới đều có ngân hàng trung ương.

Cơ sở pháp lý trong việc ổn định tài chính tiền tệ

Nền kinh tế của Việt Nam tuy nhỏ nhưng có độ mở khá lớn, thị trường vốn đủ để thu hút đầu từ nước ngoài một cách gián tiếp hay trực tiếp. Nhờ sự lan truyền kinh tế từ thế giới nên thị trường trong nước cũng tăng trưởng và ngày càng phát triển hơn.

Trong luật Ngân hàng Việt Nam có quy định về quyền hạn, chức năng nhiệm vụ cũng như cơ cấu tổ chức của ngân hàng trung ương. Quy định rõ rằng ngân hàng nhà nước có chức năng phân tích, tổng hợp, dự báo tình hình tiền tệ, bên cạnh đó cần đề xuất các giải pháp nhằm ngăn ngừa rủi ro trong lĩnh vực tài chính tiền tệ.

Chức năng của ngân hàng nhà nước

Ngân hàng nhà nước có 4 chức năng chính sau:

chuc nang cua ngan hangchuc nang cua ngan hangChức năng của ngân hàng

Phát hành tiền tệ

Là cơ quan duy nhất (độc quyền) được phép phát hành tiền mặt. Chính nhờ chức năng này mà ngân hàng nhà nước có thể tác động, ảnh hưởng đến tình hình tiền tệ của quốc gia và điều này làm ảnh hưởng đến các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế đất nước.

Ngân hàng nhà nước đưa tiền vào lưu thông bằng các kênh

  • Kênh ngân sách nhà nước

Phát hành tiền qua kênh ngân sách nhà nước hay còn được gọi là kênh tín dụng đối với chính phủ. Các trạng thái thông thường của ngân sách nhà nước: Ngân sách cân bằng, ngân sách thặng dư, ngân sách thâm hụt.

Việc phát hành tiền thông qua kênh tín dụng này đối với nhà nước vừa có thể đáp ứng được tình trạng bội chi vừa có thể cung ứng ngân sách theo từng đợt bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ.

  • Kênh tín dụng dành cho các ngân hàng trung gian

Khi các ngân hàng trung gian có nhu cầu cần vay tiền, thì ngân hàng trung ương với tư cách là ngân hàng điều tiết hoặc ngân hàng của ngân hàng đứng ra cho các ngân hàng trung gian vay tiền.

Các hình thức cho vay tiền của ngân hàng trung gian là cho vay thanh toán và cho vay cấp vốn.

  • Thị trường mở

Kênh thị trường mở là kênh giao dịch của ngân hàng trung ương hoặc ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng cùng nhau trao đổi các giấy tờ có giá trị.

  • Thị trường ngoại hối

Khi thị trường ngoại hối trong nước xảy ra tình trạng mất cân bằng thì ngân hàng trung ương sẽ tham gia vào thị trường ngoại hối với tư cách là người bán hoặc người mua. Đây chính là trách nhiệm quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước, tham gia vào thị trường nhưng không phải vì mục tiêu lợi nhuận.

Ngân hàng của ngân hàng

Chức năng ngân hàng của nhiều ngân hàng làm trung gian hỗ trợ việc thanh toán giữa những ngân hàng trung gian.

Cung cấp tín dụng cho những ngân hàng trung gian. Giao dịch với các ngân hàng trung gian, mở tài khoản, quản lý và nhận tiền gửi của những ngân hàng trung gian.

Ngân hàng của nhà nước

Có nhiệm vụ phát hành trái phiếu, thanh toán tiền gốc và lãi trái phiếu giúp cho chính phủ. Mở tài khoản, giao dịch với hệ thống kho bạc nhà nước, thanh toán các khoản theo yêu cầu của chính phủ, cung cấp tín dụng cho chính phủ khi có yêu cầu.

Quản lý tiền tệ và những hoạt động của ngân hàng

  • Quản lý nền kinh tế vĩ mô trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng: Giúp ổn định các mục tiêu tiền tệ, hạn chế tối đa tình trạng thất nghiệp và giúp tăng trưởng kinh tế đất nước.
  • Thực hiện quản lý hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng và tiền tệ với mục đích đảm bảo an toàn và hiệu quả cho hoạt động ngân hàng.

Ngân hàng trung ương có quan trọng không?

ngan-hang-nha-nuoc-trung-uongngan-hang-nha-nuoc-trung-uongNgân hàng có quan trọng không

Ngân hàng trung ương có vai trò cực kỳ quan trọng đem đến nhiều lợi ích kinh tế cho đất nước, góp phần làm cho kinh tế tăng trưởng và ổn định hơn.

Thực trạng hiện nay của nước ta là số lượng người dân vay nợ nhiều nhưng lại chưa có khả năng để trả. Nếu ngân hàng trung ương cung cấp quá nhiều tài chính sẽ kéo theo giá cả tăng và tình trạng lạm phát sẽ rất dễ diễn ra một cách mất kiểm soát.

Tình trạng siêu lạm phát của quốc gia Zimbabwe vào thời gian năm 2009 là do chính phủ đã in quá nhiều tiền, làm cho đồng tiền mất giá và dẫn ra tình trạng lạm phát ngoài tầm kiểm soát.

Kết luận

Như vậy có thể thấy được rằng ngân hàng trung ương luôn có một tầm quan trọng rất lớn trong một đất nước, nếu ngân hàng trung ương xây dựng hoạt động không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Tài Chính Vip hy vọng với những thông tin bổ ích từ bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức tài chính kinh tế thú vị.