Ngải cứu là cây gì? Cách trồng ngải cứu tại nhà

Ngải cứu vừa được xem như một loại rau dùng trong các bữa ăn, vừa được xem như một loại dược liệu chữa trị được rất nhiều bệnh. Trồng rau tại nhà không chỉ mang lại niềm vui mà còn an toàn cho sức khỏe của bản thân và gia đình. Hiểu được vấn đề đó, VNFarm gửi đến các bạn cách trồng ngải cứu tại nhà trong bài viết sau.

1. Giới thiệu cây trồng ngải cứu


Đôi nét cần biết về cây ngải cứu

1.1. Ngải cứu là cây gì?

Ngải cứu hay còn gọi là ngải diệp, có tên khoa học Artemisia vulgaris L., thuộc họ Cúc. Cây trưởng thành có thể đạt chiều tao từ 0.4 đến 1m. Tại nhiều nơi, ngải cứu được coi là rau dại cần loại bỏ.

1.2. Đặc điểm cây ngải cứu

Ngải cứu là giống cây quen thuộc trong dân gian, thường mọc hoang. Ngày nay, khi nhu cầu sử dụng của con người tăng cao, ngải cứu được trồng phổ biến hơn. Ngải cứu thường mọc nhiều ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái,…và được khai thác thường xuyên để làm dược liệu. 

Ngoài ra, ngải cứu cũng được trồng trong các vườn nhà để phục vụ chế biến các món ăn hoặc điều trị các bệnh đơn giản. Đây là loại cây dễ trồng, kháng sâu bệnh tốt, không tốn quá nhiều công sức để chăm sóc và có thể thu hoạch quanh năm.

Ngải cứu có thân cành mọc xum xuê và có lông nhỏ. Lá cây mọc so le, phiến lá men theo cuống đến tận gốc và dính vào thân. Mặt trên lá có màu xanh sẫm, mặt dưới có đầy lông nhung màu trắng. Hoa mọc thành chùm nhỏ ở ngọn thân vào đầu cành, màu vàng lục. Toàn cây ngải cứu có mùi thơm hắc rất đặc trưng.

Với nhiều cộng dụng hữu ích cách trồng ngải cứu ngày càng được nhiều người quan tâm hơn. Chi tiết cách trồng và chăm sóc sẽ được VNFarm bật mí nhanh ở bài viết dưới đây.

2. Cần chuẩn bị gì để trồng ngải cứu tại nhà? 


Cần chuẩn bị gì để trồng ngải cứu

2.1. Chuẩn bị đất trồng

Khi bắt đầu cách trồng ngải cứu tại nhà, điều đầu tiên là bạn cần chuẩn bị đất để trồng. Có thể chọn đất trong vườn hoặc các loại đất tơi xốp. Trước khi trồng một tuần nên thực hiện xử lý đất bằng cách bón vôi hoặc phân để làm đất mềm, đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây.

Trộn đất với phân hữu cơ hoặc phân trùn quế theo tỷ lệ 7:3 để bón lót cho cây.

2.2. Chậu cây trồng

Sử dụng thùng xốp là lựa chọn tốt nhất để thực hiện cách trồng ngải cứu trong nhà hoặc trên sân thượng. Việc này tiết kiệm rất nhiều không gian mà còn đem lại hiệu suất cao. Thùng xốp được phải đảm bảo có lối thoát nước. Để tránh tình trạng nước trong thùng xốp không thoát được, làm cây bị úng và chết đi.

2.3. Chọn và xử lý hạt giống

2 cách trồng ngải cứu phổ biến hiện nay là phương pháp giâm cành hoặc gieo hạt. Tuy nhiên, để thu được hiệu quả cây trồng lớn nhanh và cho năng suất cao hơn nên áp dụng phương pháp giâm cành. Chọn cây mẹ đã già nhưng vẫn khỏe mạnh, không bị ảnh hưởng của sâu bệnh để tăng tỷ lệ sống của cây.

2.4. Thời vụ và mật độ trồng


Thời vụ và mật độ thích hợp để trồng ngải cứu

Xem thêm:

Thời vụ: Nên trồng ngải cứu vào mùa xuân

Mật độ trồng: Khi trồng trong thùng xốp vẫn phải đảm bảo khoảng cách giữa các cây để cây có thể sinh trưởng tốt. Khoảng cách phù hợp nhất giữa các cây ngải cứu là 10cm. Không nên trồng các cây quá sát nhau vì sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các loài sâu bệnh phát triển và tấn công cây trồng.

3. Hướng dẫn cách trồng ngải cứu tại nhà


Cách trồng ngải cứu

Có 2 cách trồng cây ngải cứu:

  • Giâm cành: Lấy các cành được cắt ra từ cây mẹ đem cắm xuống đất. Chăm chỉ tưới nước và bón phân, cây sẽ phát triển thành cây mới. 

  • Gieo hạt: Đây là phương pháp ít người dùng để nhân giống vì cây ngải cứu rất hiếm có hạt. Nếu như có được hạt giống ngải cứu có thể gieo hạt xuống thùng xốp rồi dùng bình xịt phun sương để tưới nước. Cung cấp đủ nước hàng ngày, hạt sẽ nảy mầm.

4. Cách chăm sóc cây ngải cứu tại nhà


Cách chăm sóc cho cây ngải cứu

Áp dụng cách trồng cây ngải cứu đúng kỹ thuật thì quá trình chăm sóc cây sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều, chi tiết các cách chăm sóc như sau:

4.1. Tưới nước cho cây ngải cứu

Đây là loại cây ưa ẩm, nên cần cung cấp đủ lượng nước thì mới có thể sinh trưởng tốt và phát triển mạnh. 

Trong giai đoạn cây còn nhỏ, nếu thiếu nước sẽ làm chậm quá trình lớn lên của cây, cây bị yếu. Đối với loại cây ngải cứu này nên sử dụng bình phun sương để tưới. Nếu tưới trực tiếp từ vòi nước sẽ làm cây bị ngã vì thân cây ngải cứu rất yếu. Mỗi ngày nên tưới 2 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát.

4.2. Bón phân cây ngải cứu

Chỉ nên sử dụng phân hữu cơ để cung cấp dưỡng chất cho cây. Lượng phân bón nên được điều chỉnh tùy vào từng giai đoạn phát triển của cây. Vào thời điểm sau khi hiện cách trồng ngải cứu khoảng 15 ngày, bón lên gốc một lớp phân hữu cơ. Sau khi bón, tưới nước để cây dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng.

4.3. Kiểm soát côn trùng gây hại trên cây ngải cứu


Phòng trừ sâu bệnh trên cây ngải cứu

Cây ngải cứu ít bị tấn công bởi các loài côn trùng gây hại trong quá trình thực hiện cách trồng cây ngải cứu. Tuy nhiên, khi trồng tại sân vườn cây ngải cứu rất dễ bị rệp, châu chấu, sâu tấn công. Trước sự xuất hiện của các nhân vật không mời này, bạn có thể dùng tay để loại bỏ chúng hoặc sử dụng các loại bẫy côn trùng.

Làm cỏ và giữ vệ sinh đất trồng cũng là một biện pháp hay để hạn chế được sự tồn tại của các loại công trùng gây hại. Nên tiến hành nhổ cỏ và dọn dẹp khu vườn sạch sẽ. Hay sử dụng sản phẩm sinh học phòng trừ bệnh.

Một số sản phẩm phòng trừ bệnh

  • Rây, rệp ở cây ngải cứu thì có thể sử dụng Vansi để phòng trừ bệnh.

  • Đối với sâu ăn lá thì có thể sử dụng Leven để tiêu diệt, phòng trừ bệnh.

4.4. Thu hoạch ngải cứu

Dùng dao hoặc kéo cắt ngang cây ngải cứu, cách gốc 10cm. Sau khoảng 30 ngày, có thể thu hoạch để chế biến các món ngon chiêu đãi gia đình. Nếu trồng ngải cứu với mục đích để làm cây dược liệu thì thời gian thu hoạch sẽ lâu hơn. Có thể thu hoạch khi cây bắt đầu nở hoa vì lúc này cây có dược tính cao.

5. Công dụng của cây ngải cứu


Công dụng của cây ngải cứu

Ngải cứu có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người:

  • Điều kinh; 

  • Sơ cứu vết thương;

  • Trị các bệnh mẩn ngứa ngoài da;

  • Chữa các cơn đau nhức xương khớp và đau thần kinh tọa;

  • Giúp máu lưu thông, giảm triệu chứng đau đầu hoa mắt;

  • Hỗ trợ điều trị cảm, ho, đau đầu.

5.1. Khi sử dụng ngải cứu cần đặc biệt lưu ý các vấn đề sau


Điều nên lưu ý khi ăn ngải cứu

Mặc dù ngải cứu có rất nhiều công dụng tốt với sức khỏe nhưng chỉ nên sử dụng một lượng vừa đủ. Nếu sử dụng quá nhiều ngải cứu có thể gây ngộ độc. Sử dụng ngải cứu với liều lượng quá nhiều sẽ kích thích sự hưng phấn của thần kinh trung ương, gây ra hiện tượng co giật. Gây tổn thương tế bào não, để lại các di chứng như hay quên, ảo giác,…

5.2. Những người không được ăn ngải cứu


Đối tượng không thích hợp để sử dụng ngải cứu

Khi sử dụng ngải cứu trong bữa ăn hàng ngày hoặc trong các đơn thuốc cần lưu ý những người sau đây không được sử dụng ngải cứu:

  • Người bị bệnh rối loạn đường ruột cấp tính;

  • Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu;

  • Người mắc bệnh viêm gan.

Ngải cứu là loại cây có nhiều tác dụng phụ do bản thân có dược tính cao. Ngoài 3 nhóm người trên, người bình thường không nên ăn ngải cứu thường xuyên.

Tự tay trồng một cây ngải cứu không phải là vấn đề quá khó khăn. Tuy nhiên, nên có kỹ thuật và cách trồng ngải cứu để thu được sản lượng cao. VNFarm hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn trồng ngải cứu thành công tại nhà.