Nét chính về tình hình giáo dục nước ta thế kỉ X XV

* Tình hình giáo dục ở nước ta từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV

Nội dung chính

  • Thống kê các thành tựu văn học, nghệ thuật ở các thế kỉ XI – XV
  • Vì sao Phật giáo rất phát triển dưới thời Lý, Trần nhưng đến thời Lê sơ lại không phát triển?
  • Trình bày tóm tắt sự phát triển của giáo dục qua các thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ
  • Video liên quan

Nhu cầu xây dựng nhà nước và nâng cao dân trí đã thúc đẩy các triều đại phong kiến nước ta trong các thế kỉ XI-XV quan tâm nhiều đến giáo dục. Nhà nước có nhiều chính sách, biện pháp phát triển giáo dục, tôn vinh người tài.

– Thời Lý: Năm 1070 Vua Lý Thánh Tông cho lập văn Miếu ở kinh thành Thăng Long.

+ năm 1075 Nhà Lý tổ chức kì thi quốc gia đầu tiên: “Minh kinh bác học” và “Nho học tam trường”.

– Thời Trần: Các khoa thi được tổ chức đều đặn hơn

+ Năm 1247: Nhà Trần đặt lệ lấy “Tam khôi”, quy định rõ nội dung học tập, mở rộng Quốc tử giám cho con em quý tộc và quan chức đến học.

+ Năm 1396: các kì thi được hoàn chỉnh

+ Sự phát triển của giáo dục đã tạo nên nhiều tri thức tài giỏi cho đất nước như: Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Sư Mạnh- Vị trí của Nho giáo nhờ vậy cũng được nâng cao hơn.

– Thời Lê sơ: Nho giáo chiếm vị trí độc tôn. Giáo dục Nho học thịnh đạt. Mở rộng Quốc tử giám… số người đi học tăng gấp nhiều lần so với thời Lý – Trần… Các khoa thi được tổ chức đều đặn: cứ 3 năm có 1 kì thi Hội ở kinh đô để chọn nhân tài.

+ thời Lê Thánh Tông đã tổ chức 12 khoa thi Hội, có 50 người đỗ tiến sĩ… Những người đỗ tiến sĩ đều được khắc tên vào bia đá dựng ở Văn Miếu và được “vinh quy bái tổ”.

* Nội dung và tư tưởng giáo dục:

– Nội dung giáo dục chủ yếu là Nho giáo, qua các sách Tứ như, Ngũ kinh…

– Thi cử được tổ chức chặt chẽ… giáo dục khoa cử được các triều đại tổ chức để tuyển chọn quan lại và đặc biệt được coi trọng ở thời Lê sơ.

* Nhận xét nền giáo dục nước ta đương thời

– Tích cực: góp phần quan trọng vào việc nâng cao trình độ dân trí của nhân dân ta đương thời, bồi dưỡng và đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước, góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước lúc bấy giờ.

– Hạn chế: Nội dung giáo dục và thi cử chưa chú trọng đến khoa học tự nhiên và kĩ thuật nên không tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nước.

Thống kê các thành tựu văn học, nghệ thuật ở các thế kỉ XI – XV

Chi tiết
Chuyên mục: Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XVLĩnh vựcThành tựuVăn học

– Văn học dân tộc ngày càng phát triển. Hàng loạt bài thơ, hịch, phú nổi tiếng như “ Nam quốc Sơn Hà”, “Hịch tướng sĩ”, “Bạch Đằng giang phú”, “Bình Ngô đại cáo”…

– Văn thơ chữ Nôm xuất hiện: Quốc âm thi tập, Hồng Đức thi tập

– Văn học dân gian tiếp tục phát triển và đạt nhiều thành tựu.

Nghệ thuật

– Nhiều công trình nghệ thuật Phật giáo được xây dựng ở khắp mọi nơi: chùa Một Cột, chùa Dâu, chùa Phật Tích, tháp Báo Thiên, tháp Phổ Minh, chương Quy Điền,…

– Cuối thế kỉ XIV, thành nhà Hồ được xây dựng và trở thành điển hình nghệ thuật xây thành.

– Tháp Chăm được xây dựng nhiều và mang phong cách đặc sắc.

– Nhiều tác phẩm điêu khắc mang hoa văn, họa tiết độc đáo

– Nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng ra đời và ngày càng phát triển.

– Âm nhạc phát triển có nhiều nhạc cụ như cơm sáo, tiêu, đàn cầm, cồng chiêng…

– Múa được tổ chức vào các ngày lễ, ngày mùa.

Xem tiếp…

Vì sao Phật giáo rất phát triển dưới thời Lý, Trần nhưng đến thời Lê sơ lại không phát triển?

Chi tiết
Chuyên mục: Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV

– Thời Lý – Trần, Nho giáo chưa ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân. Đạo Phật giữ vị trí đặc biệt quan trọng và khá phổ biến. Vì :

     + Phật giáo vốn được du nhập vào nước ta từ lâu, đã ăn sâu trong tâm thức người Việt.

     + Nhà Lý, Trần tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển. Vua, quan thời Lý, Trần nhiều người theo đạo Phật, góp tiền xây dựng chùa, đúc chuông, tô tượng, viết giáo lí nhà Phật. Chùa chiền được xây dựng ở nhiều nơi.

– Đến thời Lê sơ, đạo Phật suy dần. Vì thời Lê sơ, Nho giáo được chính thức nâng lên địa vị độc tôn để củng cố và bảo vệ vương quyền; ban hành nhiều điều lệnh nhằm phát triển sự phát triển của Phật giáo.

Xem tiếp…

Trình bày tóm tắt sự phát triển của giáo dục qua các thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ

Chi tiết
Chuyên mục: Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV

– Qua các thời kì Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê sơ nhìn chung giáo dục phát triển.

– Thời Lý, Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. Tổ chức khoa thi đầu tiên ở kinh thành (1075)

– Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, giáo dục Đại Việt từng bước hoàn thiện và phát triển, trở thành nguồn đào tạo quan chức và nhân tài cho cả nước.

– Thời Lê sơ quy chế thi cử được ban hành rõ ràng. Năm 1484, Nhà nước quyết định dựng bia Tiến sĩ. Hàng loạt trí thức được đào tạo góp phần quan trọng vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Xem tiếp…

GIÁO DỤC NƯỚC TA TỪ THẾ KỈ X-XV:
– 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu
– 1075, khoa thi quốc gia đầu tiên được tổ chức tại kinh thành
– từ thế kỉ XI-XV, giáo dục Đại Việt từng bước được hoàn thiện và phát triển, trở thành nguồn đào tạo quan lại và người tài cho đất nước
– Thời Lê sơ, quy chế thi cử được ban hành rõ ràng: cứ 3 năm có 1 kì thi hội để chọn tiến sĩ
– Vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) đ0ã tổ chức 13 khoa thi Hội.
– 1484, nhà nuớc quyết định dựng bia, ghi tên tiến sĩ.
– Tuy nhiên giáo dục Nho học ko tạo điều kiện phát triển kinh tế.

HỆ QUẢ CM CÔNG NGHIỆP:

– CMCN đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản: nâng cao năng suất lao động, hành thành các trung tâm kinh tế và thành phố lớn
– Về Xh : CMCN dẫn đến sự xuất hiện 2 giai cấp: tư sản và vô sản. Giai cấp tư sản bóc lột vô sản dẫn đến những mâu thuẫn gay gắt. Bắt đầu xuất hiện các cuộc đấu tranh giai cấp trong XH tư bản

Ý NGHĨA VIỆC DỰNG BIA (cái này mình lấy trong bài Hiền tài là nguyên khí quốc gia):

– Khuyến khích nhân tài
– Giúp nhând ân noi gương hiền tài, ngăn ngừa điều ác

– Làm cho đất nước hưng thịnh, bền vững lâu dài

Last edited by a moderator: 5 Tháng năm 2013

Thêm về ý nghĩa của việc xây dựng bia : + Từ những tấm bia Tiến sĩ, người đời sau lĩnh hội được nguồn tư liệu có giá trị để tìm hiểu thân thế, sự nghiệp của các sứ thần Việt Nam, cùng mối quan hệ bang giao giữa các nước vùng Đông Bắc Á.

+ Có tác động xã hội to lớn đối với người đương thời và hậu thế, được ghi tên trên bia đá là niềm khích lệ lớn trong việc học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho đất nước và xã hội, Bia Tiến sĩ cũng là biểu tượng và niềm tự hào của sự thành đạt và trí tuệ.

Sau khi lật đổ chế độ phong kiến, giai cấp tư sản lên nắm quyền đã tăng cường củng cố vị trí của mình bằng việc phát triển kinh tế cách mạng công nghiệp đã đáp ứng yêu cầu để tạo ra năng suất lao động cao hơn, khẳng định tính hơn hẳn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa so với phương thức sản xuất phong kiến vốn đã lạc hậu, CMCN diễn ra dầu tiên trong ngành công nghiệp nhẹ sau đó phát triển nhanh sang ngành công nghiệp chế tạo máy móc, luyện gang… Hệ quả của cách mạng công nghiệp: – Về kinh tế:Thay đổi bộ mặt các nước tư bản như nâng cao năng suất lao động, nhieu trung tâm kinh tế và thành phố lớn. – Về xã hội: Hình thành 2 giai cấp mới là tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp song lại mâu thuẩn với nhau dẫn đén các cuộc đấu tranh giai cấp trong XH TB. Ý Nghĩa Nhờ có máy hơi nước mà các nhà máy có thể xây dựng ở những nơi thuận tiện (không phụ thuộc vào điều kiện địa lý như phải gần sông, suối và thời tiết).

– Tốc độ sản xuất và năng suất lao động tăng lên rõ rệt, giảm sức lao động cơ bắp con người. Lao động chân tay dần được thay thế bằng lao động máy móc.

Câu 3

Về mặt di tích mà nói thì 2 nhà bia Tiến sĩ ở 2 bên giếng Thiên Quang là nơi bảo tồn những di tích quý nhất của cả khu di tích lịch sử này. 82 tấm bia Tiến sĩ hiện còn có giá trị về nhiều mặt. Đây là những tư liệu văn tự bản gốc duy nhất được lưu giữ tại chỗ, liên tục kể từ khi được dựng. Nhà sử học có thể tìm thấy ở đây những tư liệu về lịch sử giáo dục, về những tên tuổi gắn bó với lịch sử dân tộc, quê quán, danh tính những bậc nhân tài được ghi cụ thể, chính xác thông qua đó có thể xác định tuổi cho nhiều di tích ở những nơi không ghi niên đại. Nhà địa lý có thể tra cứu những địa danh cũ để tìm ra những vùng đất cổ liên quan đến thời hiện tại. Nhà nghiên cứu triết học có thể tìm ở đây những chứng cứ để xác định vai trò của Nho giáo ở Việt Nam Những người Việt Nam ở khắp nơi cũng tới đây tìm tên họ một vị tổ nào đó thuộc dòng họ nhà mình xưa đã có tên trong khoa bảng Đây còn là những tư liệu có hệ thống liên tục, ít nhất cũng trong vòng 3 thế kỷ (từ 1484 tới 1780) về kỹ thuật điêu khắc đá. Nhà nghiên cứu mỹ thuật và các nghệ sĩ tạo hình có thể từ những hình dáng bia, rùa, hoa văn và các mô típ chạm khắc trên bia mà tìm ra tinh hoa của nghệ thuật dân tộc để phát huy, áp dụng vào những sáng tạo hiện đại.

Đã có nhiều bài nghiên cứu viết về bia Tiến sĩ, song việc khai thác tư liệu của 2 nhà bia vẫn còn tiếp tục. Các nhà khoa học đều cho rằng văn bia tiến sĩ xứng đáng là pho “sử đá” có nhiều giá trị độc đáo và hiếm có về văn hóa, lịch sử, nghệ thuật chế tác… không chỉ với Việt Nam mà cả thế giới.

Reactions:
Phạm Mai Hồng Nhung