Nên tập ăn dặm cho bé như thế nào? Bí quyết để mẹ nhàn tênh

Mục Lục

Độ tuổi lý tưởng để tập ăn dặm cho bé là từ 6 tháng trở lên. Khi mới tập ăn dặm cho con, mẹ hãy để bé làm quen với những món ăn từ dạng lỏng như bột ăn dặm cho bé đến dạng đặc như các loại rau, củ, bánh ăn dặm cho bé,… Cùng AVAKids tìm hiểu về chủ đề tập ăn dặm cho bé ngay nhé!

1Bé nên tập ăn dặm ở độ tuổi nào

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, bé nên tập ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở lên, vì đây là giai đoạn cơ thể bé tăng trưởng mạnh mẽ, đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng cao. Lúc này, ăn dặm là phương pháp cần thiết để bổ sung những nhóm chất cần thiết cho sự phát triển của bé.

Ngoài ra, 6 tháng sau sinh cũng là thời điểm sữa mẹ loãng và ít dần đi, không còn đủ khả năng cung cấp những dưỡng chất đầy đủ cho cơ thể bé. Từ 6 – 12 tháng tuổi, sữa mẹ chỉ cung cấp hơn một nửa nhu cầu dinh dưỡng của bé.

Bột ăn dặm Heinz bột ngũ cốc, súp lơ, bông cải và phô mai lon 200g (từ 6 tháng)

Bột ăn dặm Heinz bột ngũ cốc, súp lơ, bông cải và phô mai lon 200g (từ 6 tháng)

2Nên bắt đầu cho bé làm quen với những thực phẩm nào

Mẹ nên kết hợp đủ các nhóm dinh dưỡng cần thiết cho bé, bao gồm tinh bột (gạo nếp, gạo tẻ,…), chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa bột,…), chất béo (dầu thực vật, mỡ động vật,..), chất xơ (rau, củ,…), vitamin và khoáng chất (các loại hoa quả, sữa chua,…).

Cho bé tập ăn dặm từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc để bé làm quen dần. Mẹ có thể bắt đầu cho bé làm quen với khoảng 5 – 10ml mỗi bữa rồi tăng dần lượng thức ăn. Tăng độ thô từ bột loãng đến cháo rây, cháo nguyên hạt, cơm nát,… để hệ tiêu hóa của bé thích nghi dần.

Sữa bột Friso Gold số 2 hương vani 850g (6 - 12 tháng)

Sữa bột Friso Gold số 2 hương vani 850g (6 – 12 tháng)

3Mẹ nên dùng dụng cụ ăn dặm nào?

  • Ở giai đoạn đầu, mẹ nên sử dụng thìa ăn dặm cho bé để giảm thiểu tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em.
  • Mẹ tập cho bé làm quen với việc ngồi thẳng trong suốt quá trình ăn, ăn bằng muỗng, nghỉ ngơi giữa những lúc ăn và dừng lại khi bé no.
  • Chọn muỗng có kích cỡ thích hợp để tập ăn dặm cho bé, mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm bằng một nửa muỗng thức ăn và nói chuyện với bé trong suốt quá trình cho trẻ ăn dặm.
  • Hãy tập cho bé thói quen ngồi trên ghế ăn dặm. Ngoài ra, cho bé ăn đúng giờ, không cho bé xem tivi, ipad,… để bé hình thành thói quen ăn uống tốt. Bố mẹ cũng nên cho bé ăn cùng gia đình để bé tập ăn uống, nhai kỹ thức ăn.
  • Sử dụng thêm yếm ăn dặm để thức ăn không rơi, dính vào quần áo trẻ.
  • Mẹ chuẩn bị các vật dụng để có thể nhanh chóng chuẩn bị bữa ăn dặm cho trẻ như máy xay, rây lọc, nồi nấu chậm, nồi ủ,…
  • Thời gian đầu ăn dặm, bé ăn rất ít nên việc sơ chế nhiều lần sẽ tốn thời gian của mẹ. Do đó, mẹ có thể xay thức ăn, rây sẵn và cho vào các khay nắp để cấp đông và dùng dần được trong khoảng 1 tuần.
  • Nếu không chuẩn bị được một bộ dụng cụ bát ăn dặm, thìa, khay ăn dặm phù hợp, thì bố mẹ nên chuẩn bị một thìa nhỏ, vật liệu mềm để không ảnh hưởng đến vùng lợi còn non nớt của trẻ.

Muỗng Marcus & Marcus - Lola MNMBB03-GF

Muỗng Marcus & Marcus – Lola MNMBB03-GF

4Phương pháp ăn dặm cho bé

4.1. Phương pháp ăn dặm truyền thống

Phương pháp ăn dặm truyền thống là phương pháp mẹ dùng muỗng đưa thức ăn vào miệng cho bé. Đây là phương pháp quen thuộc nhất và thường được nhiều gia đình áp dụng cho đến ngày nay. Với phương pháp ăn dặm truyền thống, mẹ đừng quên dùng yếm ăn dặm cho bé để tránh thức ăn gây bẩn quần áo của con.

Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản và tiện lợi, bố mẹ có thể kiểm soát lượng thức ăn mỗi bữa và biết được lượng thức ăn hàng ngày của bé. Đây là cách ăn dặm có thể kết hợp nhiều nguyên liệu khác nhau, đa dạng về dinh dưỡng cho bé.

Tuy nhiên, thường xuyên ăn dặm kiểu truyền thống có thể gây béo phì và kén ăn nếu mẹ cho bé ăn quá nhiều, dẫn đến tình trạng khó hấp thu dinh dưỡng từ sữa mẹ. Ngoài ra, bé cũng khó nhận biết được mùi vị thức ăn do đã bị trộn lẫn quá nhiều, khiến mẹ không biết đâu là loại thức ăn bé thích.

Yếm ăn cho bé silicone Marcus & Marcus - Lola - MNMBB01-GF - Màu vàng (từ 6 tháng)

Yếm ăn cho bé silicone Marcus & Marcus – Lola – MNMBB01-GF – Màu vàng (từ 6 tháng)

4.2. Phương pháp bé tự chỉ huy (phương pháp BLW)

Phương pháp BLW (phương pháp bé tự chỉ huy) là phương pháp mẹ sẽ chuẩn bị sẵn thức ăn để bé tự cầm ăn. Cách ăn dặm này được các bé vô cùng yêu thích, bởi đây sẽ là quá trình giúp bé tự ngồi ăn, dễ dàng tham gia vào bữa ăn cùng gia đình hơn.

Phương pháp tự chỉ huy giúp bé thoải mái khám phá, chơi đùa khi ăn, giúp bé tự chọn được món ăn mình thích, từ đó mẹ cũng dần hiểu khẩu vị của bé hơn. Tuy nhiên, chúng sẽ chỉ phù hợp cho những bé không thích ăn bột hoặc cháo ăn liền.

Bên cạnh những ưu điểm, mẹ cũng mất rất nhiều thời gian khi chuẩn bị món ăn và dọn dẹp “bãi chiến trường” của bé sau khi ăn. Ngoài ra, bé cũng sẽ ăn lâu hơn do với phương pháp ăn dặm truyền thống, và lượng thức ăn mỗi bữa bé ăn cũng không nhiều.

Dùng ghế ăn cho bé Autoru H1 (9 tháng - 5 tuổi) - Màu gỗ để bé tự ngồi ăn dễ dàng

Dùng ghế ăn cho bé Autoru H1 (9 tháng – 5 tuổi) – Màu gỗ để bé tự ngồi ăn dễ dàng

4.3. Phương pháp ăn dặm với túi nhai và bình bóp

Phương pháp ăn dặm với túi nhai và bình tập bóp là phương pháp thường được áp dụng khi bé mới bắt đầu làm quen với việc ăn dặm. Mẹ chỉ cần cho thức ăn thô như trái cây, rau củ, thịt, cá,.. đã được làm mềm vào túi nhai ăn dặm hoặc cho thức ăn lỏng như cháo hoặc bột vào bình thìa ăn dặm để bé tự ăn.

Phương pháp này giúp cho thực phẩm hạn chế tối đa tình trạng bị dính bẩn quần áo của bé. Mẹ cũng không cần lo lắng vấn đề hóc, nghẹn hoặc thức ăn thô làm bé đau nướu, lưỡi. Bình bóp và túi nhai cũng có thể được rửa sạch bằng nước và khử trùng bằng cách luộc trong nước sôi.

Mặc dù vậy, phương pháp này chỉ nên sử dụng cho giai đoạn đầu mới làm quen với ăn dặm, bởi nó không phát triển được khả năng nhai và khả năng cầm nắm của bé. Ngoài ra, lượng thức ăn mỗi bữa của bé cũng sẽ ít hơn so với hai phương pháp còn lại.

Bình ăn dặm Pigeon nhỏ 120 ml (từ 6 tháng)

Bình ăn dặm Pigeon nhỏ 120 ml (từ 6 tháng)

5Có nên nêm gia vị trong thức ăn dặm của bé?

Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng, bố mẹ không nên nêm gia vị trong thức ăn dặm của bé dưới 12 tháng tuổi. Vì trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh có thể cảm nhận, phân biệt các loại thức ăn rất tốt. Việc ăn dặm với trẻ nhỏ luôn hướng tới việc bé có thể phân biệt được vị của các nguyên liệu cơ bản trong thức ăn.

Hơn nữa, việc nêm gia vị trong thức ăn dặm còn dẫn đến dư thừa lượng muối cho cơ thể trẻ. Theo đó, lượng muối cần cung cấp cho trẻ chỉ nên ở khoảng 2 – 3g/ngày và đã được cung cấp đủ cho bé ở các nguyên liệu như thịt, cá, phô mai,… trong thực đơn của bé.

Bố mẹ không nên nêm gia vị trong thức ăn dặm của bé dưới 12 tháng tuổi

Bố mẹ không nên nêm gia vị trong thức ăn dặm của bé dưới 12 tháng tuổi

6Liều lượng tập cho bé ăn dặm

Khi chế biến đồ ăn dặm cho bé lần đầu, bố mẹ nên chú ý đến liều lượng cho trẻ ăn dặm. Mẹ có thể tham khảo công thức nấu bột ăn dặm của bác sĩ Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP. HCM, Cố vấn chuyên môn Hệ thống tiêm chủng VNVC) như sau: 40g bột gạo, 20g rau xanh (xay nhuyễn), 10g dầu ăn (mè, oliu), và đối với bột mặn bạn thêm 20g chất đạm (thịt, cá, trứng).

7Khung giờ cho bé ăn dặm

Khung giờ cho bé ăn dặm cũng là điều bố mẹ nên quan tâm. Nên bắt đầu cho bé ăn dặm vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy 2 tiếng bởi đây là khoảng thời gian thoải mái nhất với trẻ cho lần đầu tiên ăn dặm.

Với bữa ăn dặm đầu tiên, bố mẹ nên tránh thời điểm bé đang có biểu hiện ho sốt, có bệnh,… Vì trẻ sẽ bất hợp tác, kèm theo triệu chứng mệt mỏi và có thể bị sặc thức ăn rất nguy hiểm, Lúc này, bố mẹ chỉ cần tăng cường cho trẻ bú và đắp mát để giải nhiệt. Sau khi trẻ hết bệnh mới có thể hợp tác ăn uống nhanh chóng.

Bố mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm vào buổi sáng

Bố mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm vào buổi sáng

8Một số lưu ý khi cho bé ăn dặm 

8.1. Nấu chín, nghiền nhỏ thức ăn

Với những bé từ 6 – 8 tháng, mẹ nên nghiền nhỏ hoàn toàn thức ăn, bởi đây là thời gian bé chưa có phản xạ nhai, rất dễ gây hóc. Với những bé lớn hơn, khoảng 10 – 12 tháng tuổi, mẹ có thể tăng độ thô của thức ăn bằng cách nấu chín thức ăn mềm để kích thích nướu của bé.

Mẹ nên nghiền nhỏ hoàn toàn thức ăn cho bé ăn dặm

Mẹ nên nghiền nhỏ hoàn toàn thức ăn cho bé ăn dặm

8.2. Phối hợp các loại thức ăn với nhau

Đây là thời điểm phát triển mạnh mẽ của bé, cần được bổ sung đủ 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết. Ngoài ra, việc đổi bữa cũng vô cùng quan trọng, giúp bé không cảm thấy nhàm chán, dẫn đến biếng ăn, hoặc thừa quá nhiều chất này nhưng lại thiếu chất khác.

8.3. Đảm bảo an toàn thực phẩm

Mẹ nên lựa chọn địa điểm uy tín, rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ. Khi chế biến món ăn, mẹ cũng cần rửa tay thật sạch và tuân thủ quy tắc ăn chín uống sôi để đảm bảo hệ tiêu hóa của bé luôn khỏe mạnh.

Bột ăn dặm Vinamilk RiDielac Gold 4 gói vị mặn hộp 200g (7 - 24 tháng)

Bột ăn dặm Vinamilk RiDielac Gold 4 gói vị mặn hộp 200g (7 – 24 tháng)

8.4. Tạo hứng thú cho bé khi ăn

Mẹ có thể tạo hứng thú bằng cách chọn cho bé các loại dụng cụ ăn dặm như chén, muỗng, yếm,… dễ thương, nhiều màu sắc. Ngoài ra, hãy cùng nói chuyện với bé hoặc cho bé ngồi ăn cùng gia đình để tạo cảm giác vui vẻ. Tuy nhiên, tránh gây quá nhiều ồn ào khiến bé khó tập trung vào bữa ăn.

8.5. Không nên ép bé ăn khi mới tập cho bé ăn dặm

Khi mới tập ăn, nếu bị ép sẽ dễ làm bé cảm thấy việc ăn uống giống như một “cực hình”. Lâu dài sẽ khiến trẻ biếng ăn, sợ ăn.

8.6. Kiên nhẫn

Kiên nhẫn với bé là điều bố mẹ nên chú ý. Bởi khi mới làm quen với thức ăn mới, việc bé không quen, không thích là chuyện rất thường xảy ra. Lúc này, bố mẹ hãy kiên nhẫn với bé, hoặc có thể đợi 2,3 ngày sau cho bé thử lại món ăn đó, tránh để bé kén ăn sau này.

Bố mẹ hãy kiên nhẫn với bé mới tập ăn dặm

Bố mẹ hãy kiên nhẫn với bé mới tập ăn dặm

8.6. Sữa vẫn là thức ăn chính của bé

Mặc dù đã tập cho bé ăn dặm, bố mẹ vẫn nên cho bé bú mẹ, uống sữa như bình thường. Vì nguồn dinh dưỡng chính của bé trong giai đoạn này vẫn được lấy từ sữa.

9Một số sai lầm cần tránh khi mới tập cho trẻ ăn dặm

9.1. Sai lầm khi tập cho trẻ ăn dặm bằng thức ăn rắn

Khi mới tập cho bé ăn dặm, nhiều bố mẹ có xu hướng vội vàng cho trẻ ăn thức ăn đặc, rắn ngay cả với các bé từ 4 – 6 tháng. Tuy nhiên, các bác sĩ nhi khoa không khuyến khích điều này. Khi bé tập ăn dặm trong 4 – 6 tháng đầu đời, bố mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm với số lượng ít với thức ăn mềm, đặc biệt sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của bé.   

Sai lầm khi tập ăn dặm bằng thức ăn rắn khi trẻ mới 4 - 6 tháng tuổi

Sai lầm khi tập ăn dặm bằng thức ăn rắn khi trẻ mới 4 – 6 tháng tuổi

9.2. Sai lầm khi cho trẻ ăn dặm với quá nhiều ngũ cốc

Nhiều bố mẹ cho rằng ngũ cốc là an toàn và bổ dưỡng để tập cho trẻ ăn dặm trước 6 tháng. Tuy nhiên, đường tiêu hóa của trẻ trước 6 tháng chưa đủ trưởng thành, nếu ăn ngũ cốc có thể gây táo bón và dẫn đến quấy khóc. Do đó, tốt nhất bố mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ dinh dưỡng trước khi bắt đầu tập cho bé ăn dặm bằng ngũ cốc. 

9.3. Sai lầm khi tập cho trẻ ăn dặm với thức ăn gây dị ứng

Bố mẹ hãy cẩn thận với một số thực phẩm thông thường và bổ dưỡng có thể trở thành mối đe dọa dị ứng cho trẻ khi bắt đầu tập ăn dặm và hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa trước khi bắt đầu sử dụng các thực phẩm trong suốt quá trình ăn dặm của trẻ. 

9.4. Sai lầm khi cho trẻ ăn dặm với quá nhiều nước ép trái cây

Các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ nên tránh cho bé uống nhiều nước trái cây và thay vào đó hãy chọn các loại trái cây tươi đã được cắt, thái lát hoặc nghiền. Nước trái cây (đặc biệt là loại đóng gói) chỉ bổ sung thêm calo và có thể dẫn đến các vấn đề như béo phì và sâu răng cho trẻ.

Trái cây tươi cho bé ăn dặm nên được được cắt, thái lát hoặc nghiền

Trái cây tươi cho bé ăn dặm nên được được cắt, thái lát hoặc nghiền

Trên đây, AVAKids đã cùng bạn tìm lời giải đáp cho câu hỏi nên tập ăn dặm cho bé như thế nào. Dù lựa chọn phương pháp nào đi chăng nữa, hãy để bé làm quen dần mẹ nhé. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, truy cập website avakids.com hoặc liên hệ đến hotline 1900.866.874 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.

1. https://www.parents.com/baby/feeding/solid-foods/dos-and-donts-of-baby-led-weaning/

2. http://www.bounty.com/baby-0-to-12-months/weaning/how-to-wean/how-to-start-weaning

3. https://www.mamanatural.com/baby-led-weaning/