Nền tảng công nghệ số – hướng đi mới của doanh nghiệp

Nền tảng công nghệ số đã trở thành thành phần không thể thiếu đối với người dân trên toàn thế giới ở trong hầu hết các hoạt động, các lĩnh vực đời sống như: mua sắm, y tế, giải trí,…

Nhờ sự phát triển vượt trội của Internet và các công nghệ số mà nhiều nền tảng số đa dạng đã xuất hiện trên toàn thế giới. Từ đó nhiều mô hình kinh doanh mới đã phát triển cùng với sự đa dạng các loại hàng hóa và dịch vụ.

Chính vì thế, phát triển nền tảng công nghệ số là hướng đi mới và cần thiết cho các doanh nghiệp để có thể tồn tại trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0 này.

Vậy nền tảng công nghệ số là gì? Chúng nó những lợi ích gì cho doanh nghiệp của bạn? Hãy cùng Nef Digital tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tổng quan về nền tảng công nghệ số

Nền tảng công nghệ đóng vai trò trung tâm trong các hoạt động của hầu hết những ông lớn công nghệ hiện nay như: Facebook, Amazon, Google, Apple, Alibaba,…

Một cuộc khảo sát được thực hiện vào năm 2015 đã xác định 176 công ty nền tảng trên thế giới, với giá trị vốn hóa thị trường toàn cầu ước tính là 4,3 tỷ đô la, lớn hơn tổng sản phẩm quốc nội của Đức.

Theo báo cáo khảo sát, 9 nền tảng số có nguồn gốc từ Hoa Kỳ đã được trao 11.585 bằng sáng chế vào năm 2014. Bằng cách giới thiệu các sản phẩm – dịch vụ và mô hình kinh doanh mới, chúng trở thành yếu tố không thể thiếu trong các lĩnh vực như vận tải, lưu trú, ngân hàng, giáo dục và truyền thông.

Nền tảng công nghệ số là gì?

Nền tảng công nghệ số là tác nhân chính của nền kinh tế số, chuyển đổi số. Được định nghĩa là tập hợp các tài nguyên kỹ thuật số, cho phép nhà sản xuất và người sử dụng tương tác qua lại với nhau. Nền tảng công nghệ số được chia làm ba loại như sau:

  • Nền tảng giao dịch
  • Nền tảng đổi mới
  • Nền tảng tích hợp

Mỗi loại nền tảng sẽ mang lại những gì, Nef sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn ở dưới đây:

Nền tảng giao dịch

Nền tảng giao dịch, hay còn được gọi với nhiều cái tên như thị trường đa mặt, nền tảng trao đổi. Nó cung cấp nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng trực tuyến hỗ trợ cho các bên giao dịch trao đổi qua lại.

Nền tảng giao dịch giúp:

  • Giảm thiểu chi phí,
  • Giúp tìm kiếm khách hàng tiềm năng dễ dàng hơn,
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch kinh doanh online của doanh nghiệp hay những cá nhân, tổ chức với nhau.

Nền tảng giao dịchNền tảng giao dịchNền tảng giao dịch

Nền tảng đổi mới

Nền tảng đổi mới hay nền tảng kỹ thuật hoặc nền tảng công nghệ. Nền tảng này được tạo thành từ các khối công nghệ, tạo cơ sở phát triển các dịch vụ và sản phẩm. Như tên gọi, nền tảng đổi mới tạo thuận lợi cho các quá trình đổi mới.

Trung tâm Doanh nghiệp toàn cầu mô tả nền tảng đổi mới là các khối xây dựng công nghệ được sử dụng làm nền tảng. Trên đó, một số lượng lớn các nhà đổi mới có thể phát triển các dịch vụ hoặc sản phẩm bổ sung, tạo thành một hệ sinh thái đổi mới xung quanh nền tảng.

Nền tảng tích hợp

Nền tảng tích hợp là sự kết hợp dựa trên nhiều mặt của hai nền tảng trên. Bất kỳ một nền tảng giao dịch số nào cũng yêu cầu một nền tảng đổi mới, vì nền tảng giao dịch được xây dựng trên một nền tảng đổi mới.

Lợi ích các nền tảng công nghệ số đem lại cho doanh nghiệp

Vậy, doanh nghiệp sẽ hưởng những lợi ích gì khi sử dụng các nền tảng công nghệ số?

Xóa bỏ khoảng cách giữa các phòng ban

Sử dụng công nghệ số giúp cho quy trình làm việc của doanh nghiệp được tự động hóa. Các phòng ban sẽ không còn khoảng cách với nhau. Tất cả thông tin được tập trung tại một hệ thống. Từ đó giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát, xử lý các vấn đề dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả.

Tăng cường minh bạch và hiệu quả trong hệ thống quản trị doanh nghiệp

Các nhà quản lý, các chủ doanh nghiệp có thể thấy rõ ràng hiệu quả làm việc, sự minh bạch trong quá trình làm việc của nhân viên.

Mọi thông tin đều rất đơn giản, dễ nắm bắt qua các báo cáo ngắn gọn của các nền tảng. Từ đó đánh giá đúng tình hình, năng lực làm việc để dễ dàng quản trị doanh nghiệp của mình.

Tối ưu hóa năng suất nhân viên

Chuyển đối số sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện được những công việc có giá trị gia tăng thấp, mà không cần phải trả phí. Vì vậy, nhân viên sẽ có nhiều thời gian để nâng cao chuyên môn và thực hiện những công việc mang lại giá trị cao hơn.

Nền tảng công nghệ số - nâng cao khả năng cạnh tranhNền tảng công nghệ số - nâng cao khả năng cạnh tranhNền tảng công nghệ số – nâng cao khả năng cạnh tranh

Nâng cao khả năng cạnh tranh

Doanh nghiệp nào sử dụng nền tảng số hóa thì có thể triển khai và vận hành hiệu quả, chính xác và chất lượng hơn những doanh nghiệp không sử dụng quá trình số hóa.

Trong xu hướng tất yếu của thời đại, việc áp dụng nền tảng công nghệ giúp doanh nghiệp tăng ”sức đề kháng” để có thể tồn tại và phát triển.

Các nền tảng công nghệ thường gặp

Hãy cùng Nef điểm qua những nền tảng thông dụng sẽ giúp ích cho doanh nghiệp của bạn.

Nền tảng công nghệ internet kết nối vạn vật (IoT) – Internet of Things

IoT đang là xu hướng công nghệ được nhiều doanh nghiệp chú ý tới nhất. Trên thương trường, cuộc đua công nghệ kết nối vạn vật giữa các doanh nghiệp, các ông lớn công nghệ diễn ra vô cùng mạnh mẽ.

IoT kết hợp cùng thuật toán thông minh AI và hệ thống tự động kết nối IT/ERP. Chúng nhằm quản lý các mô hình kinh doanh, sản xuất mới. Từ đó các doanh nghiệp, các hãng công nghệ đã hoàn toàn bỏ được các hình thức kinh doanh cũ kỹ, lạc hậu.

Vai trò của nền tảng IoT:

  • Kết nối phần cứng, ví dụ như thiết bị và cảm biến.
  • Giúp xử lý các giao thiệp truyền thông của các phần cứng, phần mềm khác nhau.
  • Cung cấp bảo mật, xác thực thông tin thiết bị và người dùng.
  • Giúp thu thập dữ liệu, trực quan hóa và phân tích một cách khoa học.
  • Tích hợp các chức năng với các hệ thống kinh doanh, dịch vụ website khác.

Blockchain platform

Đây là nền tảng hỗ trợ phát triển các ứng dụng phân quyền chạy trên blockchain. Nó giống như một nền tảng đám mây phân tán. Giúp cung cấp mạng lưới blockchain, tổ chức, triển khai và chạy những hợp đồng thông minh. Giúp truy cập và dò tìm thông tin trên sổ cái.

Độ bảo mật và tin cậy của blockchain là rất cao, việc xử lý thông tin cũng rất nhanh chóng. Do không sử dụng cơ sở hạ tầng tập trung. Blockchain còn đảm bảo tính minh bạch cao do dữ liệu người dùng không thể thay đổi. Và có thể truy vấn dữ liệu hệ thống theo thời gian thực.

Nền tảng Blockchain platformNền tảng Blockchain platformNền tảng Blockchain platform

Digital Manufacturing platform

Digital Manufacturing là nền tảng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sản xuất. Một số dịch vụ phổ biến của Digital Manufacturin:

  • Hệ thống giám sát, kiểm soát sản xuất
  • Kỹ thuật dùng trong sản xuất
  • Phân tích dữ liệu, tự động hóa
  • Mô phỏng quy trình sản xuất
  • Lập kế hoạch sản xuất, bảo trì tự động

Digital platform

Nền tảng này cho phép các hoạt động không duy trì liên tục, gần như không nghỉ (always-on environment). Nó cho phép doanh nghiệp thực hiện các chiến lược digital marketing.

Digital platform giúp kết nối nhiều người dùng lại với nhau. Từ đó giúp thu thập nhiều thông tin hữu ích cho doanh nghiệp. Tăng sự tương tác của người dùng với doanh nghiệp. Và tăng độ nhận diện cũng như độ phủ của thương hiệu.

Customer Data platform

Customer Data platform (CDP) là nền tảng dữ liệu về khách hàng. Một nền tảng dữ liệu khổng lồ, bền bỉ và dễ dàng truy cập và hệ thống khác.

Nền tảng này tổng hợp, sắp xếp dữ liệu người dùng. Từ đó giúp doanh nghiệp nhìn nhận được hành vi và nhu cầu từ khách hàng của họ. Giúp cho chiến lược marketing của doanh nghiệp dễ dàng hơn.

Trí tuệ nhân tạo – AI platform 

Nền tảng trí tuệ nhân tạo AI cho phép máy móc thực hiện những hành động của con người. Nhưng với tốc độ và độ chính xác cao hơn gấp nhiều lần. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ đã và đang thay thế vị trí không cần thiết bằng máy móc trang bị trí tuệ nhân tạo rất hiện đại.

Một số tính năng tiêu biểu của nền tảng AI:

  • Machine Learning (máy học): Là tập hợp con của AI. Nó dựa trên những dữ liệu sẵn có, được thiết lập sẵn, để xử lý các vấn đề của bạn. Machine Learning tìm hiểu các hệ thống quyết định phức tạp, tìm ra mẫu, phát hiện sự bất thường của dữ liệu để đưa ra cảnh báo nếu cần thiết.
  • Tự động hóa: Giờ đây các công việc thủ công đã có thể tự động hóa một cách dễ dàng. Từ đó, doanh nghiệp tiết kiệm được nguồn lực, nguồn tài nguyên.
  • Hiểu và xử lý ngôn ngữ tự nhiên: Đây là tính năng nhận dạng và xử lý giọng nói. Giọng nói sẽ được chuyển đổi thành văn bản.
  • Điện toán đám mây (cloud): Sự kết hợp của AI và hệ thống đám mây giúp phát triển, mở rộng giải pháp AI phức tạp.

Quá trình chuyển đổi nền tảng số có thể vẫn chưa đạt đến thành công nếu chưa tìm được hướng đi đúng với công nghệ phù hợp. Nhưng nếu không thay đổi thì doanh nghiệp chắc chắn thất bại và không thể trụ lại trên thị trường. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần xác định việc chuyển đổi số là một chiến lược trọng tâm, là nhiệm vụ cần thiết để có thể tồn tại và phát triển. 

Trên đây là những thông tin về nền tảng công nghệ số. Hi vọng bài viết của Nef.vn hữu ích với bạn.

Trân trọng cảm ơn!

Nef Digital Jsc.,

  • VPGD: Số 11, Hà Kế Tấn, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hotline: 024.6655.2266
  • Email:  [email protected]
  • Website: https://nef.vn