Năng lượng mặt trời là gì? Có lợi ích và ứng dụng như thế nào?
Chắc hẳn bạn đang băn khoăn không biết năng lượng mặt trời là gì? Đây là một nguồn năng lượng sạch, vô cùng quý giá cho sự sống của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Việc tận dụng nguồn năng lượng này không gây tác động xấu đến môi trường. Do đó, các nhà khoa học đang không ngừng đẩy mạnh khai thác tiềm năng.
Hãy cùng Sơn Hà đi đến cuối bài viết này để tìm hiểu cụ thể hơn về năng lượng mặt trời và những lợi ích mà nó mang lại, qua 8 băn khoăn phổ biến dưới đây!
Mục Lục
1. Năng lượng mặt trời là gì?
Năng lượng mặt trời (thuật ngữ tiếng Anh là Solar energy) là năng lượng bức xạ được tạo ra nhờ mặt trời. Đây là nguồn năng lượng được khám phá, khai thác và tận dụng đầu tiên trên trái đất, trước cả khi con người tạo ra lửa. Năng lượng mặt trời cùng với các nguồn tài nguồn thứ cấp như sức gió, sức nước, sinh khối,…đóng góp phần lớn trong quá trình tạo nên nguồn năng lượng tái tạo.
Bạn có biết năng lượng mặt trời là gì?
Đây được coi là nguồn năng lượng thiết yếu cho sự sống của con người.
2. Ưu, nhược điểm của năng lượng mặt trời là gì?
Nguồn năng lượng này tồn tại song hành cả ưu, nhược điểm tác động đến hoạt động khai thác của con người:
2.1. Ưu điểm của năng lượng mặt trời
Năng lượng mặt trời có nhiều ưu điểm mà con người có thể tận dụng
- Đây là nguồn năng lượng tái tạo không bị cạn kiệt, có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của tất cả mọi người đến hàng nghìn năm sau.
- Có thể sử dụng ở bất cứ đâu có ánh nắng mặt trời chiếu sáng.
- Thân thiện với môi trường khi đảm bảo không thải ra các chất gây ô nhiễm.
- Hiệu quả sử dụng cao với chi phí đầu vào thấp.
- Có thể ứng dụng rộng rãi đối với các điểm mù tại nhiều quốc gia khác nhau.
- Ngày càng tiết kiệm chi phí và tối ưu công suất nhờ vào sự phát triển hàng ngày của công nghệ sản xuất.
7 ưu điểm năng lượng mặt trời trong đó nổi bật là thân thiện với môi trường
2.2. Nhược điểm của năng lượng mặt trời
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, nguồn năng lượng này cũng có nhiều nhược điểm, gây trở ngại cho việc sử dụng, chẳng hạn như:
- Chi phí dùng cho lắp đặt hệ thống không hề rẻ.
- Không thể sử dụng vào những lúc không có ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng yếu, ban đêm hoặc những lúc trời mưa bão. Có thể sử dụng nguồn năng lượng dự trữ để thay thế nhưng không duy trì được lâu.
- Nguyên liệu sản xuất đắt đỏ và quý hiếm dẫn đến chi phí sản xuất lớn.
- Mật độ năng lượng khá thấp nên cần đến tấm năng lượng mặt trời lớn để phục vụ sử dụng.
3. Năng lượng mặt trời thuộc dạng tài nguyên nào?
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch thuộc dạng tài nguyên vô tận, có khả năng tái tạo, không lo cạn kiệt. Theo nghiên cứu, bức xạ tỏa ra từ mặt trời sẽ được phát ra đều đặn, liên tục mà không bị gián đoạn đến khoảng 6 tỷ năm tới. Trong tương lai, nguồn năng lượng này được kỳ vọng cao và đầu tư phát triển trở thành nguồn năng lượng hy vọng của tương lai.
Năng lượng mặt trời thuộc dạng nguồn tài nguyên vô tận
4. Năng lượng mặt trời dùng để làm gì?
Năng lượng mặt trời thật sự quan trọng trong quá trình tồn tại và sinh trưởng của các sinh vật trên trái đất. Chẳng hạn như thực vật sử dụng nguồn ánh sáng để quang hợp và chiếu sáng, nguồn nhiệt từ mặt trời để sưởi ấm và làm nóng nước.
Con người có linh hoạt và sáng tạo hơn nên có thể tận dụng năng lượng mặt trời để chế tạo hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời, hệ thống máy sưởi, hệ thống lọc nước năng lượng mặt trời giúp chuyển đổi nước lợ hay nước mặn thành nước ngọt uống được. Không chỉ vậy, nguồn năng lượng này có thể chuyển đổi dùng trong đun nấu, khử trùng hoặc nghiên cứu phát triển hệ thống điện năng lượng mặt trời.
Năng lượng mặt trời có 4 tác dụng chính
5. Năng lượng mặt trời có những tiềm năng gì tại Việt Nam?
Việt nam có tiềm năng rất lớn trong khai thác năng lượng mặt trời khi miền Nam và miền Trung có nắng nóng thường xuyên với cường độ chiếu sáng cao trung bình khoảng 5kWh mỗi mét vuông. Miền Bắc thì chủ yếu là nắng nóng nhẹ nên cường độ thấp hơn, chỉ khoảng 4 kWh 1 mét vuông.
Ngoài ra, năng lượng mặt trời rất tiềm năng khi ứng dụng trong nông nghiệp ở Việt Nam.
Năng lượng mặt trời có tiềm năng phát triển lớn tại Việt Nam
6. Phương pháp khai thác nguồn năng lượng mặt trời
Điện mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo sạch, lớn nhất, đáng tin cậy mà con người có tận dụng khai thác thoải mái mà không lo cạn kiệt.
Có hai phương pháp khai thác năng lượng mặt trời dạng điện năng chủ yếu là phương pháp chủ động và bị động.
- Phương pháp thụ động áp dụng cơ chế thu giữ nhiệt trong cấu trúc nguyên vật liệu từ các công trình xây dựng. Đây là phương pháp đã được phát triển từ lâu đời.
- Phương pháp chủ động có khả năng thu nạp nguồn năng lượng từ bức xạ mặt trời nhờ các thiết bị chuyên dụng. Nguồn điện năng lượng mặt trời sau đó sẽ được phân phối bằng máy bơm hoặc hệ thống quạt. Phương pháp này mới được đưa vào sử dụng từ thế kỷ 20.
7. Năng lượng mặt trời có lợi ích gì?
Năng lượng mặt trời được quan tâm và đầu tư nghiên cứu thường xuyên nhờ những lợi ích to lớn có khả năng đem đến nếu như được khai thác đúng cách và triệt để. Hiện nay, cả thế giới đang tập trung vào nền công nghiệp 4.0 và AI đang được ứng dụng trực tiếp nguồn năng lượng mặt trời, đồng thời có thể phục vụ lâu dài.
Năng lượng mặt trời ít góp phần giảm ô nhiễm môi trường khí không thải ra các chất độc hại ra môi trường, không ảnh hưởng đến nguồn nước. Không chỉ vậy, năng lượng mặt trời không phải bảo dưỡng nhiều giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và ô nhiễm tiếng ồn.
Ngoài ra, nguồn năng lượng này có thể sử dụng ở khắp mọi nơi có ánh nắng mặt trời. Chúng ta có thể tích trữ điện vào ban ngày có ánh nắng để sử dụng vào những lúc cần thiết khác làm giảm tiêu hao công suất phát điện.
8. Năng lượng mặt trời ở Việt Nam được ứng dụng như thế nào?
Năng lượng mặt trời được khai thác ứng dụng chủ yếu dưới 2 dạng chính. Mỗi hình thức sẽ đáp ứng nhu cầu riêng của con người.
Ứng dụng đầu tiên là điện năng lượng mặt trời – dạng chuyển đổi năng lượng bức xạ mặt trời thành nguồn điện năng phục vụ cho sinh hoạt và hoạt động sản xuất. Nguồn năng lượng này được kỳ vọng sẽ thay thế cho nguồn điện lưới mà con người vẫn đang sử dụng phần lớn hiện nay.
Một hình thức ứng dụng khác là năng lượng nhiệt mặt trời. Đây là hoạt động chuyển đổi bức xạ mặt trời thành dạng năng lượng nhiệt. Nhiệt năng được tích hợp để đun nước hoặc dùng cho hệ thống sưởi để sinh hơi quay cho tuabin điện và dùng chủ yếu trong sản xuất lò sưởi.
Có 2 ứng dụng năng lượng mặt trời chủ yếu
Việt Nam được tạo hóa ưu ái cho vị trí địa lý có nguồn năng lượng mặt trời rất lớn. Theo đánh giá của các nhà khoa học nước ta, nếu khai thác tốt tiềm năng của điện mặt trời sẽ đóng góp rất lớn vào dự án điện khí hóa nông thôn. Năng lượng mặt trời có thể được đưa vào sử dụng tại các địa phương chưa có lưới điện quốc gia, cung cấp điện cho các hộ dân.
Không chỉ vậy, năng lượng mặt trời có thể được dùng trong các lĩnh vực nhiệt, đun nấu. Năng lượng này được sử dụng để đun nóng nước và đưa vào các loại bình đun nước tại nhiều tỉnh, thành phố.
Hình thức chuyển đổi được áp dụng phổ biến và rộng rãi nhất là máy nước nóng năng lượng trời. Dòng sản phẩm tiêu biểu là thái dương năng Sơn Hà với nhiều chủng loại đa dạng như thái dương năng ống dầu, ống chân không, tấm phẳng,… ngày càng được ưa chuộng hiện nay. Máy nước nóng năng lượng mặt trời thái dương năng tận dụng bức xạ từ ánh sáng mặt trời để đun nóng nước phục vụ sinh hoạt mà không cần dùng đến điện.
Máy nước nóng năng lượng mặt trời được ứng dụng làm nước nóng tại Việt Nam
Như vậy, các thông tin cơ bản về năng lượng mặt trời đã được tổng hợp và chia sẻ thông qua bài viết này. Chúng tôi hi vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích với bạn đọc và có thể áp dụng được trong những trường hợp cần thiết.
Bạn đọc muốn tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan hay tham khảo hệ thống sản phẩm về máy nước nóng năng lượng mặt trời có thể truy cập vào website chính thức Sonha.net.vn hoặc liên hệ trực tiếp tới HOTLINE: 0969.26.90.90 để được hỗ trợ và hướng dẫn chi tiết.
Qua bài viết này Sơn Hà hi vọng bạn đã hiểu được năng lượng mặt trời là gì? Ưu, nhược điểm, những ứng dụng và nhiều thông tin hữu ích khác.
Chúc bạn đã có được những thông tin hữu ích và khoảng thời gian ý nghĩa cùng Sơn Hà!
[CodeFormInfo]