Năng lực nghề nghiệp: Định nghĩa, phân loại và cách rèn luyện!
Năng lực nghề nghiệp được xem là yếu tố then chốt giúp chúng ta hoàn thành công việc hiệu quả và có nhiều cơ hội thăng tiến, phát triển. Thật may mắn là năng lực nghề nghiệp hoàn toàn có thể trau dồi, rèn luyện dù bạn làm việc ở bất cứ ngành nghề nào đi chăng nữa. Cùng KFC tìm hiểu chi tiết hơn trong nội dung dưới đây nhé!
» Tham khảo ngay: Mục tiêu nghề nghiệp là gì?
Mục Lục
Năng lực nghề nghiệp là gì?
Năng lực nghề nghiệp là khả năng làm chủ công việc của mỗi cá nhân, thể hiện mức độ kiến thức người đó sở hữu. Năng lực nghề nghiệp càng cao thì khả năng giải quyết công việc càng nhanh chóng, thuận lợi và dễ dàng hơn.
Ở các môi trường làm việc khác nhau, năng lực nghề nghiệp của mỗi người sẽ được phát huy không giống nhau.
– Ví dụ: Nhân viên bán hàng sẽ giỏi về việc giao tiếp và kỹ năng ứng phó với những tình huống bất ngờ đến từ khách hàng; Nhân viên kỹ thuật trong công ty sẽ có hiểu biết hơn về sửa chữa máy móc hay lỗi hệ thống…
Ngoài ra, năng lực làm việc không phải là vĩnh viễn mà nó sẽ thay đổi theo môi trường và thời gian làm việc. Trên thực tế có rất nhiều bạn khi ra trường không đúng ngành nghề mình đã học nhưng họ dùng nhiều thời gian thực hành, trau dồi kiến thức nên năng lực nghề nghiệp ngày càng tăng cao.
Năng lực nghề nghiệp có quan trọng không?
Khi bạn hoạt động ở bất cứ nơi đâu, bất kể lĩnh vực nào thì năng lực làm việc cũng có vai trò rất quan trọng. Một nhân viên có năng lực nghề nghiệp đồng nghĩa với việc người đó sẽ có kiến thức chuyên môn tốt, khả năng xử lý tình huống nhạy bén, hiệu suất làm việc cao đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Những nhân viên như vậy luôn được hưởng đãi ngộ đặc biệt và nhận được nhiều ưu ái của mọi người.
Phân loại năng lực nghề nghiệp
Năng lực nghề nghiệp được chia làm 4 nhóm cơ bản:
- Năng lực nhận thức: Là năng lực phản ánh khả năng học tập cũng như tiếp thu kiến thức của bản thân. Nó được thể hiện qua quan sát thực tế, sự sáng tạo trong quá trình làm việc.
- Năng lực kỹ thuật, chuyên môn: Ở nhóm nghề này sẽ cho thấy sự hiểu biết sâu rộng, chuyên môn cao, năng lực kỹ thuật, trình độ nghiệp vụ trong môi trường làm việc họ đang theo.
- Năng lực lãnh đạo, giao tiếp: Những người ở nhóm này thường đủ tự tin, giỏi ngoại giao, đàm phán. Có khả năng quản lý tốt đám đông hay một số người.
- Năng lực tổ chức, quản lý: Yêu cầu cần có các kỹ năng tổ chức và quản lý được các hoạt động trong công ty.
Cách rèn luyện năng lực nghề nghiệp
Mỗi ngành nghề khác nhau có cách rèn luyện năng lực nghề nghiệp khác nhau. Vì vậy, để có cách làm đúng đắn ta sẽ chia cách rèn luyện theo nhóm ngành nghề sau:
Mỗi ngành nghề khác nhau có cách rèn luyện năng lực nghề nghiệp khác nhau. Vì vậy, để có cách làm đúng đắn ta sẽ chia cách rèn luyện theo nhóm ngành nghề sau:
1. Rèn luyện năng lực nghề nghiệp ngành công nghệ thông tin
Hiện nay, công nghệ thông tin là ngành nghề xu thế giới trẻ đang theo đuổi. Các bạn ra trường với ngành này được rất nhiều doanh nghiệp, công ty săn đón.
Nếu muốn trở thành một nhân viên ưu tú, bạn phải có chuyên môn giỏi. Làm IT không những yêu cầu xử lý thông tin, đảm bảo an toàn hệ thống và lưu trữ dữ liệu mà phải có khả năng viết, thiết kế phần mềm và lập trình rất tốt.
Ngoài ra, cần biết ngoại ngữ mới có thể theo ngành này đến cùng bởi đa số các chương trình hay phần mềm đều được mã hóa và viết bằng ngôn ngữ tiếng anh.
2. Rèn luyện năng lực làm việc ngành giáo dục
Giáo dục là một ngành được quan tâm và được xem là nghề cao quý vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến thế hệ trẻ – tương lai của đất nước.
Đó là lý do khi làm trong ngành giáo dục, bạn cần rèn luyện năng lực nhiều hơn hơn bất kỳ ngành nghề nào khác. Hãy trang bị kiến thức thật vững chắc, học tập các kỹ năng truyền đạt thông tin đến học sinh và có nhiều sáng tạo trong công việc giảng dạy thực tế. Bởi thầy cô giáo có tâm, có kiến thức, biết cách truyền tải sẽ giúp cho học sinh hứng thú hơn trong học tập và dễ dàng tiếp thu bài giảng hơn.
Bên cạnh đó, nên phát triển năng lực nghề nghiệp bằng cách thay đổi môi trường dạy hay tiếp xúc với học sinh ở nhiều nơi khác nhau để có trải nghiệm mới, dễ dàng phát hiện được lỗi sai và những thiếu sót về kỹ năng. Từ đó, bản thân giáo viên sẽ rút ra được kinh nghiệm và có phương án sửa chữa, cải thiện để áp dụng vào bài giảng trên lớp ngày một tốt hơn.
3. Rèn luyện năng lực nghề nghiệp ngành kinh doanh
Kinh doanh là ngành phổ biến nhất hiện nay với nguồn nhân lực vô cùng dồi dào và sự tự tin và khả năng giao tiếp tốt chính là điều làm nên thành công cho ngành này.
Nhiều cơ sở kinh doanh yêu cầu có năng lực chuyên môn cao nên nhân viên làm ở vị trí này cần trang bị đầy đủ kiến thức và học hỏi liên tục để có thể thích ứng với công việc nhất là các vị trí kinh doanh liên quan đến kỹ thuật, máy móc hiện đại.
Ngoài ra, môi trường kinh doanh nhiều cạnh tranh là động lực giúp nhân viên có nhiều ý tưởng sáng tạo phong phú đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế theo hướng đi mới.
Kết luận
Năng lực nghề nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến quy trình đào tạo của doanh nghiệp mà nó còn là thước đo để đánh giá tốc độ nhận thức và năng lực của mọi người. Khi đã hiểu rõ cách rèn luyện năng lực nghề nghiệp chúng ta sẽ có những hành động thiết thực để trau dồi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm. Đây chính là hành trình đầu tiên đưa bạn đến gần hơn với công việc mình yêu thích.
Đừng bỏ qua những vị trí KFC đang tuyển dụng » TẠI ĐÂY