Năng lực là gì và các thông tin về đặc điểm năng lực
Trong cùng một điều kiện, hoàn cảnh như nhau nhưng khả năng tiếp thu kiến thu của mỗi người lại ở những mức độ khác nhau. Điều này phụ thuộc vào trình độ năng lực của mỗi người. Vậy năng lực là gì và những yếu tố nào ảnh hưởng đến năng lực chúng ta sẽ có được câu trả lời thông qua bài viết ngay sau đây.
1. Năng lực là gì và các dạng của năng lực
1.1. Thông tin chung về năng lực
Năng lực là gì? Năng lực là tổng hợp các thuộc tính tâm lý và đặc điểm cụ thể của mỗi cá nhân. Những đặc điểm này phải đảm bảo phù hợp với yêu cầu của một hoạt động nhất định nào đó và làm cho hiệu quả đạt được của hoạt động ở mức tốt.
Thông tin chung về năng lực
Khái niệm khác lại cho rằng: Năng lực là điều kiện chủ quan mà mỗi người có sẵn. Năng lực đó giúp con người tư duy, có năng lực lãnh đạo về chuyên môn. Hoặc hiểu theo cách đơn giản thì năng lực là khả năng đạt được hiệu quả công việc của một người trong thực tế.
Nhìn chung năng lực là khái niệm chỉ một mức độ nhất định của khả năng hoàn thành một công việc nào đó của con người. Biểu thị của năng lực chính là kết quả của công việc đó. Năng lực của một cá nhân thường có được đánh giá thông qua những đặc điểm sau:
– Sự khác biệt về năng lực của mỗi cá nhân được thể hiện qua kết quả thực hiện một hoạt động nào đó. Mỗi cá nhân sẽ có cách xử lý công việc và thể hiện năng lực làm việc khác nhau trong cùng một sự việc.
– Năng lực khác hoàn toàn với kỹ năng, kỹ xảo. Phải có năng lực thì con người mới tiếp thu kiến thức kỹ năng dễ dàng hơn.
– Sự phát triển, cách tổ chức của hệ thống thần kinh trung ương ảnh hưởng đến năng lực con người. Quá trình hoạt động của con người sẽ làm nên năng lực trên các phương diện khác nhau.
Vì vậy khi đánh giá kết quả thực hiện công việc của cá nhân, người đánh giá cần phân tích các yếu tố làm nên kết quả, xem cách thức nhân viên làm việc và thời gian để hoàn thành một đầu việc.
1.2. Năng lực có những dạng nào?
1.2.1. Dạng năng lực chung
Nhận định về năng lực nói chung thì đây là những năng lực cơ bản cho hoạt động của con người. Những hoạt động này đều là hoạt động được tạo nên từ quá trình hình thành và phát triển.
Dạng năng lực chung
Năng lực chung của một người sẽ chịu ảnh hưởng từ quá trình giáo dục và những hoạt động cuộc sống thường ngày của chính cá nhân đó. Các yếu tố cốt lõi của cá nhân được hình thành ngay từ nhỏ sẽ đáp ứng với các hoạt động khác nhau của đời sống xã hội.
Nhìn chung năng lực cơ bản của một cá nhân sẽ được thể hiện qua các yếu tố: Kỹ năng giao tiếp, hợp tác nhóm; Tinh thần tự chủ, khả năng tự học; Sáng tạo khi sử dụng nhiều cách khác nhau để giải quуết ᴠấn đề.
1.2.2. Dạng năng lực chuyên môn
Năng lực chuyên môn là năng lực được thể hiện trong những lĩnh vực nhất định. Mỗi cá nhân sẽ có những đặc điểm nổi trội trên các lĩnh vực như là toán học, kinh doanh, hội hoạ, âm nhạc…
Dạng năng lực chuyên môn
Giữa năng lực chung và năng lực chuyên môn có mối quan hệ mật thiết. Năng lực chung là cơ sở để phát triển năng lực chuyên môn. Và sự phát triển của năng lực chuyên môn cũng tác động lại năng lực chung trong những điều kiện nhất định.
Thực tế đã chỉ ra rằng, muốn một hoạt động nào đó đạt được hiệu quả thì cá nhân phải có một trình độ năng lực chung nhất định và có năng lực chuyên môn tương ứng thì mới đáp ứng được yêu cầu công việc.
Qua quá trình đào tạo và rèn luyện, mỗi cá nhân sẽ tự phát triển và bồi dưỡng năng lực cho riêng mình. Nhờ vào ý thức tư điều chỉnh hành vi, một người sẽ phối hợp mọi hoạt động trong cuộc sống để đạt được kết quả mong muốn.
2. Những yếu tố tạo nên năng lực cá nhân
2.1. Yếu tố kiến thức và kỹ năng cấu thành nên năng lực
Yếu tố kiến thức cấu thành nên năng lực có thể kể đến đó là những hiểu biết chung về xã hội, điều kiện tự nhiên và những lý thuyết chung khác. Đây là những cơ sở lý luận chung, là kiến thức nền tảng để con người hành động sáng suốt, tránh những rủi ro không đáng.
Yếu tố kiến thức và kỹ năng cấu thành nên năng lực
Con người muốn ngày càng phát triển năng lực thì cần đào tạo thường xuyên, không ngừng tích lũy kiến thức ở các lĩnh vực khác nhau. Các phương pháp đào tạo truyền thống thường hướng con người đến với những cách thức tiếp nhận kiến thức thụ động thông qua trường lớp đào tạo.
Tuy nhiên hiện nay, tinh thần tự trau dồi sẽ rèn luyện kỹ năng của cá nhân tốt hơn. Với các công việc khác nhau, cá nhân sẽ cần trau dồi các kỹ năng riêng, phù hợp với đặc điểm công việc. Kỹ năng tạo nên kết quả công việc, mà kết quả công việc được dùng để đánh giá năng lực. Vì thế kỹ năng là một phần không thể thiếu khi đánh giá năng lực một cá nhân.
Không ngừng rèn luyện kỹ năng
Cách thức duy nhất để cải thiện kỹ năng là không ngừng rèn luyện, không có một con đường nào khác tốt hơn con đường chăm chỉ luyện tập. Những công việc mà bạn đã được trau dồi kỹ năng, khi thực hiện sẽ không tốn nhiều thời gian và được thực hiện nhanh chóng hơn.
Nhất là những công việc yêu cầu cao về tính chuyên nghiệp và đòi hỏi sự chính xác thì kỹ năng lại càng quan trọng. Đó là lý do mà nhiều công việc yêu cầu nhân viên phải có kinh nghiệm làm việc trong một thời gian nhất định.
Thông qua quá trình tự trải nghiệm, tự đánh giá bản thân, cá nhân đó sẽ rút ra kinh nghiệm. Những điều cần ghi nhớ sẽ được lưu giữ lâu hơn nhờ có các tình huống thực tế. Ngoài các cá nhân có thể rút ra bài học nhờ các trường hợp xảy ra với người khác.
2.2. Tạo dựng mối quan hệ cá nhân
Để phát triển hành vi năng lực, mỗi người cần xây dựng cho mình mối quan hệ mang tính chất cá nhân. Những mối quan hệ này thông qua thời gian, các cá nhân sẽ có thêm những hiểu biết, bài học nhờ vào các cuộc trao đổi. Có sự thấu hiểu lẫn nhau, các nhiệm vụ công việc được hoàn thành nhanh hơn. Từ đó mục tiêu công việc được hoàn thành với hiệu quả cao.
2.3. Động cơ và những đặc điểm cá nhân
Mỗi cá nhân khi đã xác định cho mình mình một mục tiêu cụ thể, thì những nỗ lực để đạt được mục tiêu đó sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn. Trong quá trình thực hiện mục tiêu con người có được cảm giác hứng thú, say mê.
Động cơ và những đặc điểm cá nhân
Tinh thần là yếu tố quan trọng để vượt qua mọi chông gai, thử thách. Khi có niềm say mê mọi khó khăn được thúc đẩy để vượt qua. Năng lực cũng từ đó mà phát triển, kết quả đạt được như mong muốn ban đầu của con người.
Bên cạnh những yếu tố kể trên, đặc điểm cá nhân cũng quyết định đến năng lực. Có những người may mắn sinh ra đã sở hữu trí thông minh, sự nhanh nhạy khi xử lý các tình huống. Tuy nhiên những đặc điểm như vậy vẫn cần rèn luyện qua thời gian để nâng cao thêm năng lực.
Còn nếu không may mắc sở hữu sự thông minh xuất sắc thì quá trình rèn luyện sẽ giúp các cá nhân đạt được những đặc điểm ấy. Để có thể làm được điều đó mỗi người nên trau dồi cho mình sự tự tin, tinh thần quyết đoán, dám làm, dám chịu trách nhiệm đến cùng.
Thông qua những yếu tố ấy, khả năng chịu đựng và năng lực cạnh tranh sẽ được rèn luyện. Đồng thời khi cần hợp tác với những cá nhân khác, khi cả hai bên đều giữ vững tinh thần này thì mỗi mục tiêu đều được thực hiện nhanh gọn.
Năng lực con người dù là tự nhiên mà có hay phải trải qua quá trình luyện tập gian truân thì kết quả cuối cùng vẫn sẽ đạt được. Mỗi cá nhân chỉ cần giữ vững tinh thần kiên trì, nỗ lực không ngừng nghỉ thì thành công sẽ không ở đâu xa.
Ngoài ra để đánh giá tốt hơn năng lực của nhân viên bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của phần mềm giao việc. Phần mềm sẽ giúp bạn phân chia công việc cho nhân viên, ghi nhận kết quả đạt được và tổng hợp các đánh giá năng lực nhân viên.
Hy vọng rằng thông qua bài viết bạn đã hiểu năng lực là gì và cấu trúc của năng lực ra sao. Năng lực không phải là thứ có được trong một vài ngày mà đó là cả quá trình trau dồi, nỗ lực. Chúc cho trình độ năng lực của bạn sẽ ngày càng được cải thiện và thành công hơn nữa trong công việc cũng như cuộc sống.
Khung năng lực là gì
Để đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên trong công việc, nhà quản trị thường xây dựng khung năng lực cho mỗi nhân viên. Vậy khung năng lực là gì bạn hãy tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết sau nhé.
Khung năng lực là gì
Chia sẻ: