Năng lực là gì? Làm sao để nâng cao năng lực bản thân
Năng lực là một khái niệm gắn với mỗi người, là cơ sở để các nhà tuyển dụng xem xét mức độ phù hợp của mỗi ứng viên với vị trí công việc mà họ đang cần. Vậy năng lực là gì và làm cách nào để nâng cao năng lực của bản thân? Hãy tham khảo những phân tích dưới đây của BlogTopCV để hiểu hơn về năng lực cũng như có cách để đánh giá năng lực bản thân một cách phù hợp.
Mục Lục
Năng lực là gì?
Năng lực hiểu đơn giản thì chúng là khả năng của mỗi người để làm tốt một việc gì đó. Tuy nhiên, để định nghĩa đúng khái niệm năng lực chúng ta có thể dựa trên tâm lý học hoặc theo cách định nghĩa của các nhà quản lý nhân sự.
Năng lực là gì?
Theo tâm lý học
Năng lực là gì theo tâm lý học? Xét trên quan điểm của Tâm lý học, năng lực được hiểu là những đặc điểm hay thuộc tính tâm lý của mỗi người. Những thuộc tính này đáp ứng được một số yêu cầu đặc trưng của các hoạt động nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả. Đồng thời theo tâm lý học, năng lực được hình thành từ khi mỗi người được sinh ra, nó là tư chất tự nhiên mà mỗi người đều có.
Theo các nhà quản lý nhân sự
Theo các nhà quản lý nhân sự thì năng lực là những đặc tính của một cá nhân giúp công việc đạt hiệu quả. Năng lực bao gồm kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, thái độ và chúng hoàn toàn có thể đo lường được. Ngoài ra, năng lực của mỗi người là thứ được hình thành dựa trên quá trình trau dồi và bồi dưỡng liên tục mới có được.
Năng lực nghề nghiệp và năng lực chuyên môn có gì khác nhau?
Ngoài việc hiểu được khái niệm năng lực là gì, bạn cần phải phân biệt được các loại năng lực. Trong đó có hai loại năng lực cơ bản là năng lực nghề nghiệp và năng lực chuyên môn. Để tìm hiểu sự khác nhau giữa hai loại năng lực này trước hết cần phải hiểu năng lực nghề nghiệp là gì và năng lực chuyện môn là gì?
Năng lực nghề nghiệp là khả năng đáp ứng công việc của một người, bao gồm tất cả những kiến thức, kỹ năng, phẩm chất mà họ cần có để làm chủ được công việc và giải quyết công việc một cách hiệu quả. Còn năng lực chuyên môn là năng lực tập trung vào kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cần thiết cho từng vị trí công việc. Như vậy có thể hiểu năng lực nghề nghiệp chung hơn và rộng hơn rất nhiều so với năng lực chuyên môn.
Chẳng hạn bạn muốn làm việc trong nghề báo chí, bạn cần có năng lực nghề nghiệp như khả năng diễn đạt ngôn ngữ, kỹ năng khai thác thông tin, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xây dựng mối quan hệ… Nhưng để trở thành một phóng viên ảnh – cũng là một vị trí trong lĩnh vực báo chí nhưng bạn không nhất thiết phải giỏi về mặt diễn đạt ngôn ngữ, điều bạn cần đó là kiến thức chuyên môn về chụp ảnh giống như các thông số kỹ thuật, cách lựa chọn chủ đề, phân biệt được các loại ảnh báo chí …
Năng lực nghề nghiệp và năng lực chuyên môn là hai khai niệm khác nhau
Làm sao để nâng cao năng lực bản thân?
Học cách lắng nghe
Dù bạn giỏi đến đâu thì chắc chắn sự hiểu biết đó vẫn chỉ là hạt cát trên “sa mạc” kiến thức rộng lớn. Vì vậy, việc học cách lắng sẽ giúp bạn bù đắp những “lỗ hổng” kiến thức mà bạn chưa biết. Ngoài ra, việc lắng nghe cũng thể hiện sự tôn trọng giúp các mối quan hệ trở nên tốt hơn, biết đâu mối quan hệ này sẽ mang lại cho bạn những lợi ích về sau.
Học cách từ chối
Hãy tập cách “say No” với những điều không cần thiết hoặc gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của bạn. Đơn giản như việc ai đó rủ bạn tán gẫu trong giờ làm. Thay vì hòa vào những cuộc trò chuyện vô bổ, bạn sẽ có thời gian để tập trung vào công việc, dành thời gian để nghiên cứu hoặc thực hiện những điều quan trọng khác.
Lên kế hoạch rõ ràng
Muốn nâng cao năng lực bản thân, bạn cần xây dựng một kế hoạch rõ ràng. Thay vì học tập và làm việc một cách cảm hứng thì việc đề ra một lộ trình cụ thể sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện hơn. Giống như việc bạn học tiếng Anh để bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ, nếu chỉ dựa trên cảm hứng có lẽ bạn sẽ rất dễ chán nản và từ bỏ. Tuy nhiên, nếu có kế hoạch rõ ràng, mỗi ngày học bao nhiêu từ mới chẳng hạn và kiên trì thực hiện thì chẳng bao lâu năng lực của bạn đã vươn lên một tầm mới.
Mỗi người sẽ có những cách khác nhau để nâng cao năng lực
Không ngại thử thách bản thân
Bạn sẽ chẳng bao giờ biết được năng lực của mình đến đâu nếu bạn không dám thử sức với những điều mới mẻ. Nếu chỉ gò bó bản thân trong một khuôn khổ vì sợ thất bại thì bạn mãi chẳng có thể đạt được những giá trị mới. Năng lực của con người vốn dĩ là vô hạn, chỉ cần bạn muốn và không ngại thử thách bản thân thì nhất định sẽ còn khám phá được nhiều khả năng khác mà có thể bấy lâu bạn chưa hề nhận ra.
Đặt mục tiêu cho bản thân
Đặt mục tiêu luôn là điều mà bạn cần thực hiện để nâng cao năng lực. Đó có thể là mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn nhưng chúng cấn khả thi và rõ ràng. Chỉ khi có mục tiêu cụ thể bạn mới có động lực để thực hiện và liên tục bồi dưỡng năng lực của bản thân nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng.
“Năng lực” có lẽ là cụm từ mà chúng ta được nghe một cách nhiều nhất mỗi khi tìm hiểu các thông tin tuyển dụng hoặc khi tham gia phỏng vấn. Dù bạn làm trong bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào thì cũng cần phải có những năng lực cơ bản để có thể đảm nhận tốt vị trí công việc đó. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ khái niệm năng lực là gì và trên cơ sở đó có thể đánh giá được năng lực của bản thân.
Hiện nay có hàng ngàn việc làm hấp dẫn được chúng tôi cập nhật mỗi ngày tại TopCV. Điều này cho thấy thị trường việc làm luôn đa dạng và phong phú. Tuy nhiên chúng chỉ thực sự mang lại cơ hội cho những ai có đủ tự tin và năng lực để chinh phục những vị trí việc làm mà họ thật sự phù hợp.