Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam khi hội nhập

Cạnh tranh nói chung, cạnh tranh trong kinh tế nói riêng là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau. Ở phạm vi doanh nghiệp, cạnh tranh nhằm mục tiêu chủ yếu là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận tối đa.

Theo K.Marx: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. Nghiên cứu về quá trình sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa, Marx đã phát hiện ra kết quả của cạnh tranh trong chủ nghĩa tư bản là quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân, từ đó hình thành nên hệ thống giá cả thị trường và giá cả sản xuất.

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất”.

Từ định nghĩa về cạnh tranh nêu trên có thể thấy, để có sự cạnh tranh đòi hỏi trong nền kinh tế phải có các điều kiện tiên quyết sau:

– Phải có nhiều chủ thể cùng tham gia cạnh tranh với nhau, các chủ thể có cùng mục đích, mục tiêu, tức là phải có một đối tượng mà chủ thể cùng hướng đến chiếm đoạt. Ví dụ như các doanh nghiệp cùng sản xuất, kinh doanh những sản phẩm tương tự nhau, phục vụ một loại nhu cầu của khách hàng sẽ cạnh tranh với nhau trong việc tìm các nguồn nguyên nhiên vật liệu tốt nhất với chi phí thấp nhất, và mở rộng thị phần của mình.

– Việc cạnh tranh phải được diễn ra trong một môi trường cạnh tranh cụ thể, đó là các ràng buộc chung về pháp lý hoặc các cam kết mà các chủ thể tham gia cạnh tranh phải tuân thủ. Các ràng buộc này chính là các đặc điểm nhu cầu về sản phẩm của khách hàng, các ràng buộc của luật pháp và thông lệ kinh doanh ở trên thị trường. Còn giữa người mua với người mua, hoặc giữa những người mua và người bán sẽ dẫn tới các thỏa thuận phù hợp với lợi ích của các bên tham gia.

– Cạnh tranh phải diễn ra trong một khoảng thời gian, không gian cố định, thời gian có thể ngắn (trong từng vụ việc cụ thể) hoặc dài (trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của mỗi chủ thể tham gia cạnh tranh). Sự cạnh tranh có thể diễn ra trong khoảng không gian hẹp như một tổ chức, một địa phương, một ngành, cũng có thể diễn ra trong không gian rộng là một quốc hay giữa các quốc gia trong khu vực và trên toàn cầu.

Hiện cùng với Việt Nam, Thái Lan và Bangladesh là hai nước được hãng giày này lựa chọn làm địa chỉ để gia công sản phẩm XK. Với chi phí giá thành tại Việt Nam ngày càng tăng cao do tiền lương nhân công tăng, các chi phí nguyên nhiên liệu sản xuất đầu vào như giá điện, giá xăng dầu, giá thuê đất… liên tục biến động đã làm cho chi phí giá thành tăng cao, sản phẩm kém sức cạnh tranh. “Lượng đơn hàng mà chúng tôi nhận được chỉ bằng 2/3 so với các năm trước. Do đó, năm nay Công ty chỉ cố gắng “giữ” bằng mức năm ngoái, sản xuất cầm chừng”, ông Chiến nói.

Ông Đào Duy Kha – Phó Tổng giám đốc của Công ty Nhựa Việt Nam cho biết, nhiều DN XK trong ngành nhựa đang phải đối mặt với xu hướng tăng giá nguyên liệu đầu vào. Do phải NK đến 70% nguyên liệu cho sản xuất, áp lực tăng giá sản phẩm càng tạo thêm khó khăn cho DN trong việc cạnh tranh với sản phẩm khác trên thị trường. “Sau một giai đoạn sụt giảm mạnh, nhiều DN trong ngành phải đóng cửa hoặc giảm sản xuất, do đó, nếu chi phí đầu vào tiếp tục gia tăng, sản phẩm XK sẽ càng khó tiêu thụ, nguy cơ bị mất đơn hàng là rất lớn”- ông Kha nói.

Tương tự, nhiều DN XK trong các lĩnh vực khác nhau cho biết, với chi phí giá thành ngày càng tăng cao do chính sách điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu luôn biến động, cùng việc phải phụ thuộc vào NK nguyên phụ liệu từ nước ngoài, đã làm cho các DN XK luôn ở thế bị động trong việc giữ ổn định giá. Điều này cũng góp phần làm cho đơn hàng XK của Việt Nam ít nhiều bị giảm sút, hoặc chuyển dịch sang các nước lân cận.

LN