Nâng cao hiệu quả việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Trị
ThS.Lê Thị Tường Anh
Khoa Nhà nước và Pháp luật
Cải cách hành chính là yêu cầu khách quan của mọi nền hành chính và bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Chính vì vậy, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương và giải pháp thể hiện sự quyết tâm rất lớn trong thực hiện cải cách hành chính mà đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính trên các lĩnh vực, giảm mạnh, bãi bỏ những thủ tục hành chính gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông được xem như là giải pháp trong đổi mới phương thức làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước, tạo cơ sở cho quá trình thực hiện và tăng cường khả năng giám sát của nhân dân, các tổ chức, cá nhân đối với việc thực thi công vụ, bảo đảm cho việc thực hiện được quyền lợi, nghĩa vụ của mình và qua đó, nâng cao trách nhiệm giải quyết công việc của các cơ quan hành chính nhà nước.
Cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính là phương thức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân của một cơ quan có thẩm quyền thông qua Bộ phận Một cửa. Cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính là phương thức phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết một thủ tục hành chính hoặc một nhóm thủ tục hành chính có liên quan với nhau, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân thông qua Bộ phận Một cửa. Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông nhằm đạt được bước chuyển căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, công dân, giảm phiền hà cho tổ chức, công dân. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông giúp cho việc thực hiện thủ tục hành chính được đơn giản hoá, người dân chỉ phải đến một nơi để nộp hồ sơ và cũng đến chính nơi đó để nhận kết quả, không còn tình trạng người dân phải đi qua nhiều cửa để giải quyết một công việc nhất định, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho người dân.
Trong những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện khá đồng bộ và hiệu quả việc cải cách hành chính mà trọng tâm là việc triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Nhờ đó, đã góp phần làm thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa chính quyền và người dân; xây dựng nền hành chính công khai, minh bạch, phục vụ, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi đến giao dịch với cơ quan hành chính nhà nước. Đặc biệt từ khi có Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2312/QĐ-UBND Ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Hiện nay, tỉnh Quảng Trị đã có 09/10 huyện, thị xã, thành phố (trừ huyện đảo Cồn Cỏ) và 125/125 xã, phường, thị trấn đã kiện toàn, tổ chức lại Bộ phận Một cửa; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ phận Một cửa, đồng thời tổ chức tiếp nhận 100% thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Xác định rõ những hiệu quả cơ chế một cửa mang lại, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện Phần mềm một cửa điện tử và đã kết nối liên thông tới 100% các sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã. Đồng thời thực hiện nâng cấp phần mềm một cửa điện tử đáp ứng theo quy định Nghị định 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ tại địa chỉ
Để giảm được tình trạng cá nhân, tổ chức phải đi lại nhiều lần, tiếp xúc nhiều cơ quan, nhiều cấp hành chính; tăng cường cơ chế giám sát hoạt động của cơ quan hành chính, hạn chế tệ quan liêu, tiêu cực, cửa quyền trong đội ngũ cán bộ, công chức; tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa nền hành chính. Tỉnh đã xây dựng phần mềm đánh giá việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính bằng hình thức trực tuyến trên Cổng dịch vụ công của tỉnh, áp dụng đánh giá cho các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, UBND cấp huyện và UBND cấp xã. Cá nhân, tổ chức có thể quét mã QR code trên phiếu đánh giá để đánh giá hoặc truy cập vào Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh sau đó nhập mã hồ sơ hoặc quét mã vạch trên phiếu để đánh giá trực tuyến.
Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong thời gian qua tại tỉnh Quảng Trị đã cơ bản giải quyết được nhu cầu của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp liên quan đến thủ tục hành chính, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền các cấp. Việc tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức đến giải quyết thủ tục hành chính cũng như công tác tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả thủ tục hành chính của cán bộ, công chức tại các cơ quan, đơn vị. 100% thủ tục hành chính được tiếp nhận tại Bộ phận Một cửa của các cơ quan, đơn vị thông qua Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh Quảng Trị. Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được giải quyết đúng hạn ở cả 3 cấp tỉnh, huyện và xã duy trì bình quân từ 98% đến 99%. Giảm phiền hà cho tổ chức, công dân, thời gian giải quyết hồ sơ được rút ngắn, quy chế làm việc và các thủ tục, lệ phí được công khai, minh bạch; tổ chức, công dân có điều kiện tham gia giám sát công việc của cán bộ, công chức và cơ quan nhà nước khi họ thực hiện giải quyết hồ sơ hành chính theo quy trình đã được tỉnh phê duyệt. Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông cũng đã góp phần tăng cường năng lực, trách nhiệm của cán bộ, công chức và cơ quan nhà nước, kỹ năng, nghiệp vụ hành chính, cũng như tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhằm xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Quảng Trị vẫn còn một số hạn chế, như: một số cơ quan, đơn vị chưa quan tâm và chỉ đạo quyết liệt; tổ chức thực hiện chưa đồng bộ, kịp thời nhiệm vụ được giao; công tác kiểm tra, đánh giá chưa được tiến hành thường xuyên. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả các cấp đã dược đầu tư, nâng cấp nhưng vẫn còn một số nơi, đặc biệt tại một số xã vẫn chưa đáp ứng yêu cầu để phục vụ tốt cho cá nhân, tổ chức đến thực hiện thủ tục hành chính. Công chức đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính và công chức Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả hầu hết hoạt động kiêm nhiệm nên ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả trong công tác. Giải quyết công việc cho tổ chức, công dân ở một số cơ quan, đơn vị có khi chưa tuân thủ đầy đủ quy trình; tổ chức, công dân còn phải đi lại nhiều lần. Vẫn còn tình trạng giải quyết thủ tục hành chính trễ hạn, nhất là thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai.
Để khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên, cần tập trung thực hiện các giải pháp cơ bản sau:
Một là, tăng cường trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền; trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức và cá nhân. Hoàn thiện các quy trình, quy chế phối hợp liên thông nhằm giải quyết các công việc liên quan đến trách nhiệm của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã cũng như các cơ quan ngành dọc đóng trên địa bàn. Đẩy mạnh triển khai thực hiện liên thông giữa các cơ quan hành chính và cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn để hướng tới việc người dân chỉ đến một địa điểm để thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan giữa cơ quan hành chính ở địa phương và cơ quan Trung ương, doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn.
Hai là, tăng cường đối thoại giữa lãnh đạo các cấp với tổ chức, cá nhân về thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính liên quan đến các lĩnh vực tài nguyên và môi trường, phân bổ ngân sách; cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản; đầu tư nước ngoài; xuất nhập khẩu; thành lập doanh nghiệp và đăng ký doanh nghiệp; cấp phép xây dựng và quyền sử dụng đất.
Ba là, đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, lao động và nhân dân về ý nghĩa, mục tiêu, tầm quan trọng của công tác cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là cơ chế một cửa hướng đến một cửa liên thông. Thông tin rộng rãi kết quả hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả, tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức tham gia giám sát hoạt động cải cách thủ tục hành chính.
Bốn là, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Chất lượng công chức được thể hiện năng lực làm việc trên cơ sở trình độ chuyên môn, các kỹ năng, kinh nghiệm công tác và phẩm chất chính trị đạo đức. Để có được đội ngũ công chức có năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cần làm tốt công tác tuyển chọn công chức vào làm việc trong cơ quan, đảm bảo công bằng, khách quan, ưu tiên cho những người có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn cao, kỹ năng được thể hiện tốt, chuyên ngành phù hợp với vị trí công việc đang cần tuyển. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, rèn luyện đạo đức công vụ, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức khi thực thi nhiệm vụ, hình thành sự chuyên nghiệp hóa trong các hoạt động công vụ.
Năm là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của công chức tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả; việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông của các cơ quan, đơn vị tham gia vào quá trình giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Triển khai chấm điểm mức độ hài lòng về sự phục vụ của công chức, viên chức bằng màn hình cảm ứng tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của các cấp. Xử lý nghiêm những cá nhân, cơ quan, đơn vị và địa phương tuỳ tiện đặt ra các quy định thủ tục hành chính trái pháp luật, gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp, tổ chức và công dân.
Có thể khẳng định rằng, thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông đã làm thay đổi cách thức hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước theo hướng phục vụ. Hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị ngày càng cao hơn. Phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước. Góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Cải cách hành chính là yêu cầu khách quan của mọi nền hành chính và bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Chính vì vậy, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương và giải pháp thể hiện sự quyết tâm rất lớn trong thực hiện cải cách hành chính mà đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính trên các lĩnh vực, giảm mạnh, bãi bỏ những thủ tục hành chính gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông được xem như là giải pháp trong đổi mới phương thức làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước, tạo cơ sở cho quá trình thực hiện và tăng cường khả năng giám sát của nhân dân, các tổ chức, cá nhân đối với việc thực thi công vụ, bảo đảm cho việc thực hiện được quyền lợi, nghĩa vụ của mình và qua đó, nâng cao trách nhiệm giải quyết công việc của các cơ quan hành chính nhà nước.Cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính là phương thức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân của một cơ quan có thẩm quyền thông qua Bộ phận Một cửa. Cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính là phương thức phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết một thủ tục hành chính hoặc một nhóm thủ tục hành chính có liên quan với nhau, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân thông qua Bộ phận Một cửa. Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông nhằm đạt được bước chuyển căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, công dân, giảm phiền hà cho tổ chức, công dân. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông giúp cho việc thực hiện thủ tục hành chính được đơn giản hoá, người dân chỉ phải đến một nơi để nộp hồ sơ và cũng đến chính nơi đó để nhận kết quả, không còn tình trạng người dân phải đi qua nhiều cửa để giải quyết một công việc nhất định, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho người dân.Trong những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện khá đồng bộ và hiệu quả việc cải cách hành chính mà trọng tâm là việc triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Nhờ đó, đã góp phần làm thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa chính quyền và người dân; xây dựng nền hành chính công khai, minh bạch, phục vụ, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi đến giao dịch với cơ quan hành chính nhà nước. Đặc biệt từ khi có Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2312/QĐ-UBND Ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Hiện nay, tỉnh Quảng Trị đã có 09/10 huyện, thị xã, thành phố (trừ huyện đảo Cồn Cỏ) và 125/125 xã, phường, thị trấn đã kiện toàn, tổ chức lại Bộ phận Một cửa; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ phận Một cửa, đồng thời tổ chức tiếp nhận 100% thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Xác định rõ những hiệu quả cơ chế một cửa mang lại, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện Phần mềm một cửa điện tử và đã kết nối liên thông tới 100% các sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã. Đồng thời thực hiện nâng cấp phần mềm một cửa điện tử đáp ứng theo quy định Nghị định 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ tại địa chỉ https://motcua.quangtri.gov.vn và vẫn giữ vững mô hình kết nối liên thông 100% sở, ngành, huyện, xã. Cụ thể: số lượng đơn vị tham gia: 23 sở ban ngành cấp tỉnh ( bao gồm VPUB tỉnh, 18 cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh, Cục thuế tỉnh, Bảo hiểm xã hội, Công an tỉnh); 9 huyện thị xã thành phố và 125 xã phường thị trấn. UBND tỉnh đã thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, đưa 1.529/1536 thủ tục hành chính ( đạt 99,5%) của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, Công an tỉnh và Bảo hiểm xã hội tỉnh vào tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm. Đồng thời tiến hành hành rà soát, kiện toàn, đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của Bộ phận Một cửa theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp tạo điều kiện thuận lợi, cơ chế thông thoáng cho cá nhân, tổ chức tham gia thực hiện thủ tục hành chính.Để giảm được tình trạng cá nhân, tổ chức phải đi lại nhiều lần, tiếp xúc nhiều cơ quan, nhiều cấp hành chính; tăng cường cơ chế giám sát hoạt động của cơ quan hành chính, hạn chế tệ quan liêu, tiêu cực, cửa quyền trong đội ngũ cán bộ, công chức; tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa nền hành chính. Tỉnh đã xây dựng phần mềm đánh giá việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính bằng hình thức trực tuyến trên Cổng dịch vụ công của tỉnh, áp dụng đánh giá cho các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, UBND cấp huyện và UBND cấp xã. Cá nhân, tổ chức có thể quét mã QR code trên phiếu đánh giá để đánh giá hoặc truy cập vào Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh sau đó nhập mã hồ sơ hoặc quét mã vạch trên phiếu để đánh giá trực tuyến.Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong thời gian qua tại tỉnh Quảng Trị đã cơ bản giải quyết được nhu cầu của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp liên quan đến thủ tục hành chính, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền các cấp. Việc tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức đến giải quyết thủ tục hành chính cũng như công tác tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả thủ tục hành chính của cán bộ, công chức tại các cơ quan, đơn vị. 100% thủ tục hành chính được tiếp nhận tại Bộ phận Một cửa của các cơ quan, đơn vị thông qua Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh Quảng Trị. Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được giải quyết đúng hạn ở cả 3 cấp tỉnh, huyện và xã duy trì bình quân từ 98% đến 99%. Giảm phiền hà cho tổ chức, công dân, thời gian giải quyết hồ sơ được rút ngắn, quy chế làm việc và các thủ tục, lệ phí được công khai, minh bạch; tổ chức, công dân có điều kiện tham gia giám sát công việc của cán bộ, công chức và cơ quan nhà nước khi họ thực hiện giải quyết hồ sơ hành chính theo quy trình đã được tỉnh phê duyệt. Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông cũng đã góp phần tăng cường năng lực, trách nhiệm của cán bộ, công chức và cơ quan nhà nước, kỹ năng, nghiệp vụ hành chính, cũng như tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhằm xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân.Bên cạnh những kết quả đạt được thì việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Quảng Trị vẫn còn một số hạn chế, như: một số cơ quan, đơn vị chưa quan tâm và chỉ đạo quyết liệt; tổ chức thực hiện chưa đồng bộ, kịp thời nhiệm vụ được giao; công tác kiểm tra, đánh giá chưa được tiến hành thường xuyên. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả các cấp đã dược đầu tư, nâng cấp nhưng vẫn còn một số nơi, đặc biệt tại một số xã vẫn chưa đáp ứng yêu cầu để phục vụ tốt cho cá nhân, tổ chức đến thực hiện thủ tục hành chính. Công chức đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính và công chức Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả hầu hết hoạt động kiêm nhiệm nên ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả trong công tác. Giải quyết công việc cho tổ chức, công dân ở một số cơ quan, đơn vị có khi chưa tuân thủ đầy đủ quy trình; tổ chức, công dân còn phải đi lại nhiều lần. Vẫn còn tình trạng giải quyết thủ tục hành chính trễ hạn, nhất là thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai.Để khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên, cần tập trung thực hiện các giải pháp cơ bản sau:Một là, tăng cường trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền; trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức và cá nhân. Hoàn thiện các quy trình, quy chế phối hợp liên thông nhằm giải quyết các công việc liên quan đến trách nhiệm của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã cũng như các cơ quan ngành dọc đóng trên địa bàn. Đẩy mạnh triển khai thực hiện liên thông giữa các cơ quan hành chính và cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn để hướng tới việc người dân chỉ đến một địa điểm để thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan giữa cơ quan hành chính ở địa phương và cơ quan Trung ương, doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn.Hai là, tăng cường đối thoại giữa lãnh đạo các cấp với tổ chức, cá nhân về thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính liên quan đến các lĩnh vực tài nguyên và môi trường, phân bổ ngân sách; cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản; đầu tư nước ngoài; xuất nhập khẩu; thành lập doanh nghiệp và đăng ký doanh nghiệp; cấp phép xây dựng và quyền sử dụng đất.Ba là, đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, lao động và nhân dân về ý nghĩa, mục tiêu, tầm quan trọng của công tác cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là cơ chế một cửa hướng đến một cửa liên thông. Thông tin rộng rãi kết quả hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả, tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức tham gia giám sát hoạt động cải cách thủ tục hành chính.Bốn là, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Chất lượng công chức được thể hiện năng lực làm việc trên cơ sở trình độ chuyên môn, các kỹ năng, kinh nghiệm công tác và phẩm chất chính trị đạo đức. Để có được đội ngũ công chức có năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cần làm tốt công tác tuyển chọn công chức vào làm việc trong cơ quan, đảm bảo công bằng, khách quan, ưu tiên cho những người có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn cao, kỹ năng được thể hiện tốt, chuyên ngành phù hợp với vị trí công việc đang cần tuyển. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, rèn luyện đạo đức công vụ, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức khi thực thi nhiệm vụ, hình thành sự chuyên nghiệp hóa trong các hoạt động công vụ.Năm là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của công chức tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả; việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông của các cơ quan, đơn vị tham gia vào quá trình giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Triển khai chấm điểm mức độ hài lòng về sự phục vụ của công chức, viên chức bằng màn hình cảm ứng tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của các cấp. Xử lý nghiêm những cá nhân, cơ quan, đơn vị và địa phương tuỳ tiện đặt ra các quy định thủ tục hành chính trái pháp luật, gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp, tổ chức và công dân.Có thể khẳng định rằng, thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông đã làm thay đổi cách thức hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước theo hướng phục vụ. Hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị ngày càng cao hơn. Phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước. Góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.