Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay

Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác đánh giá cán bộ, đảng viên

Công tác đánh giá cán bộ nếu được triển khai thực hiện một cách khách quan, chính xác thì sẽ là cơ sở quan trọng cho việc nâng cao chất lượng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm, bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách đối với cán bộ; phát huy được ưu điểm và khắc phục hạn chế của mỗi cán bộ, đảng viên; khuyến khích việc rèn luyện, phấn đấu của cán bộ, cũng như để tăng cường đoàn kết nội bộ. Mặt khác, đánh giá không đúng sẽ dẫn đến các khâu khác của công tác cán bộ thiếu chính xác, gây nên những hệ lụy tiêu cực đối với cơ quan, đơn vị; người được đánh giá không đúng thực chất có thể chủ quan, tự cao, tự đại, hoặc trái lại trở nên tự ti, nhụt ý chí phấn đấu. Do đó, việc đánh giá cán bộ có vai trò quan trọng, là cơ sở để sử dụng cán bộ cả trước mắt và lâu dài. 

Tăng hiệu quả việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (tiếp theo)

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát huy tốt nguồn nhân lực, tiết kiệm chi phí là xu thế tất yếu, đồng thời là chủ trương lớn được Ðảng chỉ đạo tập trung thực hiện. Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng nêu rõ: Tổng kết các mô hình thí điểm về tổ chức bộ máy của Ðảng và hệ thống chính trị, khắc phục sự chồng chéo và những bất hợp lý trong tổ chức của Ðảng và tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Tăng hiệu quả việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Xây dựng tổ chức, bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là chủ trương lớn của Đảng. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, cơ cấu tổ chức, bộ máy hệ thống chính trị các cấp đã có nhiều đổi mới. Tuy nhiên, do tính chất thí điểm, nên bên cạnh các mô hình, cách làm phù hợp vẫn còn mô hình, cách làm đang gặp khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu, có giải pháp điều chỉnh.

Thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý – những vấn đề đặt ra hiện nay

Cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý là nhân tố quan trọng, quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của mỗi cơ quan, đơn vị. Vì vậy, thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý để lựa chọn nhân sự phù hợp, có năng lực, phẩm chất và uy tín, bố trí giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, điều hành là vấn đề có ý nghĩa thời sự cấp thiết hiện nay.

Đổi mới tổ chức, hoạt động của Chính phủ đáp ứng yêu cầu đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu quả

Quản trị quốc gia và quản trị quốc gia tốt được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc theo hướng hiện đại, hiệu quả, bao gồm: nguyên tắc pháp quyền (nhà nước pháp quyền); huy động sự tham gia của các chủ thể trong xã hội; đồng thuận xã hội khi ban hành các quyết sách liên quan tới người dân, xã hội và quốc gia; công khai, minh bạch trong hoạt động của khu vực công; trách nhiệm giải trình của các chủ thể trong quản trị quốc gia hiện đại; hiệu lực, hiệu quả trong thực thi chính sách, pháp luật; hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan; năng lực của nhà nước trong giải quyết các vấn đề toàn cầu; tầm nhìn và sự thích ứng với sự biến đổi của môi trường và bảo đảm quyền con người, quyền công dân.