Nắm vững kỹ thuật trồng và chăm sóc sắn để đạt năng suất thu hoạch cao
Sắn là loại cây có đặc tính nông học dễ trồng, thích nghi được với nhiều loại đất và nhiều vùng sinh thái khác nhau. Tuy nhiên để đạt được năng suất cao khi thu hoạch, bà con cần nắm rõ các kỹ thuật trồng và chăm sóc sắn như sau:
Mục Lục
Kỹ thuật trồng và chăm sóc sắn đat hiệu quả cao
1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc sắn – Chuẩn bị đất.
Tại Việt Nam sắn thường được trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Là loại cây trồng để lấy củ nên yêu cầu về đất trồng phải tươi xốp, thông thoáng nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho củ phát triển.
Bà con nên sử dụng các loại máy xới đất để phục vụ công việc làm đất được thuận tiện hơn, đảm bảo được yêu cầu về việc chuẩn bị đất và tiết kiệm thời gian công sức cho công đoạn này.
2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc sắn – Chuẩn bị giống
Theo nghiên cứu và thực tế, hiện nay có một số giống sắn cho năng suất cao và được trồng khá phổ biến như KM419, KM98-5, KM101 , KM140, KM21- 12, NA1, KM98- 7, HL- S10, 06Sa08, HL- S11. Tuy nhiên ở một số vùng như Đông Nam Bộ hiện đang bị nhiễm bệnh rệp sáp hồng do đó bà con cần chú ý không nên sử dụng nguồn giống đã bị nhiễm bệnh.
Nếu tiến hành trồng trên diện tích lớn, trồng đại trà thì nguồn giống sắn phải lấy từ những ruộng sản xuất tốt, tốt nhất là nhưng ruộng nhân giống riêng. Tuổi của cây sắn giống phải đạt từ 8 tháng trở lên và đảm bảo yêu cầu không bị bệnh, khỏe mạnh, nhặt mắt. Cần loại bỏ những cây giống kém chất lượng, bị khô, bị trầy xước trước khi tiến hành hom giống.
Thời gian bảo quản cây giống trong vòng 60 ngày tính từ khi thu hoạch xong. Cây giống cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Bà con có thể bó cây giống lại thành từng bó lớn, để nằm xuống đất hoạch cũng có thể dụng đứng lên trong những nơi có bóng râm. Trong quá trình bảo quản cây giống, cần theo dõi nếu thấy xuất hiện sâu bệnh cần có biện pháp xử lý và phòng trừ.
Hom sắn để trồng bà con lấy đoạn ở giữa thân cây, mỗi hom có chiều dài từ 15 – 20 cm, đạt tối thiểu từ 6 – 8 mắt. Khi chặt hom cần sử dụng những dụng cụ sắc bén để chặt, tránh làm cho hom bị tổn thương, dập nát, trầy xước.
Bà con cần xử lý hom trước khi tiến hành gieo trồng để tránh được sâu bệnh. Cách xử lý hom khá đơn giản, chỉ cần nhúng hom vào các hỗn hợp thuốc côn trùng, diệt nấm thông dụng trên thị trường.
Hom giống cây sắn
3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc sắn – Thời vụ trồng
Các vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên thường có 2 vụ trồng chính:
– Vụ đầu mùa mưa bắt đầu trồng từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 5, thời gian thu hoạch sau khi trồng từ 7 – 11 tháng.
– Vụ cuối mùa mưa bắt đầu từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 và thu hoạch vào cuối tháng 9 – 10 năm sau.
Ngoài ra ta cũng có thể trồng vào các ngày nắng trong năm nếu như bà con có thể chủ động được việc tưới tiêu và đất trồng. Đối với vụ đầu mùa mưa bà con nên tranh thủ trồng sớm khi đất đủ độ ẩm, cũng không nên trồng vào các thời điểm hạn hán hoặc mưa nhiều, vì cúng gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mọc mầm của cây.
Các vùng miền khác trên cả nước có thể dựa vào mùa vụ của vùng mà xuống giống cho thích hợp.
4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc sắn – Kỹ thuật trồng.
Có 3 cách để trồng sắn cụ thể như sau:
– Trồng nằm ngang: Thường trồng trên các diện tích đất có địa hình bằng phẳng.
– Trồng xiên hoặc trồng đứng: Thường trồng ở những địa hình có lượng mưa nhiều, thoát nước kém phải tiến hành lên líp.
5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc sắn – Khoảng cách và mật độ trồng
Dựa cào điều kiện đất đai, loại giống mà bà con có những mật độ trồng thích hợp.
– Với các giống có thân cây thăng, không phân nhánh thì khoảng cách phù hợp là 1m x 0,8m x 0,7m hoặc 0,8 x 0,8m. Lúc này mật độ trồng sẽ là 12.500 – 12.650 cây/ha.
– Với các giống có thân cong, phân cành nhiều thì khoảng cách phù hợp là 1m x 1m x 0,8m. Mật độ trồng đạt 10.000 – 12.500 cây/ha.
– Với đất trồng trung bình thì khoảng cách thích hợp là 1m x 1m, mật độ trồng là 10.000 cây/ha.
6. Kỹ thuật trồng và chăm sóc sắn – Bón phân, tưới nước.
Theo dõi thường xuyên và có chế độ bón phân và chăm sóc cây sắn hợp lý
a. Bón phân.
Tùy thuộc vào loại đất mà bà con tiến hành bón phân theo công thức khác nhau, nên bón phân hữu cơ như các loại phân chuồng, phân xanh kết hợp với phân vô cơ.
Để đạt năng suất thu hoạch cao từ 25 – 40 tấn/ha thì bà con cần tuân theo công thức phân bón NPK như sau: 80N + 40P2O5 + 80K2O& 160N + 80P2O5 + 160K2O
Với những vùng thuận lợi về điều kiện đất đai, thời tiết và chế độ nước tưới, năng suất sắn có thể đạt tới 40 – 60 tấn/ha. Bà con nên bón phân theo công thức dựa trên 1ha.
+ Phân hữu cơ: 10 – 15 tấn phân chuồng hoặc 3 tấn phân vi sinh + 2 tấn vôi
+Phân Khoáng: 250N + 130P2O5 + 250- 300K2O. Tương đương 550 kg Urea + 815 kg lân supe + (420- 500kg KCl)
b. Kỹ thuật bón.
– Bón lót: Trước khi cày lần 2 bón toàn bộ vôi, phân chuồng, lân xuống đất.
– Bón thúc:
+ Lần 1: Sau khi trồng từ 25 – 30 ngày bón 1/3 kali + 1/3 đạm.
+ Lần 2: Sau khi trồng 50 – 60 ngày bón 1/3 kali+ 1/3 đạm.
+ Lần 3: Sau khi trồng 80 -90 ngày bón toàn bộ kali và đạm còn lại.
Thời điểm bón thích họp nhất là khi đất có đủ độ ẩm, không nên bón vào những ngày mưa lơn hoặc trời nắng lâu ngày.
Đối với phân lân và phân hữu cơ bà con bón lót khi cày bừa, cũng có thể bón theo hàng trước khi trồng. Đối với phân đạm hoặc kali tiến hành bón theo hốc. Bà con tiến hành cuốc hốc cách gốc cây chừng 15 -20cm, bón phân vào và lấp lại.
c. Tưới nước
Vào mùa khô hạn hoặc cuối mùa mưa, bà con cần bổ sung nước để đảm bảo độ ẩm cho cây phát triển. Thông thường có thể cung cấp nước từ 1-3 tuần/lần.
7. Kỹ thuật trồng và chăm sóc sắn – Phòng trừ cỏ dại
Bà con cần phun thuốc diệt cỏ trước nảy mầm Dual với lượng dùng là 2,5 lít/ha, cần phun ngay sau khi trồng. Sau 3 tháng tiến hành là cỏ bằng tay lần 1 và 6 tháng làm cỏ bằng tay lần 2.
Sau mỗi lần làm cỏ bà con nên tiếp tục phun thuốc diệt cỏ trước nảy mầm với dung lương 1,5 lít/ha là phù hợp.
8. Kỹ thuật trồng và chăm sóc sắn – Phòng trừ sâu bệnh
Một số loại bệnh hại trên cây sắn như bệnh đốm lá, bệnh cháy lá do vi khuẩn, bềnh chổi rồng. Cacs phòng trừ tốt nhất là bà con nên sử dụng các loại giống tốt, sạch bệnh, tỉ lệ bón phân đầy đủ, cân đối.
Một số loại sâu hại trên sắn như rệp sáp, mối. Mối là loại sâu hại gây hại hàng đầu, ảnh hưởng trực tiếp đến củ sắn. Chúng thường gây hại chủ yếu ở giai đoạn mới trồng và quá trình bảo quản. Bà con sử dụng Diazan 10H từ 3 – 5kg.ha rải vào đất trước khi cày xới hoặc rải theo từng hốc.
9. Kỹ thuật trồng và chăm sóc sắn – Thu hoạch, bảo quản
Bà con cần thu hoạch đúng thời điểm (tùy vào từng giống sắn). Khi hàm lượng tinh bột đạt từ 25 – 30 %, hoặc có thể dựa vào cây khi đã rụng gần hết lá ngọn, lá chuyển từ màu xanh sang màu vàng.
Có nhiều cách để thu hoạch khác nhau như thu hoạch thủ công, nhổ sắn trực tiếp bằng tay nhưng cách này rất tốn thời gian và công sức. Hiện nay ở các địa phương trồng nhiều thường sử dụng các loại máy thu hoạch củ sắn để phục vụ cho việc thu hoạch. Ưu điểm của các dòng máy này là thu hoạch nhanh, tiết kiệm chi phí và ít bị dập nát.
Sau khi thu hoạch sắn cần vận chuyển ngay đến cơ sở chế biến, không nên để sắn ngoài đất ruộng lâu ngày nó sẽ làm giảm lượng tinh bột có trong củ. Những bà con nào muốn bán sắn thái lát thì cần thái lát sắn sớm nhất có thể sau đó phơi khô với độ ẩm khoảng 10 – 12%. Nếu muốn bảo quản sắn thái lát cần cho vào trong các bao hoặc kho chứa, sau đó xử lý các loại thuốc xông hơi để phòng trừ các loại côn trùng và mối mọt.