Nắm vững kỹ thuật trồng khoai tây cho vụ mùa bội thu

Khoai tây là giống cây trồng có rất nhiều ưu thế so với các cây trồng khác hiện nay, nhất là về vấn đề mùa vụ. Nguyên nhân là vì khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn (3 tháng) nên hầu như không hề ảnh hưởng gì tới cơ cấu cây trồng ở các vụ mùa sau.

Nắm vững kỹ thuật trồng khoai tây cho vụ mùa bội thu

Kỹ thuật trồng khoai tây đem lại năng suất cao

Khi nắm vững được các kỹ thuật trồng khoai tây thì năng suất từ nó đem lại là rất đáng kể, có thể đạt từ 15 – 25 tấn/ha. Bài viết dưới đây Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú sẽ hướng dẫn cho bà con kỹ thuật trồng khoai tây một cách đầy đủ nhất.

I. Kỹ thuật trồng khoai tây – Chọn giống

Kỹ thuật trồng khoai tây - Cách chọn giống

Kỹ thuật trồng khoai tây – Cách chọn giống

– Giống phải đáp ứng yêu cầu không bị sâu bệnh, không bị hiện tượng dị dạng. Kích thước các củ giống đồng đều, mầm cây khỏe, mập.

– Về lượng giống: Thông thường 1 ha thì lượng giống cần dao động ở mức 900 – 1100 kg. Tuy nhiên cũng tùy vào điều kiện cụ thể về đất trồng và chất lượng giống nữa.

II. Kỹ thuật trồng khoai tây

1. Thời vụ trồng.

– Các địa phương thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc thường trồng vào tháng 10 và thu hoạch vào cuối tháng 12 hoặc đầu tháng 1 năm sau.

– Các địa phương ở Trung Bộ trồng vào đầu tháng 11 và thu hoạch vào cuối tháng 1 năm sau.

– Các địa phương ở đồng bằng sông Hồng trồng vào cuối tháng 10 đến đầu tháng 11, thời gian thu hoạch vào cuối tháng 1 năm sau.

2. Chọn loại đất trồng và cách làm đất.

Chọn đất và làm đất là một trong những yếu tố quan trọng trong kỹ thuật trồng khoai tây, vậy nên bà con cần nắm vững.

a. Chọn loại đất trồng.

Các loại đất trồng như đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất phù sa… là các loại đất phù hợp với giống khoai tây. Nhằm giúp khoai tây có thể sinh trưởng và phát triển tốt bà con cần bố trí trồng cây trên các chân đất vàn, vào cao. Đất cần có độ tơi xốp nhất định và thuận tiện cho việc tưới tiêu.

b. Quá trình làm đất.

– Đất trồng khoai tây cần được cày xới kỹ, tơi xốp. Bà con cần đánh cỏ sạch cho đất để hạn chế các loại sâu bệnh có thể gây hại.

– Tiến hành lên luống:

+ Lên luống trồng theo hàng 1, độ rộng của luống từ 60 – 70 cm là phù hợp nhất.

+ Lên luống đôi trồng theo 2 hàng, độ rộng của luống từ 120 – 140 cm.

Rãnh khoảng cách giữa các luống từ 30 – 40 cm và độ sâu thích hợp từ 15 – 20 cm.

Sử dụng máy xới đất phục vụ việc làm đất

Sử dụng máy xới đất phục vụ việc làm đất

Bà con nên sử dụng các loại máy xới đất đa năng hiện có trên thị trường để phục vụ cho quá trình làm đất. Ưu điểm của các dòng máy xới đất này là có tính đa năng, tích hợp việc xới đất – đánh cỏ – lên luống, giúp bà con rút ngắn được thời gian cho công đoạn này, đồng thời hiệu quả mang lại từ nó cũng cao hơn rất nhiều so với việc làm thủ công thông thường.

3. Chuẩn bị các loại phân bón.

– Rơm rạ: Một số bà con trồng khoai tây trên ruộng lúa có thể tận dụng nguồn rơm rạ có sẵn tại đây. Trộn khoảng 300 – 400 kg vôi bột trên 1 ha rơm rạ. Ngoài ra bà con cũng có thể dùng các loại chế phẩm sinh học để giúp rơm rạ được hoai mục nhanh hơn.

– Lượng phân bón cho 1 ha trồng khoai tây.

– Lượng phân bón cho 1 ha.

Kỹ thuật trồng khoai tây - Lượng phân bón

Kỹ thuật trồng khoai tây – Lượng phân bón

– Cách bón phân.

+ Cách 1: Bón lót toàn bộ phân chuồng hoai mục + 100% Lân supe + 100% vôi + 30% Urê + 30% Kali clorua. Bón thúc làm 2 lần mỗi lần 1/2 lượng phân còn lại, thời điểm bón mỗi lần cách nhau 15 – 20 ngày, kết hợp với các đợt vun xới lần 2 và lần 3.

+ Cách 2: Bón lót toàn bộ phân chuồng hoai mục + 100% Lân supe + 100% vôi + 70% Urê + 70% Kali clorua. Bón thúc toàn bộ lượng Urê và Kali còn lại khi vun xới lần 2.

4. Mât độ trồng, số lượng giống và cách trồng khoai tây

a. Mật độ trồng.

Tùy theo kích cỡ của các củ giống khoai tây ta sẽ xác định được mật độ trồng phù hợp. Đối với 1 m2 thì ta sẽ trồng như sau:

– Đối với củ giống nhỏ: Trồng khoảng 10 củ, mỗi củ trồng cách nhau từ 18 – 20 cm.

– Đối với củ giống trung bình: Trồng khoảng 6 – 7 củ, mỗi củ cách nhau 25 – 30 cm.

b. Số lượng giống.

Tùy vào điều kiện đất đai cũng như một số yếu tố khác mà có những lượng giống khác nhau. Thông thường từ 900 – 1100 kg/ha.

c. Công đoạn xử lý giống.

Công đoạn xử lý giống đóng vai trò quan trọng trong kỹ thuật trồng khoai tây, xử lý giống đúng cách sẽ giúp bà con nâng cao được năng suất thu hoạch, lại vừa tiết kiệm được chi phí ban đầu.

– Bổ củ giống: Theo nguyên tắc, trồng các giống cây có củ to sẽ cho năng suất cao hơn, tuy nhiên nếu trồng trên diện rộng mà cứ để nguyên cũ sẽ rất tốn chi phí về giống. Để tiết kiệm hơn, bà con nên bổ củ giống thành 2 – 3 phần. Cách bổ củ như sau:

+ Dùng dao sắc có lưỡi mỏng để bổ. Mỗi lần cắt giống bà con cần nhúng dao vào cồn có nồng độ cao hoặc dùng nhúng vào nước xà phòng đậm đặc. Cách làm này có tác dụng ngăn chặn được các loại nấm có thể làm cho cây bị thối.

+ Phải đảm bảo mỗi miếng giống có từ 2 -3 mầm, bà con nên bổ dọc theo củ. Bỏ củ xong bà con chấm phần vừa cắt vào bột xi măng khô, tuy nhiên chú ý không được chấm quá nhiều sẽ làm cho củ bị khô héo.

+ Giống khoai sau khi bổ cần rải đều lên mặt đất, phủ một ít rơm rạ lên để giữ ẩm. Bà con không nên chất lại thành đống vì sẽ bị thối.

Quá trình xử lý giống đã xong, bà con có thể đưa giống ra đồng để tiến hành trồng. Thời gian tối thiểu là sau 12h và tối đa trong vòng 1 tuần. Giống cây đưa ra trồng tốt nhất là khi mầm vừa nhú, không nên để mầm mọc quá dài

Bà con cần chú ý: Trong thời gian bảo quản khoai tây giống thì không được tưới nước. Nếu như bà con muốn khoai mọc mầm nhanh thì có thể cho khoai vào thúng, phủ rơm rạ lên trên rồi đặt vào nơi thoáng mát, khô ráo, tránh những chỗ ẩm ướt vì khoai dễ bị thối.

d. Cách trồng khoai tây.

Bà con tiến hành rạch thành từng hàng theo chiều dài của luống, tiến hành bón các loại phân, đạm xuống dưới và lấp 1 lớp đất mỏng phía trên. Trường hợp nếu đất quá khô, bà con nên làm ẩm đất trước băng cách tưới nước lên bề mặt.

Đặt củ giống theo khoảng cách như đã được hướng dẫn, mầm cây đặt nằm ngang và cho lấp một lớp đất với độ dày từ 3 – 5 cm lên trên. Chú ý không để củ tiếp xúc với phân bón, nhất là các loại phân hóa học. Bà con rải thêm một lớp rơm rạ lên trên để giữ độ ẩm cho cây và tránh việc xói mòn khi mưa.

III. Kỹ thuật trồng khoai tây – Chăm sóc và phòng từ sâu.

Muốn khoai tây cho năng suất thu hoạch cao thì việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh đóng vai trò quan trọng nhất. Chính vì vậy bà con nông dân cần hết sức chú ý.

Kỹ thuật trồng khoai tây - Chăm sóc

Kỹ thuật trồng khoai tây – Chăm sóc

1. Chăm sóc khoai tây sau khi trồng.

a. Vun xới kết hợp bón thúc

– Lần 1: Sau khoảng thời gian từ 7 – 10 ngày sau khi trồng, bà con tiến hành vun xới nhẹ, lấp thêm một ít đất vào gốc cây, kết hợp bón thúc phân lần đầu và lên luống. Trong quá trình bón phân bà con cần chú ý phải bón phân vào mép luống hoặc nằm ở giữa các khóm của khoai tây. Tuyệt đối không được bón phân trực tiếp lên gốc sẽ làm cho cây khoai tây bị chết. Lần chăm sóc này bà con cũng nên tiến hành tỉa cành luôn cho cây, chỉ nên giữ lại khoảng 3 – 5 thân khỏe mạnh trên một khóm.

– Lần 2: Khoảng 20 – 25 ngày sau khi được trồng bà con tiến hành xới sâu và vun luống cao cho khoai tây. Lần này bà con cũng cần tiến hành bón thúc lần 2 cho cây.

– Lần 3: Khoảng 35 – 40 ngày sau khi trồng tiến hành xới nhẹ và kết hợp làm sạch cỏ tại gốc. Lấy đất ở rảnh để vun luống thật cao cho cây, đây là lúc làm luống lần cuối nên cần đảm bảo luống dày, cao để sau này nuôi dưỡng củ.

b. Tưới nước cho cây sau khi trồng.

Trong khoảng thời gian 60 – 70 ngày sau khi trồng thì khoai tây rất cần nước, nếu thiếu nước năng suất cũng như chất lượng của khoai tây sẽ giảm rõ rệt. Bà con có thể áp dụng 2 cách tưới rất hiệu quả sau:

– Tưới rảnh: Đây là hình thức dẫn nước vào các rãnh và từ đó nước sẽ ngấm từ từ vào luống. Bà con cần lưu ý không cho nước vào nhiều quá, dựa vào một số loại đất mà có lượng nước thích hợp. Với đất pha cát bà con cho nuớc vào ngập 1/2 luống, với đất thịt nhẹ thì cho nước ngập 1/3 luống.

– Tưới gánh: Đây là cách tưới không tưới trực tiếp vào gốc cây. Với cách tưới này bà con có thể hòa tan đạm và kali vào trong nước để kết hợp bón phân luôn cho cây.

2. Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại

Kỹ thuật trồng khoai tây - Phòng trị sâu bệnh

Kỹ thuật trồng khoai tây – Phòng trị sâu bệnh

a. Sâu hại

Một số loài sâu bệnh thường gặp trong khi trồng khoai tây như:

– Rệp sáp: loại này thường xuất hiện vào giai đoạn cây sinh trưởng mạnh, chúng tập trung ở phần ngọn cây và phía mặt dưới các lá. Khi cây khoai tây sắp thu hoạch loại rệp này sẽ xuống sống ở các mắt củ và xung quanh các mầm. Chúng sẽ xâm nhập vào cũ từ đó chích hút các nhựa của các mầm khoai, dẫn đến tình trạng khi trồng khoai sẽ không mọc được.

Biện pháp phòng trừ: Bảo quản cây khoai giống ở nơi khô ráo, thoáng gió. Không nên sử dụng các loại củ có rệp để làm giống. Khi rệp xuất hiện trên cây trồng cần sử dụng thuốc Suprathion 40EC, Penbis, Bi 58 50EC, Supracid, Oncol để phòng trừ.

– Rệp đào: Đây là loại rệp chuyên chích hút các bộ phận non trên cây dẫn đến tình trạng lộc non bị khô héo, cong queo, cành non không phát triển thêm được. Ngoài ra chúng còn gây ra một số hiện tưởng anh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển khác của cây.

Biện pháp phòng trừ: Bà con cần theo dõi ngay từ đầu vụ trồng để nếu phát hiện được sẽ tiến hành tiêu hủy các or rệp. Sử dụng dầu hạt bông 40% + dầu tỏi 10% (GC-Mite 70SL) + dầu đinh hương 20% để phòng trừ.

– Ruồi hại lá: Trong điều kiện thười tiết khô thì ruồi hại lá gây hại rất nặng. Con ruồi cái sẽ đẻ trứng vào dưới lá và đi chích hút nhựa trong cây. Khi lá bị bệnh thì khả năng quang hợp của cây sẽ bị ảnh hưởng và bị giảm năng suất.

Biện pháp phòng trừ: Bà con tuyệt đối không được bón phân tươi, chỉ sử dung phân hữu cơ loại đã hoai mục. Khi có dấu hiệu xuất hiện, bà con dùng thuốc Cyromazine(Trigard 100SL) để phun trừ.

– Sâu khoang: Loại này thường gây hại băng cách ăn khuyết lá dẫn đến cây sinh trương kém.

Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ trước khi trồng. Dùng bả chua ngọt để bắt bướm hoặc ngắt bỏ ổ trứng, diệt sâu non mới nở. Sâu khoang là một loại sâu rất khó trị, có tính kháng nhiều loại thuốc hoá học, nên cần phun thuốc kịp thời khi sâu mới nở, tuổi 1-2 bằng các loại thuốc mới như Regent 800WG; Karate 2,5EC, Sumi-Alpha 5EC, Prodigy 23F, Trebon 10EC, 20WP… hoặc phối hợp hai loại thuốc với nhau như Padan 95SP + Trebon 10EC; Netoxin 95SP + Sherpa 25EC…

– Sâu xám: Loại này sẽ gây hại bắng cách cắm đứt gốc cây, thường hay xẩy ra khi cây khoai tây còn non.

Biện pháp khắc phục: Có thể dùng thuốc đơn: Basudin 50EC; Shecpain 36EC; Gottoc 250EC hoặc phối hợp hai loại thuốc khác nhau: Diptere 80WP + Karate 2,5EC; Sevin 40% + Sherpa 25EC; Ganoi 95SP + Abamectin 36EC, Regent 800WG + Sokupi 0,36AS… Phun vào chiều tối, nên cho thêm 10ml chất bám dính hoặc 20 – 30 ml dầu khoáng hoặc 5 giọt nước rửa chén vào mỗi bình 8 – 12 lít để tăng khả năng bám thuốc vào cơ thể sâu, sâu chết nhanh, nhiều hơn.

b. Bệnh hại trên cây.

Một số bệnh hại trên cây như: Bệnh sương mai, bệnh héo vàng, bệnh héo xanh, bệnh xoắn lá. Để phòng trừ các loại bệnh trên bà con cần làm theo các bước hướng dẫn sau

– Kỹ thuật canh tác:

+ Luân canh sản xuất với các loại cây rau màu, lương thực khác.

+ Chỉ dùng các loại giống cây trồng sạch, không bị sâu bệnh.

+ Bón các loại phân chuồng đã được xử lý, hoai mục. Tăng cường bón vôi khử trung. Các loại phân hóa học cần sử dụng cân đối.

+ Trong quá trình chăm sóc, vun xới tranh để cây bị tổn thương. Trường hợp khi phát hiện cây bị bệnh cần tiến hành hủy bỏ ngay, đứa đi xa để tiến hành tiêu hủy.
+ Khi thu hoạch xong cần làm tốt các công tác vệ sinh đồng ruộng.

– Sử dụng các loại thuốc hóa học để phòng trừ:

+ Dùng thuốc Regent, Trebon để phòng trừ loài bọ phấn truyền bệnh virus.

+ Khi thấy điều kiện thời tiết không thuận lợi có thể xẩy ra bệnh mốc sương, bà con cần tiến hành phun thuosc phòng bệnh băng các loại thuốc nội hấp Ridomil Mz 72WP, Score 250ND.

+ Bệnh héo vàng: sử dụng thuốc sau khi bệnh mới xuất hiện: Rovral 50WP, Ridomil MZ 72WP…

+ Bệnh héo xanh: sử dụng thuốc gốc đồng để phòng trừ bệnh như: Copper Oxychloride + Streptomycin sulfate + Zinc sulfate (PN – balacide 32WP); Oxytetracycline 50g/kg + Streptomycin 50 g/kg (Miksabe 100WP); Gentamicin Sulfate 2% + Oxytetracycline Hydrochloride 6% (Avalon 8WP)…

Với những chia sẻ về kỹ thuật trồng khoai tây, hi vọng bà con nông dân sẽ nắm vững và vận dụng được chúng vào trong việc sản xuất của mình. Bà con hãy thường xuyên ghé thăm website: thegioimaynongnghiep.vn để luôn được cập nhật những thông tin về nông nghiêp – chăn nuôi chất lượng nhất.
Chúc bà con thành công!