Năm nhuận có bao nhiêu ngày cách tính năm nhuận chính xác nhất 2022

Năm nhuận là năm khá đặc biệt. Bởi đây là năm mà số thời gian trong đó thường dài hơn so với các năm thông thường. Vậy, bạn có biết năm nhuận có bao nhiêu ngày? Cách tính năm nhuận như thế nào trong dương lịch và âm lịch? Hãy cùng bachkhoaphongthuy.com tìm hiểu những thông tin dưới đây về đề tài này nhé!

Năm nhuận có bao nhiêu ngày

Một năm bình thường sẽ có 12 tháng với 365 ngày trong năm. Tuy nhiên, đối với năm nhuận, số ngày và số tháng của năm có thể tăng lên, tùy thuộc vào dương lịch hay âm lịch. Vì vậy, trong năm nhuận, sẽ có những ngày nhuận và tháng nhuận.

Những năm nhuận theo âm lịch. Số tháng trong năm sẽ tăng lên thêm 1 tháng. Do đó, có tháng thứ 13 và tháng này thường xuất hiện theo hình thức lặp của một tháng nào đó trong năm. Ví dụ như năm 2020 là năm nhuận và trong năm này có 4 tháng tư. Lịch âm là lịch được tính theo chuyển động của mặt trăng. Các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản đều rất coi trọng và sử dụng nhiều.

Những năm nhuận theo lịch dương là năm mà sẽ tăng thêm 1 ngày vào tháng thứ 2. Tức là theo bình thường của lịch dương, tháng 2 chỉ có 28 ngày. Nhưng với năm nhuận, tháng 2 sẽ có 29 ngày nên để trả lời cho câu hỏi năm nhuận có bao nhiêu ngày thì năm nhuận theo dương lịch sẽ có 366 ngày. Dương lịch là loại lịch phổ biến nhất hiện nay. Chúng được hầu hết các quốc gia trên thế giới sử dụng.

Năm nhuận có bao nhiêu ngày

Vì sao lại có năm nhuận

Chắc hẳn trong đó mọi người, đại đa số đều biết tới năm nhuận. Tuy nhiên, vì sao có sự xuất hiện của năm đặc biệt này thì không phải ai cũng hiểu rõ. Vì vậy, hãy cùng với bachkhoaphongthuy.com tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này nhé!

Vì sao có năm nhuận theo dương lịch

Dương lịch là lịch được tính theo gian trái đất quay trọn một vòng xung quanh mặt trời. Theo tính toán của các nhà khoa học, phải mất khoảng 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây, tức 365.25 ngày thì trái đất mới có thể quay hết một vòng quanh mặt trời. Tuy nhiên, lịch dương chỉ lấy số nguyên là 365 ngày cho một năm.

Từ phần dư đó, buộc phải phát sinh một năm nhuận để cân bằng lại lịch trình thời gian. Nếu không, sự chênh lệch đó sẽ kéo dài mãi mãi và gây ảnh hưởng đến việc tính toán thời gian, tính mùa của con người.

Người ta vẫn để một năm có 365 ngày. Nhưng cứ 4 năm thì số 0,25 ngày đó sẽ tích lại đủ thành 1 ngày. Vì vậy, ngày đó chính là ngày nhuận.

Theo lịch dương, cứ 4 năm sẽ có một năm là 366 ngày. Đây được gọi là năm nhuận. Ngày nhuận của năm dương lịch thường được tính vào tháng 2. Do đó, những năm thông thường, tháng 2 sẽ có 28 ngày còn năm nhuận thì tháng 2 có 29 ngày.

Cách tính năm nhuận của dương lịch dựa theo lịch Gregory. Đây là loại dịch tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến trên thế giới. Theo đó, bất kỳ năm nào chia hết được cho 4 thì được coi là năm nhuận.

Tại sao có ngày nhuận? Một năm có bao nhiêu ngày nhuận?

Vì sao có năm nhuận theo âm lịch

Khác với lịch dương, lịch âm được tính toán theo thời gian của mặt trăng. Trong đó, một tháng của năm trăng sẽ có thời gian trung bình khoảng 29,5 ngày. Do vậy, một năm âm lịch chỉ kéo dài khoảng 354 ngày, ngắn hơn rất nhiều so với dương dịch, tận 11 ngày.

Chính vì lý do đó, cứ 3 năm âm lịch thì thời gian sẽ ngắn hơn dương lịch là 33 ngày. Để cân bằng thời gian giữa hai lịch âm và dương thì cứ 3 năm, âm lịch phải phát sinh thêm một tháng nữa để không bị lệch nhiều.

Tuy nhiên, nếu dựa theo cách tính này thì dương lịch vẫn nhanh hơn một chút so với âm lịch. Để khắc phục tình trạng này thì cứ 19 năm lại có một lần cách 2 năm thêm một tháng nhuận.

Lý giải cụ thể như sau:

Trong 19 năm của lịch dương sẽ có 228 tháng dương lịch nhưng có tới 235 tháng âm lịch. Như vậy, lịch âm thừa 7 tháng so với lịch dương. Đây được gọi là tháng nhuận. 7 tháng này sẽ được quy ước và đặt vào năm thứ 3, 6, 9 hoặc 8, 11, 14, 17, 19 trong chu kỳ 19 năm.

Hướng dẫn cách tính năm nhuận theo âm lịch và dương lịch

Cách tính năm nhuận theo lịch dương

Có 2 lưu ý trong cách tính năm nhuận của dương lịch mà bạn cần chú trọng, cụ thể như sau:

  • Đối với những năm thông thường, chỉ cần lấy số của năm đó chia cho 4. Nếu chia hết thì năm đó chính là năm nhuận có 366 ngày.
  • Với những năm tròn thế kỷ. Tức là phần cuối của năm có 2 số 00 trở lên thì phải chia cho 400. Nếu chia hết cho 400 thì đó là năm nhuận.

Ví dụ:

  • Năm 2020 và năm 2024, 2028 chia hết cho 4. Vì vậy, đây là những năm nhuận theo lịch dương.
  • Năm 2000 và 2400, 2800,  3200 đều chia hết cho 400 nên đây là những năm nhuận.
  • Năm 2021, 2022, 2023 không chia hết cho 4 nên không phải là năm nhuận.

Cách tính năm nhuận âm lịch

Cách tính năm nhuận theo lịch âm khá đơn giản. Bạn chỉ cần lấy số năm chia cho 19. Nếu chia hết cho 19 hoặc có số dư là các số 3; 6; 9; 11; 14; 17 thì năm đó là năm nhuận và sẽ có thêm 1 tháng nhuận.

  • Năm 2020 là năm nhuận theo âm lịch vì số 2020 khi chia cho 19 sẽ dư 6.
  • Năm 2021 không phải là năm nhuận theo lịch âm vì 2021 chia cho 19 dư 7.
  • Năm 2022 cũng không phải năm nhuận theo lịch âm vì khi chia 2022 cho 19 thì dư 8.

Trên đây là chia sẻ của bachkhoaphongthuy.com về năm nhuận có bao nhiêu này, cơ sở của cách tính năm nhuận và những cách tính năm nhuận theo lịch âm, lịch dương. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Nếu bạn có thắc mắc nào đó, hãy comment dưới bài viết cho chúng tôi để được giải đáp. Đừng quên ghé thăm Bách Khoa Phong Thủy mỗi ngày để cập nhật thật nhiều thông tin thú vị.

5.0