Năm Nhuận là gì? Năm nhuận có bao nhiêu ngày? Cách tính chuẩn nhất
Năm Nhuận là gì? Cách tính năm nhuận chính xác nhất
Có thể bạn đã nghe từ “năm nhuận” lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng không phải ai cũng biết năm nhuận là gì và cách tính sao cho chuẩn xác. Năm nhuận được tính theo hai cách gồm lịch âm và lịch dương. Để hiểu rõ hơn, mọi người tham khảo bài viết dưới đây của giatricuocsong.org nhé.
Năm nhuận là gì?
Năm nhuận còn được gọi là ngày nhuần. Còn trong tiếng Anh, năm nhuận là Leap Year. Thông thường, chúng ta vẫn biết, một năm có 365 ngày và chia làm 12 tháng. Còn năm nhuận được hiểu một cách đơn giản là một năm có 366 ngày tính theo lịch dương. Và năm nhuận sẽ có 13 tháng (tính theo lịch âm).
Khái niệm Năm Nhuận dễ hiểu hơn, Năm Nhuận là năm:
- Theo dương lịch: Có một ngày dư ra.
- Theo âm-dương lịch: Có một tháng dư ra (tháng thứ 13)
Năm nhuận sẽ xuất hiện theo chu kỳ 4 năm/lần. Năm Nhuận có bao nhiêu ngày?
Vậy tại sao lại có năm nhuận?
Khái niệm này được lý giải như sau:
- Theo lịch dương: Một năm, trái đất quay quanh mặt trời 365 ngày và 6 giờ. Theo quy ước chuẩn quốc tế, một năm có 365 ngày, như vậy, 6 giờ kia được tính là dư ra. 6 giờ tương đương với ¼ ngày. Và nếu tính theo cách này thì sau 4 năm, lịch dương lịch sẽ dư ra 24 giờ (=6*4). Như vậy, 24 giờ hay nói cách khác là đã có 1 ngày dư ra.
- Theo lịch âm: Ngoài cách tính lịch dương, người ta còn tính năm nhuận dựa theo lịch âm. Lịch âm được tính dựa theo thời gian của mặt trăng. Mặt trăng quay xung quanh Trái Đất và có chu kỳ là khoảng 29,53 ngày. Tính theo cách này, một năm âm lịch có khoảng 354 ngày (đã được làm tròn). Vì vậy, sau một vài năm âm lịch, người ta phải bổ sung thêm một tháng để đảm bảo lịch âm phù hợp với chu kỳ thời tiết. Tháng được bổ sung chính là tháng nhuận.
Hiểu cách khác, vẫn là 354 ngày như trên, lịch âm đã ngắn hơn lịch dương 11 ngày. Do đó, cứ 3 năm sẽ lại ngắn hơn 33 ngày. Sau 3 năm sẽ có thêm 1 năm nhuận. Tháng được thêm vào là tháng nhuận.
Mục đích của việc có thêm năm nhuận chính là để bổ sung các ngày, tháng vào năm trên lịch cho đồng bộ. Điều này cũng sẽ giúp lịch phù hợp với thời tiết hơn.
Cách tính năm nhuận không phải ai cũng biết
Năm nhuận là gì mọi người đã hiểu, vậy còn cách tính năm nhuận thì sao? Có thể mọi người chỉ hiểu đơn thuần là 4 năm sẽ nhuận 1 lần. Còn cụ thể cách tính này ra sao thì không phải ai cũng rõ.
Cách tính năm nhuận theo lịch dương
Theo lịch dương, chúng ta sẽ có cách để tính năm nhuận rất đơn giản. Chỉ cần lấy năm đó chia cho 4. Kết quả không dư đồng nghĩa với năm đó là năm nhuận. Cách tính theo lịch dương đang được nhiều nước trên thế giới chính thức sử dụng.
Ví dụ: Lấy năm 2019 chia cho 4 sẽ dư 3. Do vậy năm 2019 không phải năm nhuận.
Lấy năm 2016 chia cho 4 sẽ bằng 504, không dư. Do vậy năm 2016 là năm nhuận.
Lưu ý: Với những năm tròn thế kỷ (có 2 số 0 ở cuối), cách tính sẽ khác một chút. Thay vì chia cho 4 như trên, ta phải lấy năm đó chia cho 400. Nếu kết quả không dư thì năm đó là năm nhuận. Chẳng hạn trong các năm từ 1600, 1700 đến 2000 thì chỉ có hai năm chia hết cho 400. Đó là năm 1600 và 2000 nên đây là hai năm nhuận. Các năm còn lại như 1800, 1900 không phải năm nhuận.
Cách tính năm nhuận theo lịch âm
Cách tính theo lịch âm dựa theo chu kỳ Mặt trăng quay quanh Trái Đất, thường khá phức tạp. Cách này được các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam sử dụng là chủ yếu. Theo đó, muốn tính năm âm lịch đó có nhuận hay không, ta làm phép toán sau. Lấy năm dương lịch chia cho 19, nếu chia hết hoặc có số dư thuộc một trong các dãy số: 0, 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì năm đó sẽ nhuận.
Sở dĩ lấy số năm chia cho con số 19 là bởi: Năm nhuận lịch âm sẽ có thêm 1 tháng, tổng cộng là 13 tháng. Lịch âm sẽ lệch so với lịch dương khoảng 11 ngày/năm. Việc thêm 1 tháng sẽ giúp cân bằng số ngày và giữ được chu kỳ Mặt trăng. Nếu dồn 3 năm lại sẽ thừa ra 33 ngày, cứ qua 3 năm sẽ nhuận 1 tháng. Bình quân, 19 năm sẽ có 7 tháng nhuận.
Ví dụ: Lấy năm 2014 chia cho 19 thì sẽ chia hết và số dư là 0 => năm nhuận âm lịch.
Lấy năm 2019 chia cho 19 sẽ dư 5, không thuộc dãy số trên => không phải năm nhuận.
Việc tính năm âm lịch nhuận vào tháng nào thường khá phức tạp. Các nhà lịch pháp cần phải dày công nghiên cứu năm nhuận là gì, năm nào nhuận, lập bảng tính theo dõi tháng nhuận,…
Bảng tháng nhuận theo các năm như sau:
Năm nhuận
Tháng nhuận
Năm nhuận
Tháng nhuận
1995
8
2009
5
1998
5
2012
4
2001
4
2014
9
2004
2
2017
6
2006
7
Năm 2024 có nhuận không, nhuận tháng nào?
Với những cách tính ở trên, bạn có thể dễ dàng tính xem năm 2024 (Năm GiápThìn – Con Rồng) có nhuận hay không.
Với lịch dương: 2024 : 4 = 506, không dư nên đây là năm nhuận. Năm 2024 có thêm một ngày là 29/2.
Với lịch âm: Ta chỉ cần lấy số năm 2024 đem chia cho 19, nếu số dư là một trong các số: 0, 3, 6, 9 hoặc 11, 14, 17 thì năm đó nhuận âm lịch. Chúng ta có thể thấy 2024 chia cho 19 có số dư là 10. Như vậy 2024 không phải năm nhuận theo âm lịch.
Như vậy, qua bài viết, hy vọng mọi người đã hiểu thêm về năm nhuận là gì và cách tính năm nhuận như thế nào. Các bạn có thể tìm hiểu thêm kiến thức từ Wikipedia.
5/5 – (2 bình chọn)