NLM Product Phan tich chien luoc san pham cua Apple doi voi dong san pham smartphone – BỘ TÀI CHÍNH – Studocu

Mục Lục

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA MARKETING

– —-  —–

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

NGUYÊN LÝ MARKETING

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA APPLE

ĐỐI VỚI DÒNG SẢN PHẨM SMARTPHONE

Giảng viên phụ trách : Cô Hồ Thị Thảo Nguyên

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Ngọc Khánh 2021003777
Lê Nguyễn Quốc Đạt 2021003757
Nguyễn Ngọc Triệu Vy 2021000612
Lớp học phần : Nguyên lý Marketing 2021101063015

TPHCM, tháng 7 năm 2021

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC CỦA NHÓM

STT MSSV Họ và tên Công việc thực hiện

Mức độ hoàn
thành (%)

1 2021003777

Nguyễn Ngọc
Khánh

  • Chương 1: Cơ sở lý thuyết về
    Marketing và chiến lược sản phẩm.
  • Chương 3 Chiến lược sản phẩm,
    mục 3, 3.
  • Chương 4, mục 4 Đánh giá chiến
    lược sản phẩm, 4.2 Đề xuất giải
    pháp
  • Chỉnh sửa nội dung cuối cùng
90%
2 2021000612

Nguyễn Ngọc
Triệu Vy

  • Chương 3 Chiến lược sản phẩm,
    mục 3.
  • Chương 4, mục 4.2 phân thích
    ma trận SWOT
  • Viết lời mở đầu
  • Viết kết luận
90%
3 2021003757

Lê Nguyễn
Quốc Đạt

  • Chương 2 Giới thiệu về công ty
    Apple và điện thoại Iphone.
  • Chương 3 Chiến lược sản phẩm,
    mục 3, 3.
  • Chương 4 mục 4 Đánh giá 4.
    Đề xuất giải pháp
  • Chỉnh sửa nội dung cuối cùng
90%

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO CHIẾN

LƯỢC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY APPLE ĐỐI VỚI DÒNG SẢN

PHẨM SMARTPHONE …………………………………………………………………………. 33

4 Đánh giá chiến lược sản phẩm đối với dòng điện thoại thông minh iPhone
của Apple …………………………………………………………………………………… 33
4 Đề xuất giải pháp hoàn thiện chiến lược sản phẩm …………………………… 34

4.2 Phân tích ma trận SWOT của dòng sản phẩm iPhone ……………………. 34

4.2 Đề xuất giải pháp hoàn thiện chiến lược sản phẩm điện thoại thông minh
iPhone của Apple ……………………………………………………………………… 36

KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………….. 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3 Danh mục dòng sản phẩm của điện thoại iPhone ………………………………. 19

Bảng 3 Bảng xếp hạng của Tech Support Showdown ……………………………………. 22
Bảng 4 Đánh giá chiến lược sản phẩm điện thoại thông minh iPhone của Apple. 33
Bảng 4 Phân tích ma trận SWOT của dòng sản phẩm iPhone ………………………… 34

DANH MỤC ẢNH

Hình 1: Mô hình Marketing – mix 4P của Mc Carthy (1960) …………………………… 3
Hình 1 Các cấp độ của sản phẩm …………………………………………………………………… 5
Hình 1 Quá trình phát triển sản phẩm mới ……………………………………………………… 9
Hình 1 Các giai đoạn của chu kì sống sản phẩm ……………………………………………. 10
Hình 3 Điện thoại iPhone 12 Pro Max (Facific Blue) ……………………………………. 21
Hình 3 Hợp đựng của điện thoại iPhone ………………………………………………………. 21
Hình 3 Một số thông số kỹ thuật của iPhone X …………………………………………….. 23
Hình 3 Thiết kế của mẫu điện thoại iPhone X ………………………………………………. 24
Hình 3. 5 Sơ đồ chiến lược phân phối của Apple dành cho điện thoại iPhone X …… 30

Hình 3 Buổi lễ ra mắt sản phẩm mới của Apple ……………………………………………. 31

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – kỹ thuật, điện thoại có
vai trò ngày một quan trọng trong cuộc sống. Đặc biệt với các tính năng thông minh,
nó đã trở thành một công cụ đắc lực để phục vụ nhu cầu học tập, làm việc, nghiên
cứu cũng như vui chơi, giải trí của con người. Thị trường điện thoại hiện nay bị chia
nhỏ và cạnh tranh khốc liệt bởi rất nhiều thương hiệu điện thoại di động như: iPhone,
Samsung, Huawei, OPPO, Sony..ới đầy đủ các dòng, chủng loại với giá cả từ bình
dân đến tầm trung, cao cấp, phù hợp với nhiều tầng lớp trong xã hội. Chính vì những
lí do trên, nhóm chúng em xin chọn đề tài “ PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC SẢN
PHẨM CỦA APPLE ĐỐI VỚI DÒNG SẢN PHẨM SMARTPHONE”.

Để hoàn thành bài tiểu luận với đề tài này, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc nhất đến giảng viên – Cô Hồ Thị Thảo Nguyên đã tận tình hướng dẫn trong suốt
quá trình chúng em nghiên cứu, phân tích và hoàn thiện. Không chỉ vậy, cô luôn
giảng dạy rất tận tâm và tạo tinh thần thoải mái trong từng buổi học cho chúng em,
nhờ đó mà chúng em có một lượng kiến thức nhất định của bộ môn Nguyên lý
Marketing, đó là cơ sở để chúng em làm việc hiệu quả cũng như hoàn thành tốt nhất
bài tiểu luận này.
Dù gặp nhiều khó khăn, chúng em đã dành nhiều tâm huyết và vận dụng tối
đa lượng kiến thức có được để hoàn thành bài tiểu luận này cũng như trải nghiệm
hiệu quả bước đầu áp dụng lý thuyết vào phân tích chiến lược trong thực tế, song
vẫn còn nhiều thiếu sót và chưa đủ tính chuyên sâu. Chúng em rất mong nhận được
những nhận xét góp ý của quý thầy, cô để chúng em tiến bộ hơn trong học tập và
rèn luyện.
Sau cùng, chúng em xin kính chúc quý thầy, cô luôn khỏe mạnh và an toàn
vượt qua đại dịch Covid-19 để tiếp tục sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền tải kiến
thức và năng lượng tích cực đến chúng em và các thế hệ mai sau.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

1.1.2 Tối đa hóa chất lượng cuộc sống
Thông qua việc cung cấp cho xã hội những sản phẩm, dịch vụ có giá trị, giúp
người tiêu dùng và xã hội thỏa mãn ngày càng đầy đủ hơn, cao cấp hơn, và hướng
tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa chất lượng cuộc sống.
1.1 Vai trò của marketing
1.1.3 Vai trò của marketing

Kinh tế – xã hội luôn luôn phát triển, theo quá trình đó các doanh nghiệp ngày
càng nhận thức được vai trò quan trọng của marketing, và nó được khái quát thông
qua các nội dung chính như sau:
– Thứ nhất , marketing giúp doanh nghiệp phát hiện những nhu cầu và làm hài
lòng khách hàng. marketing định hướng cho hoạt động kinh doanh và tạo
thế chủ động của doanh nghiệp.
– Thứ hai , marketing là cầu nối giúp doanh nghiệp giải quyết tốt các mối quan
hệ và dung hoà lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích xã hội.
– Thứ ba , marketing là công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác lập vị trí,
uy tín của mình trên thị trường.
– Thứ tư , marketing chính là cơ sở của các hoạt động trong doanh nghiệp, các
quyết định về công nghệ, tài chính, nhân sự đều phụ thuộc lớn vào các quyết
định marketing như: sản xuất sản phẩm gì? Cho thị trường nào? Sản xuất
như thế nào? Số lượng bao nhiêu?
1.1.3 Chức năng của marketing
Marketing đã trở thành một bộ phận không thể thiếu, là yếu tố nổi bật nhất trong
tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Chức năng cơ bản của marketing là kết
nối mọi hoạt động của doanh nghiệp với thị trường:
– Nghiên cứu thị trường và phát hiện nhu cầu.
– Tăng cường khả năng thích nghi của các xí nghiệp trong điều kiện
thị.trường biến động thường xuyên.
– Thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng.
– Hiệu quả kinh tế.
– Phối hợp.

1 Khái quát về Marketing – Mix:

1.2 Khái niệm Marketing – Mix

Marketing – mix là sự phối hợp các thành tố có thể kiểm soát được mà doanh
nghiệp sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt được các mục tiêu
đã hoạch định , các thành tố đó là: Sản phẩm (Product), Giá cả (Price), Phân phối
(Place) và Chiêu thị/Thông tin marketing (Promotion).
Marketing – mix còn được gọi là chính sách 4 Ps – do viết tắt 4 chữ đầu các thành
tố. (Đây là quan điểm của Giáo sư Jerome McCarthy đưa ra vào những năm 60).

Hình 1: Mô hình Marketing – mix 4P của Mc Carthy (1960)

1.2 Các thành phần của chiến lược Marketing – Mix

1.2.2 Chiến lược sản phẩm (Product)
Chiến lược sản phẩm là định hướng và quyết định liên quan đến sản xuất và kinh
doanh sản phẩm trên cơ sở bảo đảm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong từng
thời kỳ hoạt động kinh doanh và các mục tiêu marketing của doanh nghiệp.
1.2.2 Chiến lược giá (Price)
Chiến lược giá là những định hướng dài hạn về giá nhằm đạt được mục tiêu kinh
doanh của doanh nghiệp. Chiến lược giá là một công cụ hữu hiệu để thâm nhập
thị trường thu hút và giữ khách hàng, quyết định thị phần và khả năng sinh lời.
1.2.2 Chiến lược phân phối (Place)
Chiến lược phân phối là tập hợp các nguyên tắc nhiều đó doanh nghiệp có thể đạt
được mục tiêu phân phối trên thị trường mục tiêu. Giúp doanh nghiệp liên kết
hoạt động sản xuất của mình với khách hàng, trung gian và triển khai tiếp các
hoạt động khác của marketing như giới thiệu sản phẩm mới, khuyến mãi, dịch vụ
hậu mãi… nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu thị trường.

  • Sản phẩm tăng thêm (Augmented product): những dịch vụ, lợi ích bổ sung
    như bảo hành, lắp đặt, thông tin, tư vấn..óp phần tạo nên sản phẩm hoàn
    chỉnh, là yếu tố làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Hình 1 Các cấp độ của sản phẩm
1.3.1 Chiến lược sản phẩm
Chiến lược sản phẩm là định hướng và quyết định liên quan đến sản xuất và kinh
doanh sản phẩm trên cơ sở đó bảo đảm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong
từng thời kì hoạt động kinh doanh và các mục tiêu marketing của doanh nghiệp.
Chiến lược sản phẩm đóng vai trò cựu kỳ quan trọng trong chiến lược marketing:

  • Chiến lược sản phẩm là công cụ cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp
  • Thực hiện tốt chiến lược sản phẩm thì các chiến lược định giá, phân phối
    và chiêu thị mới triển khai và phối hợp một cách hiệu quả.
  • Triển khai chiến lược sản phẩm là trong những yếu tố giúp doanh nghiệp
    thực hiện tốt các mục tiêu marketing được đặt ra trong từng thời kỳ.

1.3 Nội dung chiến lược sản phẩm
1.3.2 Kích thước tập hợp sản phẩm (Product Mix)

Kích thước tập hợp sản phẩm là số loại sản phẩm cùng với số lượng chủng loại
và mẫu mã sản phẩm.
Kích thước tập hợp sản phẩm gồm các số đo:
– Chiều rộng tập hợp sản phẩm: số loại sản phẩm (hoặc dịch vụ) mà doanh
nghiệp dự định cung ứng cho thị trường. Nó được xem là danh mục sản
phẩm kinh doanh, thể hiện mức độ đa dạng hóa sản phẩm của doanh nghiệp.

  • Chiều dài tập hợp sản phẩm: Mỗi loại sản phẩm kinh doanh sẽ có nhiều
    chủng loại khác nhau, số lượng chủng loại quyết định chiều dài của tập hợp
    sản phẩm, doanh nghiệp thường gọi là dòng sản phẩm (product line).

  • Chiều sâu của tập hợp sản phẩm: Mẫu mã sản phẩm gắn với từng chủng loại
    sản phẩm.
    Ba số đo về kích thước tập hợp sản phẩm trở thành cơ sở để doanh nghiệp đưa ra
    các quyết định về tập hợp sản phẩm
    ❖ Các quyết định liên quan đến kích thước tập hợp sản phẩm

  • Quyết định về danh mục sản phẩm kinh doanh
    ‒ Hạn chế danh mục sản phẩm kinh doanh: doanh nghiệp quyết định loại bỏ
    những nhóm khách hàng hoặc loại sản phẩm mà họ cho rằng ít hoặc không
    có hiệu quả.
    ‒ Mở rộng sản phẩm: ngoài những ngành hàng hoặc loại sản phẩm kinh
    doanh, doanh nghiệp quyết định mở rộng sang lĩnh vực khác hoặc mở rộng
    thêm danh mục sản phẩm kinh doanh.
    ‒ Thay đổi sản phẩm kinh doanh

  • Quyết định về dòng sản phẩm
    ‒ Thu hẹp dòng sản phẩm: Một số loại sản phẩm không đảm bảo thỏa mãn
    nhu cầu khách hàng, không đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
    ‒ Mở rộng dòng sản phẩm kinh doanh: nhằm tăng khả năng lựa chọn sản
    phẩm, thoả mãn nhu cầu cho những nhóm khách hàng khác nhau.
    ‒ Hiện đại hóa dòng sản phẩm: loại trừ những sản phẩm lạc hậu, cải tiến và
    giới thiệu những sản phẩm mới hơn.

  • Hoàn thiện và nâng cao đặc tính sử dụng của sản phẩm nhằm đáp ứng nhu
    cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
    ‒ Hoàn thiện cấu trúc kỹ thuật của sản phẩm
    ‒ Nâng cao thông số kỹ thuật của sản phẩm
    ‒ Tăng cường tính hữu dụng của sản phẩm

  • Nâng cao uy tín nhãn hiệu: Tạo uy tín sản phẩm là những nỗ lực để xây
    dựng hình ảnh và ấn tượng tốt trong nhận thức của khách hàng để họ có
    niềm tin vào sản phẩm của doanh nghiệp. Tạo uy tín sản phẩm giúp gia tăng
    lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Uy tín của sản phẩm gắn
    liền với uy tín của nhãn hiệu.
    1.3.2 Quyết định liên quan đến đặc tính sản phẩm.
    ‒ Quyết định chất lượng sản phẩm : doanh nghiệp có thể lựa chọn sản phẩm kinh
    doanh ở những cấp chất lượng thấp, trung bình, chất lượng cao và chất lượng
    tuyệt hảo. Mức chất lượng mà doanh nghiệp lựa chọn để sản phẩm phụ thuộc vào
    mục tiêu và định hướng chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp.
    ‒ Đặc tính sản phẩm : những đặc điểm thể hiện chức năng sản phẩm và tạo sự khác
    biệt khi sử dụng sản phẩm. Các doanh nghiệp thường nghiên cứu thị trường, hành
    vi khách hàng để đưa vào sản phẩm những đặc tính mới.
    ‒ Thiết kế sản phẩm : bảo đảm tính chất, kiểu dáng, công dụng và độ tin cậy của sản
    phẩm giúp cho người mua cảm thấy an toàn, sử dụng dễ dàng thuận tiện, hưởng
    được những dịch vụ tốt.
    1.3.2 Thiết kế bao bì sản phẩm.
    Thiết kế bao bì là hoạt động liên quan đến việc thiết kế và sản xuất những
    bao gói hay đồ đựng sản phẩm. Bao bì thường có 3 lớp:

  • Bao bì tiếp xúc : Lớp bao bì trực tiếp đựng hoặc gói sản phẩm.

  • Bao bì ngoài : nhằm bảo vệ lớp bao bì tiếp xúc, bảo đảm an toàn cho sản
    phẩm và gia tăng tính thẩm mỹ cho bao bì.

  • Bao bì vận chuyển : được thiết kế để bảo quản, vận chuyển sản phẩm vận
    chuyển sản phẩm thuận tiện.
    Chức năng của bao bì:

  • Cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết về sản phẩm như:

  • Nhà sản xuất, hướng dẫn sử dụng, thành phần sản phẩm…

  • Bảo vệ sản phẩm tránh bị hư hỏng, biến chất trong vận chuyển.

  • Thể hiện hình ảnh về nhãn hiệu, công ty, ý tưởng định vị của sản phẩm.

  • Tác động hành vi khách hàng qua hình thức, màu sắc, thông tin trên bao bì.

1.3.2 Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm.
Dịch vụ hỗ trợ ảnh hưởng đến nhận thức của khách hàng về sản phẩm của doanh
nghiệp, trong nhiều trường hợp hợp doanh nghiệp còn sử dụng như công cụ cạnh
tranh với các sản phẩm khác trên thị trường.
Các dịch vụ để hỗ trợ cho sản phẩm:
– Bảo hành, bảo trì và sửa chữa sản phẩm
– Cung ứng chi tiết, phụ tùng thay thế.
– Tư vấn tiêu dùng
– Sử dụng sản phẩm
1.3 Chiến lược sản phẩm mới
Theo thời gian, để tiếp tục tồn tại và phát triển thì đòi hỏi các doanh nghiệp cần có
chương trình nghiên cứu và phát triển những sản phẩm mới. Song, việc phát triển
sản phẩm mới cũng hàm chứa nhiều rủi ro, thậm chí có thể thất bại. Do đó để giảm
thiểu rủi ro thất bại doanh nghiệp thường xem xét quá trình phát triển mới qua các
giai đoạn theo sơ đồ sau:

Hình 1 Quá trình phát triển sản phẩm mới
‒ Giai đoạn hình thành và lựa chọn ý tưởng sản phẩm : là giai đoạn đầu tiên của
quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm mới. Các doanh nghiệp tìm kiếm ý
tưởng thông qua các nguồn như là khách hàng, nguồn thông tin nội bộ, các đối
thủ cạnh tranh, từ các đơn vị nguyên cứu bên ngoài.
‒ Soạn thảo và thẩm định dự án : Dự án là bản phương án sản xuất và kinh doanh
sản phẩm để xác định tính khả thi của sản phẩm mới. Bản dự án sẽ phân tích
tham số và đặc tính của sản phẩm, chi phí, những yếu tố đầu vào của sản phẩm,
phân tích khả năng sản xuất, kinh doanh của sản phẩm, khả năng thu hồi vốn…

Các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm:
– Giai đoạn giới thiệu sản phẩm trên thị trường (Introduction stage): Đây là
giai đoạn mà sản phẩm bắt đầu được tung ra, doanh nghiệp cần đầu tư thời
gian và chi phí để sản phẩm có thể thâm nhập vào thị trường.
– Giai đoạn phát triển / tăng trưởng (Growth stage): Ở giai đoạn này lượng
sản phẩm tiêu thụ tăng mạnh do thị trường đã chấp nhận sản phẩm mới, tuy
nhiên cạnh tranh trên thị trường cũng bắt đầu tăng.
– Giai đoạn chín muồi (Maturity stage): Là giai đoạn ổn định của quá trình
kinh doanh sản phẩm, sản lượng tiêu thụ và doanh thu đạt tối đa, tuy nhiên
tốc độ tăng trưởng rất chậm do nhu cầu tiêu thụ trên thị trường đã ở mức
bão hòa.
– Giai đoạn suy thoái (Decline stage): Giai đoạn suy thoái diễn ra khi khối
lượng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận giảm sút một cách nghiêm trọng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Để dễ dàng tìm hiểu và phân tích được một chiến lược marketing của doanh nghiệp,
điều đầu tiên là phải nắm vững được kiến thức cơ bản về marketing và ứng dụng những
kiến thức ấy vào sản phẩm, dịch vụ và những hoạt động marketing thực tiễn của doanh
nghiệp. Với những kiến thức đã được học trong môn Nguyên lý Marketing, kèm theo
những tìm hiểu thực tế từ sách vở, báo chí… nội dung chương 1 giúp người đọc có thể
khái quát lại một số kiến thức nền tảng quan trọng trong marketing, marketing –
mix…Đặc biệt là phần cơ sở lý luận chi tiết là lời giải đáp cho các câu hỏi về chiến
lược sản phẩm. Bên cạnh đó, những kiến thức được cung cấp ở chương 1 sẽ được làm
rõ hơn và ứng dụng vào hoạt động thực tế của doanh nghiệp thông qua việc phân tích

Chiến lược sản phẩm của Apple đối với dòng sản phẩm iPhone tại các chương sau.

CHƯƠNG 2: SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY APPLE VÀ

DÒNG ĐIỆN THOẠI IPHONE

2 Khái quát về tập đoàn Apple

Apple là một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới hiện nay được
biết đến qua các sản phẩm như iPhone, MacBook,… Nhưng chính xác hơn Apple Inc.
là một tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Hoa Kỳ, có trụ sở chính đặt tại thung lũng
máy tính Silicon, Cupertino, California, Hoa Kỳ, chuyên nghiên cứu, phát triển và
bán các thiết bị điện tử tiêu dùng, phần mềm máy tính và các dịch vụ trực tuyến.
‒ Ngày 01 tháng 04 năm 1976, lần đầu tiên Apple Inc. xuất hiện trên thế giới dưới
cái tên Apple Computer, Inc., được thành lập bởi bộ ba Steve Jobs, Steve Wozniak
và Ronal Wayne và bán bộ sản phẩm máy vi tính cá nhân Apple I.
‒ Ngày 09 tháng 01 năm 2007, Apple Computer Inc. được đổi tên thành thành Apple
Inc. do lúc này việc kinh doanh đã mở rộng ra thêm nhiều sản phẩm khác như
smartphone iPhone, máy nghe nhạc iPod, máy tính bảng iPad,…
‒ Ngày nay Apple là tập đoàn có giá trị thương hiệu đắt thứ 2 thế giới (sau Google)
với khoảng 147 nhân viên, 510 cửa hàng bán lẻ.
‒ Apple chia báo cáo lợi nhuận của họ thành 5 khu vực: Châu Mỹ, Châu Âu, Nhật
Bản, Châu Á – Thái Bình Dương và mảng bán lẻ. Trong đó thị trường châu Mỹ
chỉ bao gồm Bắc Mỹ và Nam Mỹ còn thị trường Châu Âu lại bao gồm cả Châu
Âu, khu vực Trung Đông và Châu Phi. Tại mỗi thị trường, Apple sẽ cung cấp cùng
loại sản phẩm.
‒ Apple thường kết thúc năm tài chính vào tháng 9 thường niên, kết thúc báo cáo
năm tài chính 2020, tổng doanh thu của Apple lên tới 274,515 tỷ USD và tổng lợi
nhuận là 66,288 tỷ USD, là công ty công nghệ lớn nhất thế giới theo doanh thu.
Trong đó smartphone iPhone và máy tính bảng iPad là hai sản phẩm có đóng góp
lớn nhất.
Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của Apple
‒ Sứ mệnh của Apple: “Bringing the best user experience to its customers
through it innovative hardware, software, and services”.

Ngày 09 tháng 01 năm 2007, cố CEO Steve Jobs bước lên sân khấu và trình
làng chiếc iPhone đầu tiên iPhone 2G, đánh dấu cho sự ra đời của một thương hiệu
smartphone hàng đầu thế giới hiện nay. Steve Jobs khi đó đã giới thiệu iPhone là sự
kết hợp giữa một chiếc iPod màn hình rộng điều khiển bằng cảm ứng, một chiếc điện
thoại di động mang tính cách mạng và một sự đột phá của thiết bị internet. Máy được
trang bị màn hình 3,5 inch, hỗ trợ mạng di động 2G EDGE, camera 2MP, bộ nhớ
trong chia làm 3 phiên bản: 4GB, 8GB và 16GB, thậm chí là còn không có kho ứng
dụng App Store và đã bán được 6,1 triệu sản phẩm.
Tuy còn nhiều thiếu sót về thiết kế cũng như công nghệ lúc bấy giờ nhưng
thực sự iPhone 2G đã làm tốt sứ mệnh của mình là định hình thế giới smartphone
ngày nay với màn hình cảm ứng đa điểm, trải nghiệm duyệt web “giống” máy tính.
iPhone 3G: “The first phone to beat the iPhone” và “The iPhone you have
been waiting for”

Tiếp đó đến ngày 03 tháng 08 năm 2008, sau hơn một năm, chiếc iPhone tiếp
theo, iPhone 3G đã xuất hiện với những cải tiến mới: định vị toàn cầu GPS được bổ
sung, mạng 3G được trang bị và chip xử lý thế hệ mới nhanh hơn. Nhưng bổ sung
quan trọng nhất chính là kho ứng dụng App Store giúp iPhone cài thêm ứng dụng
ngoài, đây cũng chính là bổ sung mang về nguồn thu khổng lồ cho Apple hiện nay.
Về kích thước thì iPhone 3G không có quá nhiều khác biệt với iPhone 2G, nhưng mặt
lưng đã được làm hoàn toàn bằng nhựa bóng polycarbonate mang lại cho người dùng
trải nghiệm cầm nắm chắc chắn và thoải mái hơn.’
iPhone 3GS: “The fastest, most powerful iPhone yet”
Được giới thiệu vào tháng 6 năm 2009, đây là một bản nâng cấp của iPhone
3G, kí tự “S” là viết tắt của chữ “Speed”, mang ý nghĩa bản nâng cấp này là về tốc
độ. Cấu hình máy được nâng lên, cho phép truy cập internet nhanh hơn, có điều khiển
bằng giọng nói.
iPhone 4: “This change everything. Again”
Ngày 24 tháng 06 năm 2010, Apple tiếp tục cho ra mắt iPhone 4, đây là chiếc
iPhone có sự đột phá về thiết kế đầu tiên của Apple với các góc cạnh vuông vức, thân
hình mỏng hơn, mặt kính trước sau và bộ khung được làm bằng thép không rỉ. Đây

cũng là sản phẩm đầu tiên có trang bị màn hình Retina và tính năng gọi video
Facetime.
iPhone 4S: “The most amazing iPhone yet”, “More to love, less to pay”
Nằm ngoài sự mong đợi về chiếc iPhone 5 của mọi người, một năm sau khi
phát hành iPhone 4, tháng 10 năm 2011, iPhone 4S ra đời và cũng là một bản nâng
cấp của iPhone 4, một trong những sản phẩm huyền thoại của Apple cho tới tận bây
giờ. Bản nâng cấp này bổ sung mạnh mẽ về cấu hình như trang bị máy ảnh 8MP với
khả năng quay video 1080p, bộ xử lý lõi kép Apple A5 và bộ nhớ lên tới 64GB. Đặc
biệt một tính năng rất mới đã xuất hiện chính là trợ lý ảo Siri, tính năng được trang
bị trên mọi sản phẩm thuộc hệ sinh thái Apple hiện nay.
iPhone 5: “The biggest thing to happen to iPhone since iPhone”
Ra mắt vào tháng 9 năm 2012, iPhone 5 mang tới một làn gió mới cho dòng
điện thoại thông minh iPhone khi được trang bị màn hình lớn tới 4-inch, kích thước
mỏng nhất từ trước tới nay khi chỉ có 8mm, mặt lưng được thiết kế bằng nhôm thay
vì kính và lần đầu tiên được trang bị cổng sạc Lightning.
iPhone 5S: “Forwarn thinking”
Ngày 20 tháng 09 năm 2013, một siêu phẩm của Apple ra đời với thiết kế đình
đám của iPhone 5 nhưng được trang bị cảm biến vân tay tích hợp vào nút Home gọi
là Touch ID, đây là tính năng bảo mật quan trọng nhất trên iPhone trước khi xuất hiện
Face ID. Ngoài ra iPhone 5s cũng đi kèm nhiều cải tiến khác như đèn flash kép, lõi
xử lý Apple A7 mạnh hơn và là chiếc smartphone đầu tiên sử dụng hệ thống điện toán
64-bit.
iPhone 5C: “For the colorful”
Được giới thiệu cùng với iPhone 5s nhưng iPhone 5c lại là sản phẩm giá rẻ
đầu tiên của Apple và không được cải tiến quá nhiều như iPhone 5s khi iPhone 5c chỉ
là sự đa dạng về màu sắc của dòng sản phẩm iPhone lúc bấy giờ.
iPhone 6/6 Plus: “Bigger than bigger”, “The two and only”
Liên tục là sự đột phá ngay vào năm tiếp theo của Apple khi tung ra bộ đôi
iPhone 6 và iPhone 6 Plus, đây là bộ đôi sản phẩm có tính đột phá toàn diện nhất kể