NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin cơ bản cần biết về giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa. I. CƠ SỞ PHÁP LÝ – Luật Tiêu chuẩn v
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA
(CERTIFICATE OF QUALITY – C/Q)
Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin cơ bản cần biết về giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa.
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
– Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006
– Nghị định số 127/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
– Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
– Thông tư 02/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 28/2012/TT-BKHCN quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
II. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA
1. Chứng nhận chất lượng hàng hóa là gì?
Chứng nhận chất lượng hàng hóa là hoạt động đánh giá và xác nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn (chứng nhận hợp chuẩn). Có thể nhiều người sẽ quen hơn với thuật ngữ tiếng Anh của nó là C/Q (Certificate of Quality).
Có hai hình thức chứng nhận sự phù hợp chất lượng hàng hóa:
– Chứng nhận tự nguyện: việc chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức/cá nhân (Công bố hợp chuẩn).
– Chứng nhận bắt buộc: việc chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý của Nhà nước, thường là các chứng nhận liên quan đến các vấn đề an toàn, vệ sinh, môi trường (Công bố hợp quy).
2. Chứng nhận chất lượng hàng hóa dựa trên những tiêu chuẩn nào?
Tiêu chuẩn thường được sử dụng để chứng nhận chất lượng hàng hóa có thể là tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC, Codex…); tiêu chuẩn khu vực (EN…); hoặc tiêu chuẩn nước ngòai (BS (Anh), JIS (Nhật), GB (Trung Quốc) …
3. Dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy là gì?
– Là bằng chứng thể hiện sự phù hợp của hàng hóa với tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
– Dấu hợp chuẩn được cấp cho hàng hóa sau khi hàng hóa được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn;
– Dấu hợp quy được cấp cho hàng hóa sau khi hàng hóa được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật.
4. Cách nhận biết hàng hóa được chứng nhận và chưa được chứng nhận
Sản phẩm được chứng nhận sẽ có “Dấu chất lượng” trên sản phẩm hay trên bao bì của sản phẩm. Dấu hiệu này giúp người tiêu dùng có thể nhận biết khi lựa chọn sản phẩm.
5. Thời hạn của giấy chứng nhận hàng hóa?
Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận là 3 năm kể từ ngày cấp chứng nhận lần đầu.
6. Quyền của tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp chuẩn?
– Quyền tự do lựa chọn tổ chức chứng nhận sự phù hợp;
– Được cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn cho sản phẩm, hàng hóa;
– Được sử dụng dấu hợp chuẩn trên sản phẩm, hàng hóa, bao gói của sản phẩm, hàng hóa, trong tài liệu về sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp chuẩn.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về chứng nhận hàng hóa, rất mong là các bạn đã có thêm chút kiến thức bổ ích cho mình.
Công ty Luật Hải Nguyễn với đội ngũ Luật sư uy tín và giàu kinh nghiệm, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý về CÔNG CHỨNG, ĐẤT ĐAI, DOANH NGHIỆP, SỞ HỮU TRÍ TUỆ,…