NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC GIÁO DỤC TRẺ EM LỨA TUÔI MẦM NON – Học Và Làm
[ad_1]
Mọi sự vật hiện tượng tồn tại xung quanh chúng ta đều có ý nghĩa và có giá trị nhất định nào đó và được giải thích bằng cơ sở khoa học và thực nghiệm. Như vậy, nói đến khoa học không nhất thiết phải là những thứ cao siêu, vĩ đại mà khoa học có thể là những hiện tượng, những kiến thức rất đơn giản, gần gũi trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Các nhà nghiên cứu tâm lý và giáo dục trẻ trên thế giới đã chỉ ra rằng, trẻ em lứa tuổi mầm non được tiếp xúc và khám phá khoa học sẽ sớm phát triển một cách toàn diện.
Những cơ sở khoa học của việc giáo dục trẻ em lứa tuôi mầm non bao gồm:
Mục Lục
1. Cơ sở triết học
1. Cơ sở triết học
2. Cơ sở sinh lí học
3. Cơ sở tâm lí học
4. Cơ sở xã hội học
5. Cơ sở lí thuyết điều khiển
1. Cơ sở triết học
Giáo dục học mầm non lấy triết học duy vật biện chứng làm cơ sở phương pháp luận cho việc xác định bản chất con người, nguồn gốc của ý thức và mối quan hệ giữa quá trình giáo dục chỉ ra nguyên lí của sự phát triển nhân cách con người…
Trước hết, về “Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Như vậy, ngay từ khi mới sinh ra, đứa trẻ đã là một con người, một thành viên của xã hội. Để trở thành một nhân cách, đứa trẻ cần nuôi dưỡng và giáo dục theo kiểu người
2. Cơ sở sinh lí học
Sinh lí học cung cấp các đặc điểm phát triển sinh lí của trẻ em, đặc biệt là sự phát triển của hệ thần kinh cao cấp, các kiểu loại thần kinh, về quy luật hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất và hệ thống tín hiệu thứ hai, về sự phát triển và vận hành của các cơ quan cảm giác và vận động, về hệ thống tim mạch và hô hấp;
Sinh lí học cung cấp các đặc điểm phát triển sinh lí của trẻ em, đặc biệt là sự phát triển của hệ thần kinh cao cấp, các kiểu loại thần kinh, về quy luật hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất và hệ thống tín hiệu thứ hai, về sự phát triển và vận hành của các cơ quan cảm giác và vận động, về hệ thống tim mạch và hô hấp;
Về nhu cầu của cơ thể, về đặc điểm phát triển của các hệ thống cơ thể… Chẳng hạn, từ đặc điểm phát triển của trẻ lứa tuổi nhà trẻ (từ 0 đến 36 tháng) mà chúng ta xây dựng được chế độ sinh hoạt hằng ngày, chế độ dinh dưỡng, vận động và học tập một cách khoa học.
3. Cơ sở tâm lí học
Tâm lí học là khoa học nghiên cứu các quá trình, các trạng thái và các thuộc tính tâm lí phản ánh của con người trước hiện thực khách quan.
Tâm lí học là khoa học nghiên cứu các quá trình, các trạng thái và các thuộc tính tâm lí phản ánh của con người trước hiện thực khách quan.
Tâm lí học trang bị cho giáo dục học cơ sở khoa học về việc xây dựng lí luận và tổ chức hoạt động thực tiễn giáo dục cho trẻ phù hợp với đặc điểm phát triển tâm lí lứa tuổi.
Tâm lí học khẳng định, lứa tuổi nhà trẻ, là giai đoạn phát triển tâm lí diễn ra cực kì nhanh chóng. Mỗi thời kì lứa tuổi có những đặc điểm phát triển riêng, thể hiện ở hoạt động chủ đạo.
Chẳng hạn, giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn là hoạt động chủ đạo của trẻ hài nhi (2– 15 tháng), hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của trẻ ấu nhi (15– 36 tháng).
Dựa vào đặc điểm TL, nhà giáo dục tổ chức các hoạt động thích hợp nhằm hình thành và phát triển các chức năng tâm lí cho trẻ. Ví dụ, phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo, cần tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi.
Như vậy, chỉ có hiểu biết tâm lí trẻ em chúng ta mới có thể tổ chức quá trình giáo dục trẻ em phù hợp với quy luật phát triển tâm lí của trẻ.
4. Cơ sở xã hội học
Xã hội học cung cấp cho giáo dục học những tri thức về bản chất của hiện thực xã hội và con người; chỉ ra những quy luật và cơ chế nảy sinh, vận động, phát triển của các quá trình giáo dục, của mối quan hệ tác động qua lại giữa giáo dục với đời sống kinh tế – xã hội.
Như vậy, xã hội học là cơ sở xã hội của giáo dục học nói chung, giáo dục học mầm non nói riêng.
Như vậy, xã hội học là cơ sở xã hội của giáo dục học nói chung, giáo dục học mầm non nói riêng.
Nó định hướng cho giáo dục trong việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục thích hợp nhằm đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển xã hội – thời đại.
5. Cơ sở lí thuyết điều khiển
Quá trình giáo dục mầm non là một quá trình điều khiển, trong đó nhà giáo dục và tập thể sư phạm là trung tâm điều khiển, còn trẻ em là đối tượng điều khiển và việc điều khiển quá trình hình thành nhân cách trẻ em.
Quá trình giáo dục mầm non là một quá trình điều khiển, trong đó nhà giáo dục và tập thể sư phạm là trung tâm điều khiển, còn trẻ em là đối tượng điều khiển và việc điều khiển quá trình hình thành nhân cách trẻ em.
Để điều khiển tối ưu quá trình giáo dục mầm non, đòi hỏi phải đảm bảo được mối liên hệ mật thiết giữa nhà giáo dục (giáo viên mầm non) và trẻ em.
Như vậy, dựa trên những thành tựu khoa học về con người của các ngành khoa học có liên quan, giáo dục mầm non đã hoàn thiện từng bước lí luận khoa học của mình và ngày càng mang lại hiệu quả cao trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ em.
Sẽ là sai lầm và xa lạ với khoa học nếu giáo dục mầm non tách biệt với các khoa học nghiên cứu về trẻ em như sinh lí học trẻ em, tâm lí học trẻ em… và các khoa học khác như triết học, xã hội học, điều khiển học…
GIÁO DỤC HỌC MẦM NON