NHẬN DIỆN CHỐNG LẠI QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH “GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM KHÔNG THỂ LÃNH ĐẠO, XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM”

 

Khác với các Đảng cộng sản trên thế giới, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là  kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc ở nước ta; là sản phẩm của sự kết hợp giữa ba yếu tố: Chủ nghĩa Mác-Lê nin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam; là kết quả của quá trình lựa chọn, sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử nước ta trong những năm đầu của thế kỷ XX. Sự ra đời mang tính “ đặc thù” ấy, đã  giao xứ mệnh lịch sử cho Đảng là người cầm lái vĩ đại đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trên con đường đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, đưa dân tộc ta “ sánh vái với các cường quốc năm châu” trong xu thế hội nhập phát triển của thế giới. Và cũng chính sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt ấy của Đảng, đã làm cho các thế lực thù địch vô cùng tức tối, tìm mọi cách chống phá nhằm “ hạ bệ” vai trò, uy tín của Đảng, với những luận điệu xuyên tạc “ Đảng cộng sản Việt Nam không thể gọi là Đảng của giai cấp công nhân được vì nó có rất ít tính công nhân mà mang đậm tính nông dân, chịu ảnh hưởng nặng nề của chế độ phong kiến; với những điều kiện như trên, giai cấp công nhân và Đảng cộng sản Việt Nam không thể lãnh đạo, xây dựng chủ nghĩa xã hội đích thực ở Việt Nam”

          Những luận điệu trên cho thấy các thế lực thù địch cố tình “ nhắm mắt” trước những trang sử hào hùng, vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập tự do và phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đó là, vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhất là kể từ khi thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên xâm lược nước ta ( năm 1858), với quá trình khai thác thuộc địa áp bức bóc lột đàn áp dã man, thiết lập chế độ thống trị của chủ nghĩa thực dân về tất cả mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa; đưa nước ta từ chế độ phong kiến sang chế độ thuộc địa nửa phong kiến; từ đó xuất hiện hai giai cấp mới là giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Và cũng từ đây, ngay từ khi mới ra đời, giai cấp công nhân phải gánh vác xứ mệnh lịch sử là lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân để giành độc lập tự do, đi lên chủ nghĩa xã hội.

          Là bộ phận khăng khít và có những đặc điểm chung với giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân nước ta còn có những nét riêng biệt. Đó là tinh thần đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm, truyền thống cực kỳ quý báu và đặc sắc, là dòng chảy xuyên suốt, giá trị trường tồn trong lịch sử dựng nước và giữ nước và là nhân tố chủ đạo, quyết định sự nghiệp chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Bởi vì, ngay từ khi mới ra đời, giai cấp công nhân nước ta đã chịu nỗi nhục mất nước và bị áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản đế quốc là thực dân Pháp nên có tinh thần cách mạng triệt để, sớm nhận thức được mối quan hệ giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc và sự nghiệp giải phóng giai cấp, giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế. Bên cạnh đó, ra đời trong điều kiện các giai cấp khác đã bế tắc về con đường cứu nước nên chỉ có giai cấp công nhân mới có khả năng tìm lối thoát cho cách mạng. Đồng thời, khi cách mạng Tháng mười Nga đã thành công mở ra chế độ xã hội mới trong lịch sử nhân loại ( chế độ xã hội chủ nghĩa), cùng lúc lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước giải phóng dân tộc, là con đường cách mạng vô sản dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng khích lệ, thúc đẩy giai cấp công nhân Việt Nam đứng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc.

          Với trên 80% dân số nước ta là nông dân nên phần lớn công nhân nước ta xuất phát từ nông dân, có mối liên hệ mật thiết tự nhiên với nông dân và đông đảo nhân dân lao động. Do vậy, giai cấp công nhân sớm liên minh với giai cấp nông dân tạo thành khối liên minh công nông và khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đảm bảo cho sự lãnh đạo của giai cấp công nhân trong suốt quá trình cách mạng. Đây là điều kiện cần thiết cho cách mạng thắng lợi. Chỉ sau một thời gian ra đời thì Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập, ngay lập tức Đảng cộng sản đã mang yếu tố tự giác vào phong trào công nhân, từ đó làm cho phong trào công nhân có một bước nhảy vọt về chất, chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp công nhân trở thành lực lượng chính trị độc lập giành quyền lãnh đạo cuộc  đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam. Mặt khác, giai cấp công nhân nước ta ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc và sớm có Đảng lãnh đạo nên không bị tác động bởi các khuynh hướng cơ hội, chủ nghĩa cải lương, xét lại; không bị giai cấp tư sản đầu độc về tư tưởng nên luôn có sự nhận thức đúng đắn trong đấu tranh chống thực dân Pháp và phong kiến tay sai. Tuy nhiên, từ những đặc điểm tình hình ấy cho thấy, giai cấp công nhân nước ta lúc bấy giờ vẫn còn một số hạn chế tồn tại như: số lượng ít, trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ thấp; tư tưởng bảo thủ chủ quan, cách làm ăn manh muốn của người sản xuất nhỏ; hầu hết xuất thân từ nông dân vì nền công nghiệp chưa phát triển. Song những hạn chế đó không thuộc về bản chất mà giai cấp công nhân vẫn đủ điều kiện, khả năng đảm đương xứ mệnh lịch sử của mình đối với dân tộc.

           Từ bối cảnh, đặc điểm tình hình trên khẳng định rằng, nhiệm vụ chống thực dân Pháp xâm lược giành độc lập tự do cho dân tộc và nhiệm vụ chống bọn địa chủ phong kiến tay sai không thể tách rời nhau, là yêu cầu cấp thiết của cách mạng nước ta lúc bấy giờ. Và người phải thực hiện xứ mệnh cao cả này không ai khác chính là giai cấp công nhân. Xuất phát từ những yêu cầu bức thiết ấy của lịch sử, sau rất nhiều hoạt động tích cực chuẩn bị về tất cả mọi mặt trên con đường tìm đường cứu nước của mình, ngày 3 tháng 2 năm 1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở nước ta, thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.

          Với những đặc điểm tình hình ấy, cho thấy mặc dù “ có rất ít tính công nhân mà mang đậm tính nông dân, chịu ảnh hưởng nặng nề của chế độ phong kiến” như đã phân tích ở trên song hoàn toàn có đầy đủ cơ sở để khẳng định rằng Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiền phong, của giai cấp công nhân Việt Nam, đại diện cho quyền lợi của tuyệt đại đa số của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam trên con đường đấu tranh giành độc lập tự do và đi lên chủ nghĩa xã hội. Sự thật đó được minh chứng hùng hồn bằng những thành quả trong suốt chiều dài lịch sử của chín mươi mốt năm qua: Đảng ta luôn thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, trí tuệ, đạo đức của một đảng cách mạng chân chính, thực sự xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ tuyệt đối trung thành của nhân dân; luôn giữ vững vai trò lãnh đạo và là điều kiện quan trọng nhất quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đó là, mới 15 tuổi làm nên cuộc cách mạng Tháng tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vào năm 1945; hai mươi bốn tuổi đánh thắng thực dân Pháp xâm lược làm nên một Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu; mùa xuân năm 1975, bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất non sông. Và bằng “ … những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của 35 năm đổi mới, làm cho đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”, để thế giới phải ngưỡng mộ khâm phục, nhất là trong bối cảnh như tình hình hiện nay. Đây há chẳng phải là câu trả lời hoàn hảo, đúng nghĩa nhất cho cái gọi là: “ giai cấp công nhân và Đảng cộng sản Việt Nam không thể lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội đích thực ở Việt Nam” hay sao?

          Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, chúng ta có quyền tự hào và khẳng định rằng: Tiếp tục thực hiện xứ mệnh lịch sử của mình là lãnh đạo dân tộc ta xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Đảng cộng sản Việt Nam luôn kiên định và không ngừng vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong từng giai đoạn. Kiên định đường lối đổi mới vì mục tiêu  “ Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng, kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng. Chính vì thế, hơn ai hết mỗi cán bộ đảng viên chúng ta luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh có hiệu quả những quan điểm sai trái, thù địch cũng chính là góp phần khẳng định lập trường của Đảng và Nhà nước ta trước những biến động phức tạp trên thế giới và trong nước; từ đó không ngừng củng cố và nâng cao nhận thức chính trị, giữ vững thế trận lòng dân đưa sự nghiệp cách mạng nước ta đến thắng lợi.

                                                                                                                                                                   Phạm Thành Đồng