NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN – NESTECH – In Touch With Tomorrow

I. Bản chất của kế toán

1.1. Khái niệm                                                                                                                         

Là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin về tài sản hay sự vận động của tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính trong các đơn vị nhằm kiểm tra toàn bộ tài sản và hoạt động kinh tế của đơn vị đó.

1.2. Vai trò

– Cung cấp thông tin: Thể hiện ở chỗ kế toán thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị đó.

– Kiểm tra, giám sát: Thông qua ghi chép, tính toán, phản ánh, kế toán sẽ nắm được một cách có hệ thống toàn bộ tình hình và kết quả của đơn vị đó.

2. Nguyên tắc hạch toán kế toán

2.1  Cơ sở dồn tích:

Nguyên tắc này đòi hỏi mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính của DN (liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập khác, chi phí), phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền.

Ví dụ: Khi bán hàng chưa thu tiền thì tại thời điểm bán hàng phải tiến hành hạch toán kế toán chứ không phải khi thu tiền mới hạch toán kế toán.

2.2 Hoạt động liên tục

BCTC phải được lập trên cơ sở giả định là DN đang hoạt động liên tục, vô thời hạn và ít nhất không bị giải thể trong thời gian gần.

2.3 Giá gốc

Theo nguyên tắc này tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc, giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản vào thời điểm tài sản được ghi nhận.

Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quyết định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể:

Giá gốc = Giá mua chưa thuế trên hóa đơn + Chi phí thu mua (bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, vận chuyển, bến bãi…) + Các khoản thuế không được hoàn lại (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt…) – Các khoản giảm trừ (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua).

2.4 Phù hợp

Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp, khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.

            Do vậy, khi bán hàng ghi nhận đồng thời Doanh thu và Giá vốn.

2.5 Nhất quán

Các chính sách và phương pháp kế toán DN đã chọn phải được áp dụng thống nhất trong kỳ kế toán năm. Trường hợp có sự thay đổi thì phải giải thích lý do ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.

2.6 Thận trọng

Nguyên tắc này chỉ ra rằng: kế toán không bao giờ ghi nhận trước 1 khoản chưa chắc chắn, nhưng ghi nhận ngay 1 khoản lỗ khi có chứng cứ có thể.

Hay kế toán chỉ ghi nhận doanh thu khi có chứng cứ chắc chắn đồng thời lại ghi nhận chi phí khi có chứng cứ có thể. Nguyên tắc này là cơ sở cho việc mở các TK dự phòng.

2.7 Trọng yếu

Nguyên tắc này cho phép bỏ (không ghi chép) các nghiệp vụ không quan trọng. Đặc biệt trên BCTC chỉ trình bày những khoản mục lớn, trọng yếu, có thể bỏ qua những chỉ tiêu vụn vặt để công tác ghi chép, tính toán đơn giản hơn nhưng người sử dụng vẫn hiểu đúng được vấn đề.

3. Đối tượng của hạch toán kế toán.

Đối tượng nghiên cứu của hạch toán kế toán là tài sản và nguồn hình thành tài sản, sự tuần hoàn của vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

Một tài sản nếu xét dưới giác độ giá trị hiện tại của tài sản được gọi là vốn KD còn nếu xét dưới giác độ tài sản đó lấy từ đâu, do ai cung cấp được gọi là nguồn hình thành tài sản (nguồn vốn). Do đó, tài sản và nguồn hình thành tài sản là hai mặt khác nhau của một tài sản.

3.1. Tài sản

a. Khái niệm

Tài sản là tất cả những nguồn lực kinh tế mà đơn vị kế toán đang nắm giữ, sử dụng cho hoạt động của đơn vị, thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

+ Đơn vị có quyền quản lý, kiểm soát và sử dụng trong thời gian dài

+ Chắc chắn thu được lợi ích lâu dài trong tương lai từ việc sử dụng tài sản này.

+ Có giá trị xác định

b. Phân loại Tài Sản

  1. Phân loại Tài Sản

Tài sản

* Sơ đồ về tài sản

Vốn bằng tiền:

– Tiền mặt

– Tiền gửi

– Tiền đang chuyển

Đầu tư tài chính ngắn hạn:

– Chứng khoán kinh doanh

– Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Các khoản phải thu:

– Phải thu khách hàng

– Thuế GTGT được khấu trừ

– Phải thu nội bộ

– Phải thu khác

Hàng tồn kho:

– Hàng mua đang đi trên đường

– Nguyên liệu, vật liệu

– Công cụ dụng cụ

– Chi phí SXKD DD

– Thành phẩm

– Hàng hóa

– Hàng gửi bán

Tài sản cố định:

– TSCĐ hữu hình

– TSCĐ vô hình

– TSCĐ thuê tài chính

– Đầu tư dài hạn:

– Đầu tư vào công ty con

– Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết

– Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác,..

* Tài sản ngắn hạn:

            Là những tài sản có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trong một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. Tài sản lưu động của DN có thể tồn tại dưới hình thái tiền tệ, hiện vật , dưới dạng đầu tư ngắn hạn và các khoản phải thu ngắn hạn.

– Tiền và các khoản tương đương tiền: Là tài sản của Đơn vị tồn tại trực tiếp dưới hình thức giá trị. Thuộc về tiền của đơn vị bao gồm tiền mặt, vàng bạc, đá quý, kim loại quý, các chứng chỉ có giá, tiền gửi ngân hàng, kho bạc, tại các cơ quan tài chính, các tổ chức tín dụng…

– Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: là những khoản đầu tư về vốn có thời hạn thu hồi trong 1 năm hoặc 1 chu kỳ KD như: chứng khoán kinh doanh, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn.

– Các khoản phải thu: các khoản phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác.

– Hàng tồn kho: là giá trị tài sản của đơn vị đang trong quá trình dự trữ cho hoạt động SXKD đảm bảo cho hoạt động SXKD của DN được tiến hành thường xuyên liên tục:

            + Giá trị các loại nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ đang dự trữ trong kho chuẩn bị đưa vào sản xuất.

            + Giá trị các loại sản phẩm chế dở trên dây chuyền sản xuất (là giá trị sp dở dang đang tham gia trong quá trình sản xuất, chưa hoàn thành, chưa kết thúc).

            + Giá trị các loại thành phẩm, hàng hóa dự trữ trong kho chuẩn bị bán ra…

* Tài sản dài hạn: Là những tài sản có thời gian sử dụng, luân chuyển , thu hồi từ 1 năm trở lên. TS dài hạn gồm:

            * Tài sản cố định: TT45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 quy định về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. TT này quy định về tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình gồm 4 tiêu chuẩn sau đây:

            + Chắc chắn thu được lợi ích trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.

            + NG TSCĐ phải được xác định 1 cách tin cậy.

            + Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.

            + Có giá trị từ 30.000.000đ trở lên.

– TSCĐ hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể, có đủ tiêu chuẩn của TSCĐ về giá trị và thời gian sử dụng theo quy định như nhà cửa, máy móc thiết bị…

– TSCĐ vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể thể hiện lượng giá trị đã được đầu tư, chi trả, chi phí nhằm có được các lợi ích như các phần mềm quản lý, phát minh sáng chế, giá trị quyền sử dụng đất…

            * Đầu tư tài chính dài hạn: Là giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn với mục đích kiếm lời như đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết… Đây là những khoản đầu tư có thời gian thu hồi vốn dài trên 1 năm hay một chu kỳ kinh doanh.

– Các khoản phải thu dài hạn: Là lợi ích của đơn vị hiện đang bị các đối tượng khác tạm thời chiếm dụng, có thời gian thu hồi trên một năm như: phải thu khách hàng dài hạn, trả trước dài hạn cho người bán…

– Bất động sản đầu tư:

Theo chuẩn mực kế toán VAS 05 bất động sản đầu tư:

“ Bất động sản đầu tư: Là bất động sản, gồm: quyền sử dụng đất, nhà hoặc một phần của nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người cho thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để:

  1. Sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc sử dụng cho các mục đích quản lý; hoặc
  2. Bán trong ký hoạt động kinh doanh thông thường”

Một số ví dụ về BĐS đầu tư:

Các Cao ốc, văn phòng cho thuê như vinaconex, chung cư dầu khí…

Đất do doanh nghiệp nắm giữ lâu dài chờ tăng giá.

Đất do doanh nghiệp nắm giữ lâu dài những chưa rõ mục đích sử dụng.

– Tài sản dài hạn khác: Bao gồm chi phí trả trước dài hạn, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang…

3.2. Nguồn vốn

  1. Khái niệm

Nguồn vốn

Nguồn vốn là những quan hệ tài chính mà thông qua đó đơn vị có thể khai thác hay huy động một số tiền nhất định để đầu tư tài sản. Nguồn vốn cho biết tài sản của đơn vị do đâu mà có và đơn vị phải có trách nhiệm kinh tế, pháp lý gì đối với tài sản của mình.

Sơ đồ nguồn vốn

Nợ phải trả

Nguồn vốn chủ sở hữu
Nợ ngắn hạn

– Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn

– Phải trả cho người bán ngắn hạn

– Thuế và các khoản phải nộp

– Phải trả người lao động

– Chi phí phải trả ngắn hạn

– Phải trả ngắn hạn khác…

Nợ dài hạn

– Vay và nợ thuê tài chính dài hạn

– Phải trả cho người bán dài hạn

– Chi phí phải trả dài hạn…

– Vốn góp của chủ sở hữu

– Quỹ đầu tư phát triển

– Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

– Nguồn vốn đầu tư XDCB

– Nguồn kinh phí sự nghiệp

– Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định

  1. Phân loại nguồn vốn:

* Nợ phải trả: là số tiền vốn mà DN đi vay, đi chiếm dụng của các đơn vị, tổ chức, cá nhân và DN có trách nhiệm phải trả. Bao gồm:

– Các khoản nợ ngắn hạn: là khoản tiền mà DN có trách nhiệm trả trong vòng 1 chu kỳ hoạt động KD bình thường hoặc 1 năm. Các khoản nợ này được trang trải bằng tài sản ngắn hạn hoặc bằng các khoản nợ ngắn hạn phát sinh.

Bao gồm: Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn; phải trả người bán ngắn hạn; phải trả người lao động; thuế và các khoản phải nộp NSNN; và các phải trả ngắn hạn khác…

– Các khoản nợ dài dạn: là các khoản nợ mà thời gian trả nợ trên 1 năm. Bao gồm: Vay và nợ thuê tài chính dài hạn, phải trả người bán dài hạn, chi phí phải trả dài hạn…

* Vốn chủ sở hữu:

– Là số vốn do các nhà đầu tư, các sáng lập viên đóng góp hoặc được hình thành từ kết quả hoạt động kinh doanh của DN.

– Theo mục đích sử dụng thì nguồn vốn bao gồm:

+ Vốn góp: là số vốn do chủ sở hữu DN đóng góp ban đầu khi thành lập DN hoặc được bổ sung trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ LN sau thuế chưa phân phối: là kết quả của hoạt động SXKD được thể hiện bằng lãi. Số lãi này chưa phân phối được sử dụng cho kinh doanh và được coi như vốn chủ sở hữu.

+ Các quỹ DN: được hình thành để sử dụng vào các mục đích nhất định như quỹ đầu tư phát triển, quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu,…

  1. Phương trình kế toán

Tài sản

Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn

=

=

Nguồn vốn

Nợ phải trả + Nguồn vốn CSH

Quan hệ đối ứng về 4 loại cơ bản sau:

a, Tăng tài sản này đồng thời giảm tài sản khác cùng một lượng tương ứng.

Ví dụ: Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 100.000.000 vnđ.

Định khoản: Nợ TK 111 “Tiền mặt”: 100.000.000

                                    Có TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”: 100.000.000

b, Tăng nguồn vốn này đồng thời giảm nguồn vốn khác cùng 1 lượng tương ứng.

Ví dụ: Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ cho người bán 200.000.000 vnđ.

Định khoản: Nợ TK 331 “Phải trả người bán”: 200.000.000

                                    Có TK 341 “Vay và nợ thuê tài chính”: 200.000.000

c, Tăng tài sản đồng thời tăng nguồn vốn cùng một lượng tương ứng.

Ví dụ: Mua hàng hóa nhập kho, chưa thanh toán cho người bán 50.000.000 vnđ.

Định khoản: Nợ TK 156 “Hàng Hóa”: 50.000.000

                                    Có TK 331 “Phải trả người bán”: 50.000.000

d, Giảm tài sản đồng thời giảm nguồn vốn cùng 1 lượng tương ứng.

Ví dụ: Chi tiền mặt trả lương cho người lao động 50.000.000 vnđ.

Định khoản: Nợ TK 334 “Phải trả người lao động” 50.000.000

                                    Có TK 111 “Tiền mặt”: 50.000.000

Kết luận chung: Trong các quan hệ đối ứng kế toán nói trên, mọi nghiệp vụ diễn ra dù ở bất kỳ dạng nào cũng đều không làm ảnh hưởng đến tính cân bằng của phương trình kế toán cơ bản

  1. Phươngpháptài khoản kế toán
  2. Tài khoản kế toán và hệ thống tài khoản

* Khái niệm

Tài khoản kế toán là một nội dung của phương pháp tài khoản kế toán, dùng để phản ánh thường xuyên, liên tục và có hệ thống các nghiệp vụ kinh tết tài chính phát sinh theo từng đối tượng kinh tế cụ thể. Hay nói cách khác, tài khoản kế toán là phương tiện để tóm tắt các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng tới từng đối tượng kế toán riêng biệt như: tiền mặt, nguồn vốn kinh doanh, nguyên vật liệu,… sự vận động của đối tượng kế toán bao giờ cũng là sự vận động hai mặt đối lập. Do vậy Tài khoản được thể hiện dưới dạng chữ T gồm 3yếu tố:

– Tên gọi các tài khoản: là tên đối tượng hạch toán kế toán.

– Bên trái gọi là bên Nợ của tài khoản.

– Bên trái gọi là bên Có của tài khoản.

Nợ
Tên TK

 

 

 

 

 

* Kết cấu tài khoản

  1. Tài sản (Loại 1 và loại 2)

– Công dụng: Phản ánh tình hình hiện có và sự biến động của từng loại tài sản giúp cho việc kiểm tra và giám sát từng loại tài sản

– Kết cấu

Nợ
TK ” Tài sản”

SDĐK: p/á tình hình hiện có của TS lúc đầu kỳ

 

SPS #: p/á các nghiệp vụ làm # TS
SPS i: p/á các nghiệp vụ làm i TS

 
∑ SPS #
 ∑ SPS i
 

SDCK: p/á tình hình hiện có của TS lúc cuối kỳ

  1. Nguồn vốn (Loại 3 và loại 4)

– Công dụng: Phản ánh tình hình hiện có và sự biến động của từng nguồn vốn cho việc kiểm tra và giám sát được tình hình sử dụng của từng nguồn vốn.

– Kết cấu:

Nợ
TK ” NV”

SDĐK: p/á tình hình hiện có của NV lúc đầu kỳ

SPS i: p/á các nghiệp vụ làm # NV
SPS#: p/á các nghiệp vụ làm # NV

∑ SPS i
 
 
 
∑ SPS #

SDCK: p/á tình hình hiện có của NV lúc cuối kỳ

SDCK = SDĐK + ∑SPS tăng – ∑SPS giảm

  1. Doanh thu, thu nhập (Loại 5 và loại 7)

– Nội dung: Là TK phản ánh tổng giá trị được thực hiện do bán sản phẩm, hàng hóa cung cấp các dịch vụ cho khách hàng.

– Kết cấu:

TK “DT và thu nhập khác”

Cuối kỳ kết chuyển DT và thu nhập khác trong kỳ sang TK xác định KQKD
Tổng số doanh thu và thu nhập khác trong kỳ

 TK này không có số dư

  1. Chi phí (loại 6 và loại 8)

– Nội dung: Là TK phản ánh tổng chi phí phát sinh của doanh nghiệp.

– Kết cấu:

TK “Chi phí”

Chi phí phát sinh trong kỳ
Cuối kỳ kết chuyển chi phí trong kỳ sang TK xác định KQKD

 TK này không có số dư

  1. Phươngphápđối ứng tài khoản

Khái niệm

Phương pháp đối ứng tài khoản là phương pháp dùng để phân loại đối tượng kế toán chung thành các đối tượng kế toán cụ thể để ghi chép phản ánh và kiểm tra 1 cách thường xuyên liên tục có tính hệ thống về tình hình vận động của các đối tượng kế toán.

Phương pháp tài khoản kế toán được cấu thành bởi 2 bộ phận là các quan hệ đối ứng tài khoản và tài khoản kế toán.

Ý nghĩa

– Xét trên góc độ phương pháp hạch toán kế toán thì đối ứng tài khoản là phương pháp nối liền việc lập chứng từ và khái quát hóa tình hình kinh tế bằng báo cáo tài chính.

– Hệ thống hóa tất cả các thông tin về toàn bộ các hoạt động tài chính của đơn vị trong kỳ kế toán đó là thu, chi và kết quả hoạt động KD.

  1. Phươngphápghi chép trên tài khoản kế toán

Ghi chép vào TK là việc phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào ít nhất 2 TK có liên quan tùy theo mối quan hệ đối ứng kế toán của nghiệp vụ đó.

Theo nguyên tắc chung, ghi số kép thực sự là ghi “Nợ” vào tài khoản này, đồng thời ghi “Có” vào tài khoản khác theo mối quan hệ đối ứng tài khoản với cùng một số tiền bằng nhau.

Ví dụ: Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 20.000.000 VND

            Nợ TK tiền mặt (TK111): 20.000.000

                        Có TK tiền gửi ngân hàng (TK 112): 20.000.000

  1. Định khoản kế toán

* Khái niệm

            Định khoản kế toán là việc xác định nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến những đối tượng kế toán nào, được ghi vào bên Nợ, bên Có của những tài khoản kế toán có liên quan đến số tiền cụ thể là bao nhiêu.

Ví dụ: Khách hàng thanh toán tiền hàng bằng tiền mặt 10.000.000 VNĐ

Định khoản:

            Nợ TK Tiền mặt (TK 111): 10.000.000 VNĐ

                        Có TK “Phải thu khách hàng” (TK 131): 10.000.000 VNĐ

* Phân loại định khoản

Căn cứ vào số lượng tài khoản trong một định khoản, định khoản kế toán được chia thành hai loại:

– Định khoản giản đơn: Là định khoản nêu lên quan hệ đối ứng của 2 TK kế toán (1 Tài khoản ghi nợ và 1 tài khoản ghi có)

Ví dụ: Mua hàng hóa thanh toán bằng tiền mặt 10.000.000 vnđ

Định khoản:

            Nợ TK “Hàng hóa” (TK 156): 10.000.000

                        Có TK “Tiền mặt” (TK 111): 10.000.000

– Định khoản phức tạp: Là định khoản nêu lên quan hệ đối ứng từ 3 Tài khoản trở lên

Ví dụ: Doanh nghiệp mua hàng hóa nhập kho 10.000.000 vnđ, thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng tiền mặt. Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Định khoản:

            Nợ TK “Hàng hóa” (TK 156): 10.000.000

            Nợ TK “Thuế GTGT được khấu trừ” (TK131): 1.000.000

                        Có TK “Tiền mặt” (TK 111): 11.000.000

* Nguyên tắc

+ Xác định tài khoản ghi Nợ trước, tài khoản ghi Có sau.

+ Tổng số tiền ghi vào bên Nợ các tài khoản phải bằng số tiền ghi vào bên Có các tài khoản trong cùng một định khoản.

+ Một định khoản phức tạp có thể tác thành các định khoản giản đơn nhưng không được gộp các định khoản giản đơn thành một định khoản phức tạp.

* Quy trình định khoản

+ Xác định đối tượng kế toán xuất hiện trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh trên chứng từ.

+ Xác định tính chất tăng, giảm của từng đối tượng.

+ Xác định các tài khoản kế toán sẽ sử dụng.

+ Xác định tài khoản và số tiền ghi Nợ, ghi Có.

  1. Các trường hợp đặc biệt

* TK lưỡng tính:

–  Công dụng: Giúp doanh nghiệp nắm được tình hình thanh toán công nợ của doanh nghiệp đối với các tổ chức và cá nhân.

– Kết cấu:

TK “Phải thu của khách hàng”

SDĐK: p/á số còn lại phải thu của khách hàng đầu kỳ
SDĐK: p/á số tiền khách hàng đặt trước (Số đã thu > số phải thu)

Số phải thu trong kỳ
Số đã thu trong kỳ

SDCK: p/á số còn phải thu của khách hàng cuối kỳ
SDCK: p/á số tiền khách hàng đặt trước (Số đã thu > số phải thu)

TK “Phải trả người bán”

SDĐK: p/á số tiền DN đặt trước cho người bán (Số đã trả < Số phải trả)
SDĐK: p/á số còn phải trả người bán đầu kỳ

Số tiền đã trả người bán trong kỳ
Số chưa trả người bán trong kỳ

SDCK: p/á số tiền DN đặt trước cho người bán (Số đã trả > Số phải trả)
SDCK: p/á số còn phải trả cho người bán cuối kỳ

* Tài khoản điều chỉnh

Là tài khoản được sử dụng để tính toán lại các chỉ tiêu đã được phản ánh ở các tài khoản cơ bản nhằm cung cấp số liệu xác thực về tình hình tài sản tại thời điểm tính toán. Như vậy sự tồn tại của loại tài khoản điều chỉnh luôn gắn liền với loại tài khoản cơ bản.

Về kết cấu, tài khoản điều chỉnh bao giờ cũng có kết cấu ngược lại với kết cấu ngược lại với kết cấu tài khoản cơ bản mà nó điều chỉnh.

Dựa vào những TK này để tính ra giá trị còn lại của tài sản hay giá trị thực tế của Tài sản. Loại tài khoản này làm giảm tài sản, do vậy kết cấu tài khoản ngược với tài sản => Do vậy tài khoản này khi lên bảng CĐTK sẽ thuộc Tài sản nhưng ghi âm giá trị đó.

Thuộc nhóm này bao gồm các tài khoản:

+ TK 229: Dự phòng tổn thất tài sản

+ TK 214: Hao mòn TSCĐ

Nợ TK “229, 214”

Số phát sinh giảm trong kỳ
Số dư đầu kỳ

Số phát sinh giảm trong kỳ
Số phát sinh tăng trong kỳ

∑ SPS i
∑ SPS x

* Tài sản cố định

Theo TT45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 quy định về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu TSCĐ. TT này quy định về tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình gồm 4 tiêu chuẩn sau đây:

+ Chắc chắn thu được lợi ích trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.

+ NG TSCĐ phải được xác định 1 cách tin cậy.

+ Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên

+ Có giá trị từ 30.000.000đ trở lên

“Ghi nhớ khi mua TSCĐHH về định khoản:        Nợ TK 211

Nợ TK 133

            Có TK 111, 112, 331…

Nợ TK “211”

Số dư đầu kỳ

Số phát sinh tăng trong kỳ
Số phát sinh giảm trong kỳ

∑ SPS #
∑ SPS i

Số dư cuối kỳ
 

Khi đưa TSCĐ vào sử dụng thì cứ cuối kỳ kế toán (thường là chu kỳ 1 tháng) phải trích khấu hao cho tài sản đó và đưa vào TK 214 “Hao mòn tài sản cố định” và đưa vào chi phí tương ứng.

Công thức tính khấu hao theo đường thẳng như sau:

Mức khấu hao (theo tháng) = Nguyên giá/ (số năm sử dụng * 12 tháng)

Nguyên giá TSCĐ được xác định theo nguyên tắc giá gốc.

Định khoản:  Nợ TK 642, 641, 627

                                    Có TK 214

Nợ TK “214”

Số dư đầu kỳ

Số phát sinh giảm trong kỳ
Số phát sinh tăng trong kỳ

∑ SPS i
∑ SPS #

 
Số dư cuối kỳ

* Tài khoản chi phí trả trước

TK 242 “Chi phí trả trước”: Là khoản chi phí đã trả nhưng phân bổ nhiều kỳ, số tiền tính theo tháng.

– Chi phí trả trước ngắn hạn thỏa mãn điều kiện: Thời gian sử dụng < 1 năm.

– Chi phí trả trước dài hạn thỏa mãn điều kiện: Thời gian sử dụng > = 1 năm.

Khi đưa vào sử dụng, cuối kỳ (kỳ thường là 1 tháng) tính phân bổ cho tài sản bằng cách: “Lấy tổng giá trị chia cho số tháng sử dụng” để đưa vào chi phí và kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 642, 641, 627

                                    Có TK 242

Nợ TK “242”

Số dư đầu kỳ
 

Số phát sinh tăng trong kỳ
Số phát sinh giảm trong kỳ

∑ SPS #
∑ SPS i

Số dư cuối kỳ
 

Ví dụ: Yêu cầu hạch toán, trích phân bổ các nghiệp vụ sau:

  1. Muacông cụ dụng cụ trị giá 40.000.000 về nhập kho, đã thanh toán bằng tiền mặt.
  2. Mua một máy photo 36.000.000 về sử dụng cho văn phòng, đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, máy photo sử dụng trong vòng 3 năm.
  3. Mua một máy tính nguyên giá 18.000.000 về sử dụng cho bộ phận bán hàng, chưa thanh toán cho người bán, máy tính sử dụng trong vòng 3 năm.
  4. Mua 10 chiếc xe rùa tổng giá trị 36.000.000 sử dụng cho bộ phận sản xuất, đã thanh toán bằng tiền mặt, sử dụng trong vòng 6 tháng.

Bài giải:

  1. Nợ TK 153: 40.000.000

            Có TK 111: 40.000.000

  1. Nợ TK 211: 36.000.000

            Có TK 112: 36.000.000

Cuối kỳ trích khấu hao: Nợ TK 642: 36.000.000 / (3*12) = 1.000.000

                                                Có TK 214: 1.000.000

  1. Nợ TK 242: 18.000.000

            Có TK 331: 18.000.000

Cuối kỳ trích phân bổ: Nợ TK 641: 18.000.000 / (3*12) = 500.000

                                                Có TK 242: 500.000

  1. Nợ TK 242: 36.000.000

            Có TK 111: 36.000.000

Cuối kỳ trích phân bổ: Nợ TK 627: 36.000.000 / 6 = 6.000.000

                                                Có TK 242: 6.000.000

* Các khoản làm giảm trừ doanh thu

TK 5211: Chiết khấu thương mại

TK 5212: Hàng  bán bị trả lại

TK 5213: Giảm giá hàng bán

Kết cấu TK:

Nợ                  TK “5211, 5212, 5213”                       Có

Số phát sinh tăng trong kỳ
Số phát sinh giảm trong kỳ

Không
có số dư

Tài khoản 5211, 5212, 5213 là các khoản giảm trừ doanh thu nên kết cấu ngược với doanh thu.

* Thuế GTGT

Tài khoản thuế GTGT được khấu trừ “TK 1331” và Tài khoản thuế GTGT phải nộp “TK 3331”

Ví dụ: Trên hóa đơn thanh toán ở siêu thị thể hiện

Tiền hàng: 200.000

VAT (10%): 20.000

Tổng thanh toán: 220.000

Vậy khoản thuế mà người mua phải thanh toán cho người bán là khoản thuế GTGT được khấu trừ.

Khoản thuế mà người bán thu của người mua thì người bán phải nộp lại vào ngân sách nhà nước, thì khoản này gọi là khoản thuế GTGT phải nộp.

Hiện nay có hai phương pháp tính thuế GTGT:

+ Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Sử dụng TK 1331 và 3331.

+ Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Không sử dụng TK 1331 và 3331.

Ví dụ: Mua một lô hàng 20 triệu, VAT 10%, thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.

Định khoản theo phương pháp khấu trừ:

Nợ TK 156: 20.000.000

Nợ TK 1331: 2.000.000

                                    Có TK 112: 22.000.000

Định khoản theo phương pháp trực tiếp:

Nợ TK 156: 22.000.000

                                    Có TK 112: 22.000.000

Ví dụ: Bán lô hàng A thu được 50.000.000 vnđ, giá chưa bao gồm thuế 10%, khách hàng thanh toán bằng tiền mặt.

Định khoản theo khấu trừ:

Nợ TK 111: 55.000.000

                                    Có TK 511: 50.000.000

                                    Có TK 3331: 5.000.000

Định khoản theo phương pháp trực tiếp:

Nợ TK 111: 55.000.000

                        Có TK 511: 55.000.000

* TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính sử dụng trong trường hợp

+ Lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay

+ Chênh lệch lãi tỷ giá hối đoài

+ Chiết khấu thanh toán được hưởng

+ Lãi thu được từ bán hàng trả góp

* TK 635: Chi phí tài chính sử dụng trong các trường hợp:

+ Lãi tiền vay phải trả

+ Chênh lệch lỗ tỷ giá hối đoái

+ Chiết khấu thanh toán cho khách hàng

+ Lãi phải trả từ mua hàng trả góp

* TK 711: Thu nhập khác sử dụng trong trường hợp:

+ Thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ

+ Thu từ được cho biếu tặng

+ Thu được nợ khó đòi đã khóa sổ

+ Thu từ phạt vi phạm hợp đồng

+ Thu bất thường khác

* TK 811: Chi phí khác sử dụng trong trường hợp:

+ Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ

+ Chi phí vi phạm hành chính, vi phạm hợp đồng

+ Chi phí bất thường khác

* Bút toán thanh lý TSCĐ

Ví dụ: Thanh lý TSCĐ hữu hình nguyên giá 100 triệu, Hao mòn lũy kế tại thời điểm thanh lý là 80 triệu, giá thanh lý là 30 triệu, VAT 10%, Thu bằng tiền gửi ngân hàng. Chi phí thanh lý là 2 triệu trả bằng tiền mặt. Yêu cầu định khoản.

a, Ghi giảm TSCĐ:

            Nợ TK 811: 20.000.000

            Nợ TK 214: 80.000.000

                        Có TK 211: 100.000.000

b, Ghi nhận doanh thu từ thanh lý TSCĐ

            Nợ TK 112: 33.000.000

                        Có TK 711: 30.000.000

                        Có TK 3331: 3.000.000

c, Chi phí thanh lý:

            Nợ TK 811: 2.000.000

                        Có TK 111: 2.000.000

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ

  1. Giá nhập

Giá nhập hạch toán theo nguyên tắc giá gốc, GIÁ NHẬP = GIÁ GỐC

Giá gốc = giá mua chưa thuế trên hóa đơn + chi phí thu mua (bốc dỡ, lắp đắt, chạy thử, vận chuyển, bến bãi…) + các khoản thuế không được hoàn lại (Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,…) – Các khoản giảm trừ (Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua).

 Ví dụ: Nhập khẩu 1 lô hàng từ Anh, giá nhập khẩu 100.000.000 vnđ, thuế nhập khẩu 20%, chi phí vận chuyển 1.000.000 vnđ. Hãy tính nhập kho của lô hàng trên.

Thuế NK = 100.000.000 x 20% = 20.000.000

GIÁ NHẬP = 100.000.000 + 20.000.000 +1.000.000 = 121.000.000

  1. Giá xuất kho

Có 4 phương pháp tính giá xuất kho:

– Nhập trước xuất trước

– Nhập sau xuất trước

– Bình quân gia quyền

– Thực tế đích danh

Mỗi doanh nghiệp đều phải thống nhất một phương pháp tính giá xuất kho trong 1 năm tài chính

+ Phương pháp thực tế đích danh:

Giá trị hàng xuất
=
Số lượng hàng xuất
x
Giá đơn vị của lần nhập kho tương ứng của lô hàng

Hàng tồn kho được nhập theo giá nào thì xuất được tính theo đúng giá đó

Ưu, nhược: Kết quả tính toán chính xác cao, nhưng đòi hỏi đơn vị phải tách riêng hàng tồn kho giữa các lần nhập kho khác nhau.

+ Phương pháp nhập trước – xuất trước:

Hàng nào nhập trước thì xuất trước

Ưu điểm: Không có lượng hàng tồn kho quá lâu

Nhược điểm: Đối với đơn vị nhiều hàng hóa kế toán không kiểm soát được, khó tính toán và ghi sổ.

+ Phương pháp nhập sau – xuất trước:

Hàng nào nhập sau thì xuất trước.

+ Phương pháp bình quân:

Giá trị hàng xuất được tính trên cơ sở lấy số lượng hàng xuất nhân với đơn giá bình quân. Phạm vi tính giá đơn vị bình quân của hàng tồn kho có thể là cuối kỳ trước sau mỗi lần nhập hoặc cả kỳ hiện tại.

Đơn giá bình quân
=
Giá trị VT, HH tồn kho đầu kỳ + Giá trị của VT, HH nhập trong kỳ

Số lượng của VT, HH tồn kho đầu kỳ + Số lượng của VT, HH nhập trong kỳ

Ví dụ: Hàng hóa A tồn kho đầu kỳ 200kg, đơn giá 100

            Ngày 01/01: Nhập kho 150kg, đơn giá 110

            Ngày 10/01: Xuất kho 300kg

            Ngày 15/01: Nhập kho 400kg, đơn giá 120

            Ngày 20/01: Xuất kho 420kg

Yêu cầu: Tính giá xuất kho theo phương pháp Nhập trước – xuất trước, Nhập sau –xuất trước, Bình quân cuối kỳ và Bình quân sau mỗi lần nhập.

+ Theo phương pháp Nhập trước – xuất trước

Ngày 10/01: Xuất kho 300kg trong đó 200kg (tồn kho đầu kỳ) x đơn giá 100 + 100kg x đơn giá 110.

Vậy sau ngày 10/01 tồn kho còn lại 50kg x đơn giá 110

Ngày 20/01: Xuất kho 420kg trong đó 50kg (tồn kho) x đơn giá 110 + 370kg x đơn giá 120.

+ Theo phương pháp Nhập sau – xuất trước

Ngày 10/01: Xuất 300kg trong đó 150kg x đơn giá 110 (của nhập ngày 01/01) + 150kg x đơn giá 100 (của tồn kho đầu kỳ).

Vậy tồn kho ngày 10/01 còn 50kg x đơn giá 100

Này 20/01 Xuất kho 420kg trong đó 400kg x đơn giá 120 (nhập ngày 15/01) + 20 kg x đơn giá 100 (tồn kho).

+ Theo phương pháp bình quân cuối kỳ (cả kỳ dự trữ)

Đơn giá bình quân = (Thành tiền đầu kỳ + Thành tiền nhập trong kỳ) / (Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ)

ĐGBQ = (200×100 + 150×110 + 400×120) / (200 +150 +400) = 112,67

Ngày 10/01 Xuất 300kg với đơn giá 112,67

Ngày 20/01 Xuất 420kg với đơn giá 112,67

+ Theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập

Sau ngày nhập 01/01, đơn giá bình quân là (200×100 + 150×110) / (200 + 150) = 104,29

Ngày 10/01 xuất 300kg với đơn giá 104,29. Vậy còn tồn kho 50kg với đơn giá 104,29

Sau ngày nhập 15/01, đơn giá bình quân là (50×104,29 + 400×120) / (50 + 400) = 118,25

Ngày 20/01 xuất 420kg với đơn giá 118,25

CHƯƠNG 4: DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ

  1. Chứng từ kế toán

– Hóa đơn mua hàng, phiếu nhập kho, biên bản  giao nhận hàng, bảng kê mua hàng, chứng từ thanh toán.

  1. Tài khoản sử dụng

v TK 151 – Hàng mua đang đi đường:

– Nội dung: Sử dụng để phản ánh giá trị của các loại hàng hóa, vật tư (Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa) mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp còn đang trên đường vận chuyển, ở bến cảng, bến bãi, kho ngoại quan hoặc đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nhận nhập kho.

– Kết cấu tài khoản

TK 151 – “Hàng mua đang đi đường”

SD: Giá trị thực tế của hàng đang đi đường kỳ trước chuyển sang
 

Phản ánh giá trị hàng mua đang đi đường tăng
Phản ánh giá trị hàng mua đang đi đường đã về nhập kho hay chuyển giao cho bộ phận sử dụng hoặc giao bán thẳng cho khách hàng

SD: Giá trị thực tế của hàng đang đi đường hiện có cuối kỳ
 

v TK 156 – “Hàng hóa”

– Nội dung: Dùng để theo dõi giá trị tồn kho và tình hình biến động nhập xuất qua kho hàng hóa trong kỳ của đơn vị.

– Kết cấu tài khoản:

TK 156 – “Hàng hóa”

SD: Giá trị hàng hóa tồn kho kỳ trước chuyển sang
 

+ Giá trị của hàng hóa nhập trong kỳ

+ Chi phí thu mua hàng hóa phát sinh trong kỳ

+ Người mua trả lại hàng

+ Các khoản thuế không được hoàn lại

+ Giá trị hàng hóa xuất kho

+ Xuất hàng hóa đã mua trả lại cho người bán

+ Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua được hưởng

+ Giá trị hàng hóa thiếu hụt

SD: Giá trị hàng hóa tồn kho hiện có
 

v TK 157 – “Hàng gửi bán”

– Nội dung: Là TK theo dõi các sản phẩm, hàng hóa của DN đang gửi bán ở các đại lý, đem ký gửi hoặc đang chuyển theo hợp đồng.

– Kết cấu:

TK 156 – “Hàng gửi bán”

SD: Trị giá vốn của hàng gửi bán chưa được tiêu thụ kỳ trước chuyển sang
 

Trị giá vốn của hàng gửi bán
Trị giá vốn của hàng gửi bán được chấp nhận hay từ chối trả lại

SD: Trị giá vốn của hàng gửi bán chưa được tiêu thụ
 

v TK 131 – “Phải thu khách hàng”

– Nội dung: Dùng để theo dõi toàn bộ các khoản phải thu khách hàng khi cung cấp hàng hóa dịch vụ.

– Kết cấu tài khoản:

TK 131 – “Phải thu khách hàng”

– Số tiền phải thu khách hàng

– Tiền hàng trừ vào tiền khách hàng trả trước

– Số tiền đã thu được của khách hàng

– Số tiền do giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại

– Số tiền khách hàng trả trước

SD: Số tiền còn phải thu khách hàng
SD: Số tiền khách hàng trả thừa hoặc trả trước

v TK 331 – “Phải trả người bán”

– Nôi dung: Dùng để theo dõi toàn bộ các khoản thanh toán với người bán, người cung cấp vật tư, hàng hóa, dịch vụ,…

– Kết cấu tài khoản:

TK 331 – “Phải trả cho người bán”

– Số tiền đã trả cho người bán

– Số tiền DN đặt trước (ứng trước) cho người bán …

– Số tiền phải trả cho người bán

– Trị giá hàng nhận của người bán liên quan đến khoản tiền đặt trước

– Số tiền thừa được người bán trả lại

SD: Số tiền trả thừa hoặc đặt trước (ứng trước) cho người bán
SD: Số tiền còn nợ người bán

Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản như TK 111 “Tiền mặt”, TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”, TK 141 “Tạm ứng”, TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”…

v TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”

– Nội dung: Là TK phản ánh tổng giá trị được thực hiện do bán sản phẩm, hàng hóa cung cấp các dịch vụ cho khách hàng.

– Kết cấu:

TK 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”

– Các khoản làm giảm DT: chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, thuế TTĐB, thuế xuất khẩu phải nộp nếu có.

– Cuối kỳ kết chuyển DT bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ sang TK xác định KQKD

Tổng số doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ

TK này không có số dư

v TK 5211 “Chiết khấu thương mại”

– Nội dung: Tài khoản này để phản ánh chiết khấu thương mại mà DN đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng (sản phẩm, hàng hóa), dịch vụ với khối lượng lớn và theo thỏa thuận bên bán sẽ dành cho bên mua một khoản chiết khấu thương mại. (Đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc cam kết mua, bán hàng).

– Kết cấu:

TK 5211 – “Chiết khấu thương mại”

– Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng.
Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang TK “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để xác định KQKD

TK này không có số dư

v TK 5212 “Hàng bán bị trả lại”

– Nội dung: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của số sản phẩm, hàng hóa bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: Vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách. Giá trị của hàng bán bị trả lại phản ánh trên tài khoản này sẽ điều chỉnh doanh thu bán hàng thực tế thể hiện trong kỳ kinh doanh để tính doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hóa đã bán ra trong kỳ báo cáo.

– Kết cấu:

TK 5212 – “Hàng bán bị trả lại”

Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào khoản phải thu của khách hàng về số sản phẩm, hàng hóa đã bán.
Kết chuyển DT hàng bán bị trả lại vào bên Nợ TK “DT bán hàng và cung cấp dịch vụ để xác định doanh thu trong kỳ báo cáo

TK này không có số dư

v TK 5213 “Giảm giá hàng bán”

– Nội dung: Tài khoản này dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh và việc xử lý khoản giám giá hàng bán trong kỳ kế toán. Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua sản phẩm, hàng hóa kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế.

– Kết cấu:

TK 5213 – “Giảm giá hàng bán”

Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng do hàng bán kém, mất phẩm chất hoặc sai quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế.
Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán sang tài khoản “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”

TK này không có số dư

v TK 632 “ Giá vốn hàng bán”

– Nội dung: Phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa thực tế tiêu thụ trong kỳ

– Kết cấu:

TK 632 – “Giá vốn hàng bán”

Trị giá vốn của hàng tiêu thụ trong kỳ
Cuối kỳ kết chuyển trị giá vốn của hàng đã tiêu thụ trong kỳ sang TK xác định KQKD

TK này không có số dư

v TK 641 – “Chi phí bán hàng”, TK 642 – “Chi phí quản lý doanh nghiệp”

– Nội dung: Phản ánh những chi phí phục vụ cho việc bán hàng, tiêu thụ sản phẩm  và quản lý doanh nghiệp. Bao gồm:

            ü Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp, nhân viên bán hàng

            ü Chi phí vật liệu phục vụ quản lý doanh nghiệp, bán hàng

ü Chi phí đồ dùng văn phòng

ü Chi phí khấu hao TSCĐ cho bộ phận quản lý, bộ phận bán hàng

ü Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác cho bộ phận quản lý doanh nghiệp, bộ phận bán hàng.

– Kết cấu:

TK 641 – “Chi phí bán hàng”, TK 642 – “Chi phí quản lý doanh nghiệp”

Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ
Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK xác định KQKD

TK này không có số dư

Ngoài ra kế toán quá trình tiêu thụ còn sử dụng một số tài khoản: TK 111 –  “Tiền mặt”, TK 112 – “Tiền gửi ngân hàng”, TK 331 –  “Thuế GTGT đầu ra”…

  1. Trình tự hạch toán theo phươngphápkê khai thường xuyên
  2. Mua hàng hóa về nhập kho

Nợ TK 156: Giá trị chưa có thuế

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

            Có TK 111, 112, 331,…: Tổng giá thanh toán

  1. Chi phí thu mua hàng hóa

Nợ TK 156: Giá trị chưa thuế

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

            Có TK 111, 112, 331…: Tổng tiền thanh toán

  1. Mua hàng hóa nhưng hàng còn đi đường chưa về đến kho

Nợ TK 151: Giá trị chưa có thuế

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

            Có TK 111, 112, 331…: Tổng giá thanh toán

  1. Hàng đi đường về nhập kho

Nợ TK 156: Giá trị nhập kho

            Có TK 151:

  1. Xuất kho hàng hóa bán

– Nợ TK 632: Giá vốn hàng xuất bán

            Có TK 156:

– Nợ TK 111, 112, 131: Tổng tiền hàng

            Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

            Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra

  1. Xuất kho hàng hóa gửi bán

Nợ TK 157: Trị giá xuất kho

            Có TK 156:

  1. Nhận được thông báo bán được hàng gửi bán

– Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

            Có TK 157:

– Nợ TK 111, 112, 131: Tổng tiền hàng

            Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

            Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra

  1. Chi phí vận chuyển khi bán hàng, chi phí hoa hồng đại lý

Nợ TK 641: Giá chưa thuế

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

            Có TK 111, 112, 331,…: Tổng tiền thanh toán

  1. Muacông cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ nhiều lần cho bộ phận bán hàng, bộ phận lý doanh nghiệp

– Nợ TK 242: Giá mua chưa thuế

  Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

            Có TK 111, 112, 331,..: Tổng tiền thanh toán

– Nợ TK 641, 642: Giá trị phân bổ trong kỳ

            Có TK 242:

  1. Trích khấu hao tài sản cố định cho bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp

Nợ TK 641, 642: Giá trị khấu hao trong kỳ

            Có TK 214:

  1. Tính lương cho bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp

Nợ TK 641, 642: Lương phải trả

            Có TK 334:

  1. Trích các khoản bảo hiểm theo quy định

 
KPCĐ
BHXH
BHYT
BHTN
Tổng

Doanh nghiệp
2%
17,5%
3%
1%
23,5%

Người lao động
0%
8%
1,5%
1%
10,5%

Tổng
2%
25,5%
4,5%
2%
34%

Nợ TK 641, 642: Phần tính vào chi phí doanh nghiệp

Nợ TK 334: Phần tính vào lương người lao động

            Có TK 338 (3382, 3383, 3384, 3386): Các khoản bảo hiểm phải nộp theo quy định

  1. Các chi phí dịch vụ mua ngoài cho bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp

Nợ TK 641, 642: Giá chưa có thuế

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

            Có TK 111, 112, 331,…: Tổng giá thanh toán

MUA
BÁN

Chiết khấu thương mại: CK do khách hàng mua với số lượng lớn.

Giảm giá hàng mua:

Nợ TK 156: (Giá mua – CKTM, giảm giá)

Nợ TK 133: (Giá mua – CKTM, giám giá) x thuế suất

Có TK 111, 112, 331,…

 

Chiết khấu thương mại: 5211

Giảm giá hàng bán: 5213

Nợ TK 5211, 5213

Nợ TK 3331

Có TK 111, 112, 131

 

Hàng mua trả lại:

Nợ TK 111, 112, 331,…

Có TK 156: Giá trị hàng trả lại

Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

 

Hàng bán bị trả lại

1, Nợ TK 5212

Nợ TK 3331

Có TK 111, 112, 131

2, Nợ TK 156

Có TK 632

Chiết khấu thanh toán: CK do khách hàng thanh toán sớm

Nợ TK 111, 112, 331,…

Có TK 515

 

Chiết khấu thanh toán:

Nợ TK 635

Có TK 111, 112, 131,…

  1. Các bút toán cuối kỳ:

v Bút toán kết chuyển thuế GTGT

TK 133

2

10
1

 
11

0

TK 3331

 

2
15

11
 

 
2

Đầu vào  = 11

Đầu ra =13

Đầu ra > Đầu vào => phải nộp thuế = 13-11 = 2

TK 133

2

10
1

 
9

2

TK 3331

 

6
15

9
 

 
0

Đầu vào  = 11

Đầu ra =9

Đầu vào > Đầu ra => khấu trừ = 11-9 = 2

Nợ TK 3331                            Đầu vào = Đầu kỳ TK 133 + PS Nợ TK 133 – PS Có TK 133

            Có TK 133   Số nhỏ   Đầu ra = PS Có TK 3331 – PS Nợ TK 3331

v Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu

5211, 5212, 5213

 

 

 

 

 

 

 Nợ TK 511

Có TK 521, 5212, 5213

ð Doanh thu thuần = Doanh thu – các khoản giảm trừ doanh thu = ∑ Có 511 –  ∑ Nợ 511

511 

 

 

 

 

 

 

v Xác định kết quả kinh doanh

632, 635

911

511

 

 

 

 

 

 

 

641, 642

 

515

 

 

 

 

 

 

 

811

 

711

 

 

 

 

 

 

 

3334

821

 

 

Thuế
 

 

 

 

 

TNDN

 

421

 

421

 

KC
 

  KC

 

Lãi
 

   Lỗ

Kết chuyển doanh thu

Nợ TK 511

Nợ TK 515

Nợ TK 711

Có TK 911

 

Kết chuyển chi phí

Nợ TK 911

Có TK 632

Có TK 635

Có TK 641

Có TK 642

Có TK 811

ð Lợi nhuận trước thuế (LNTT) =∑ Doanh thu – ∑ Chi phí

                                                = ∑ Có 911 – ∑ Nợ 911

* LNTT > 0 ð Doanh nghiệp kinh doanh có lãi

Thuế TNDN = LNTT * thuế suất thuế TNDN

– Xác định thuế TNDN phải nộp:

Nợ TK 821:

            Có TK 3334

– Kết chuyển chi phí thuế TNDN xác định kết quả kinh doanh

Nợ TK 911

            Có TK 821

Lợi nhuận sau thuế (LNST) = LNTT – thuế TNDN

– Hạch toán lãi trong kỳ:

Nợ TK 911

            Có TK 421

* LNTT < 0 ð Doanh nghiệp kinh doanh lỗ

Hạch toán  lỗ trong kỳ

Nợ TK 421

            Có TK 911

CHƯƠNG 5: DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

  1. Chứng từ kế toán

            Hóa đơn mua hàng, phiếu nhập kho, biên bản giao nhận hàng, bảng kê mua hàng, chứng từ thanh toán, phiếu xuất kho, hóa đơn bán hàng.

  1. Chi phí sản xuất

2.1. Khái niệm

            Chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà DN đã chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong 1 trong kỳ nhất định.

– LĐ sống là toàn bộ các CP về tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương mà DN trả cho người lao động.

– LĐ vật hóa là các khoản hao phí về NVL, công cụ dụng cụ, máy móc thiết bị, nhà xưởng…

– Các chi phí cần thiết khác: CP điện, nước, chi phí dịch vụ mua ngoài.

2.2. Phân loại CPSX

  1. Phân loại CP theo chức năng hoạt động
  • Chi phí sản xuất: là toàn bộ các khoản CP phát sinh tại các phân xưởng, tổ, đội, bộ phận sản xuất gắn liền với việc tạo ra sản phẩm.

– CP nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ CP nguyên liệu chính, vật liệu phụ và các vật liệu khác sử dụng trực tiếp để sản xuất ra sản phẩm.

– CP nhân công trực tiếp: là toàn bộ CP trả cho nhân công trực tiếp sản xuất: tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản BHXH, BHYT, BHTN.

– CP sản xuất chung: là các khoản CP ngoài CPNVLTT, CPNCTT như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí điện nước…

à Quản lý định mức chi phí, phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm.

  • Chi phí ngoài sản xuất: là chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ và quản lý bộ máy kinh doanh của DN.

– CP bán hàng: là các CP phục vụ cho quá trình bảo quản và tiêu thụ sản phẩm như CP nhân viên bán hàng, CP điện nước, KHTSCĐ, CCDC phục vụ cho công tác bán hàng.

– CP QLDN: là toàn bộ các CP phục vụ cho quá trình quản lý và điều hành DN như CP nhân viên văn phòng, CP KHTSCĐ, điện nước dùng cho bộ phận VP.

  1. Theo tính chất, nội dung của CP

– CP NVL: CP NVL chính, CP NVL phụ…

– CP công nhân: CP tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương DN trả cho người lao động.

– CP KHTSCĐ: là toàn bộ các khoản khấu hao của TSCĐ dùng cho SXKD.

– CP dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ số tiền trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho HĐSXKD như tiền điện, tiền nước…

– CP khác bằng tiền: là các chi phí khác ngoài 4 yếu tố chi phí trên.

à Phân loại CP theo tiêu thức này biết được kết cấu, tỷ trọng của từng loại chi phí sản xuất, giúp lập thuyết minh báo cáo tài chính, phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí của kỳ sau.

  1. Theo phươngpháptập hợp chi phí và đối tượng chịu chi phí

– CP trực tiếp: là CP liên quan trực tiếp đến việc SXKD 1 loại SP, 1 HĐKD: CP NVLTT, CP NCTT

– CP gián tiếp: CP có liên quan đến nhiều loại SP, nhiều loại HĐKD của DN.

à Xác định được PP kế toán tập hợp và phân bổ CP cho các đối tượng tập hợp CP một các đúng đắn và hợp lý.

  1. Phân loại CP theo mối quan hệ với mức độ hoạt động.

– Biến phí: là những khoản CP thay đổi về tổng số, tỷ lệ với sự thay đổi của mức độ HĐSXKD trong kỳ: CP NVLTT, tiền lương nhân công theo sản phẩm…

– Định phí: là những khoản chi phí không thay đổi về tổng số khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp: CP KHTSCĐ, chi phí trả lương theo thời gian.

– CP hỗn hợp: là CP vừa mang tính chất của định phí, vừa mang tính chất của chi  phí: CP điện thoại.

à Phân tích tình hình tiết kiệm CP, xác định các biện pháp thích hợp để hạ thấp CP

  1. Tài khoản sử dụng

v Tài khooản 152 – “Nguyên liệu vật liệu”:

– Nội dung: Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị hiện có, tình hình tăng giảm các loại NVL tại theo theo giá thực tế.

– Kết cấu tài khoản:

TK 152 – “Nguyên liệu, vật liệu”

Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng NVL theo giá thực tế
Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm NVL theo giá thực tế

Số dư CK: phản ánh giá trị NVL tồn kho cuối kỳ

v Tài khoản 153 – “Công cụ, dụng cụ”

– Nội dung: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của toàn bộ công cụ, dụng cụ tại kho của đơn vị theo giá thực tế.

– Kết cấu tài khoản:

TK 153 – “Công cụ dụng cụ”

Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng CCDC theo giá thực tế
Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm CCDC theo giá thực tế

Số dư CK: phản ánh giá trị CCDC tồn kho cuối kỳ

v Tài khoản 155 – “Thành phẩm”

– Nội dung: Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị tồn kho và tình hình biến động nhập kho thành phẩm trong kỳ của đơn vị.

– Kết cấu tài khoản:

TK 155 – “Thành phẩm”

Giá thành nhập kho của thành phẩm sau khi hoàn thành sản xuất tiến hành nhập kho của đơn vị
Giá vốn xuất bán của thành phẩm

Số dư CK: Phản ánh giá trị thực tế của thành phẩm tồn kho hiện có

v Tài khoản 154 – “Chi phí SXKD dở dang”

– Nội dung: là TK dùng để tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ do DN sản xuất ra.

– Kết cấu tài khoản:

TK 154 – “Chi phí SXKD dở dang”

Tập hợp chi phí tính vào giá thành sản phẩm thực tế phát sinh trong kỳ (CPNVLTT, CPNCTT, CPSX chung)
Giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành

SD: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

v Tài khoản 621 – “Chi phí NVL trực tiếp”

– Nội dung: Phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ của các ngành công nghiệp, xây lắp, nông lâm nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông kinh doanh khách sạn, du lịch và dịch vụ khác

– Kết cấu tài khoản:

TK 621 – “Chi phí NVL trực tiếp”

Tập hợp chi phí NVL trực tiếp thực tế phát sinh trong kỳ
– Nhập lại kho số vật liệu đã xuất dùng thừa

– Cuối kỳ kết chuyển CPNVLTT vào TK xác định giá thành

TK này không có số dư và phải mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí (Phân xưởng, bộ phận, sản phẩm)

v Tài khoản 622 – “Chi phí nhân công trực tiếp”

– Nội dung: phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động SXKD trong các ngành công nghiệp, xây lắp, nông lâm ngư nghiệp, dịch vụ…

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ thuộc danh sách quản lý của doanh nghiệp và cho lao động thuê ngoài theo từng công việc. Bao gồm khoản tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản trích theo lương như (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN).

– Kết cấu tài khoản:

TK 622 – “Chi phí nhân công trực tiếp”

Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh trong kỳ
Cuối kỳ kết chuyển CPNCTT vào TK xác định giá thành

TK này không có số dư và phải mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí (phân xưởng, bộ phận, sản phẩm)

v Tài khoản 622 – “Chi phí sản xuất chung”

– Nội dung: Là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm ngoài hai chi phí trên. Đây là những CP phát sinh ở phân xưởng, bộ phận sản xuất của DN. Bao gồm các khoản mục chi phí sau:

+ Chi phí nhân viên phân xưởng

+ Chi phí vật liệu

+ Chi phí dụng cụ sản xuất

+ Chi phí khấu hao TSCĐ

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài

+ Chi phí bằng tiền khác

– Kết cấu tài khoản:

TK 627 – “Chi phí nhân công trực tiếp”

Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ
Cuối kỳ phân bổ và kết chuyển CPSXC vào TK xác định giá thành

TK này không có số dư và phải mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí (phân xưởng, bộ phận, sản phẩm)

Ngoài các tài khoản kế toán quá trình sản xuất còn sử dụng một số TK có liên quan như: TK 334 “Phải trả người lao động”; TK 338  “Phải trả, phải nộp khác”; TK 214 “Hao mòn TSCĐ”…

Quá trình tiêu thụ thành phẩm sản xuất bao gồm các TK 155 “Thành phẩm”; TK 157 “Hàng gửi đi bán”; TK 131 “Phải thu của khách hàng”; TK 111 “Tiền mặt”; TK 112 “TIền gửi ngân hàng”; TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”; TK 5211, 5212, 5213 “Chiết khấu thương mại, Hàng bán bị trả lại, Giảm giá hàng bán”; TK 632, 641, 642 – “Giá vốn hàng bán, Chi phí bán hàng, Chi phí quản lý doanh nghiệp”…

  1. Các bút toán hạch toán trong quá trình sản xuất

1, DN mua NLVL, CCDC đã kiểm nhận và nhập kho

Nợ TK 152 “NLVL”, 153 “CCDC”: Giá mua nhập kho

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

            Có TK 111 “Tiền mặt”, 112 “TGNH”: Thanh toán ngay cho người bán

            Có TK 331 “Phải trả cho người bán”: Chưa thanh toán cho người bán

            Có TK 141 “Tạm ứng”: Thanh toán bằng tiền tạm ứng

2, Chi phí thu mua NLVL, CCDC

Nợ TK 152 “NLVL”, 153 “CCDC”: Chi phí thu mua

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

            Có TK 111 “Tiền mặt”, 112 “TGNH”, 331 “Phải trả người bán”, 141 “Tạm ứng”

3, DN thanh toán tiền hàng, tiền vận chuyển, bốc dỡ cho người bán

Nợ TK 331 “Phải trả cho người bán”

            Có TK 111 “Tiền mặt”, 112 “Tiền gửi ngân hàng”

4, Trường hợp DN mua NLVL xuất thẳng cho sản xuất không qua kho thì kế toán hạch toán vào TK 621 “Chi phí NVL trực tiếp” hoặc TK 627 “Chi phí sản xuất chung”

Nợ TK 621 “Chi phí NVL trực tiếp”, 627 “Chi phí sản xuất chung”

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

            Có TK 111 “Tiền mặt”, 112 “Tiền gửi ngân hàng, 141 “Tạm ứng”

            Có TK 331 “Phải trả cho người bán”

5, Trường hợp DN đã thanh toán tiền hàng theo hóa đơn nhưng hàng chưa về đến DN (chưa có PNK) thì kế toán hạch toán và TK 151 “Hàng đang đi trên đường”

Nợ TK 151 “Hàng đang đi trên đường”

Nợ TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”

            Có TK 111 “Tiền mặt”, TK 112 “TGNH”, 331 “Phải trả người bán”

Khi hàng về nhập kho NLVL thì mới chuyển sang TK “NLVL”

Nợ TK 152 “NLVL”

            Có TK 151 “Hàng mua đang đi trên đường”

6, Trường hợp DN mua NLVL về nhập kho phát hiện không đúng quy cách, phẩm chất theo hợp đồng kinh tế phải trả lại cho người bán, hoặc số tiền được giảm giá ghi:

Nợ TK 111 “Tiền mặt”, TK 112 “TGNH”, TK 331 “Phải trả người bán”

            Có TK 152 “NLVL”

            Có TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”

7, Tập hợp thực tế của NLVL, CCDC xuất dùng 1 lần cho SXKD trong kỳ

– Nợ TK 621 “CPNVLTT”, 627 “CPSXC”, 642 “CPQLDN”: Giá trị xuất dùng

            Có TK 152 “NLVL”

– Nợ TK 627 “CPSXC”, 642 “CPQLDN”: Giá trị xuất dùng

            Có TK 153 “CCDC”

8, Mua CCDC phân bổ nhiều lần cho sản xuất

Nợ TK 242 “Chi phí trả trước”

Nợ TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”

            Có TK 111 “Tiền mặt”, TK 112 “TGNH”, TK 331 “Phải trả người bán”

9, Trích phân bổ CCDC trong tháng

Nợ TK 642 “ CPQLDN”

Nợ TK 627 “CPSXC”

            Có TK 242 “Chi phí trả trước”

10, Mua TSCĐ về sử dụng

Nợ TK 211 “Tài sản cố định hữu hình”

Nợ TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”

            Có TK 111 “Tiền mặt”, TK 112 “TGNH”, TK 331 “Phải trả người bán”

11, Trích khấu hao TSCĐ trong tháng

Nợ TK 627 “CPSX chung”: TSCĐ dùng ở phân xưởng

Nợ TK 642 “CPQLDN”: TSCĐ dùng ở bộ phận quản lý DN

            Có TK 214 “Hao mòn TSCĐ”

12, Căn cứ vào bảng tính lương trong tháng của CNV

Nợ TK 627 “CPSX chung”: lương của cán bộ quản lý phân xưởng, đội

Nợ TK 642 “CPQLDN”: lương của cán bộ quản lý DN

Nợ TK 622 “CPNCTT”: lương của công nhân sản xuất trực tiếp

            Có TK 334 “Phải trả người lao động”

13, Trích bảo hiểm theo tỷ lệ quy định (Tỷ lệ giống với doanh nghiệp thương mại)

Nợ TK 627 “CPSX chung”: Trích BH của cán bộ quản lý phân xưởng, đội

Nợ TK 642 “CPQLDN”: Trích BH của cán bộ quản lý DN

Nợ TK 622 “CPNCTT”: Trích BH của công nhân sản xuất trực tiếp

            Có TK 338 “Phải trả , ph ải nộp khác”

14, Trích lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất

Nợ TK 622 “CPNVL TT”

            Có TK 335 “Chi phí phải trả”

15, Các CP phát sinh ở phân xưởng (điện, nước, điện thoại…)

Nợ TK 627 “CPSX chung”

Nợ TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”

            Có TK 111 “Tiền mặt”, TK 112 “TGNH”, TK 331 “Phải trả người bán”

16, Cuối kỳ kết chuyển chi phí trực tiếp sang TK 154 “CPSXKD dở dang” để tính giá thành

Nợ TK 154 “CPSXKD dở dang”

            Có TK 621 “CPNVL TT”, TK 622 “CPNCTT”

17, Cuối kỳ tập hợp và phân bổ CPSX chung cho từng loại sản phẩm

Nợ TK 154 “CPSXKD dở dang”

            Có TK 627 “CPSX chung”

18, Nhập kho thành phẩm

Nợ TK 155 “Thành phẩm”: nếu nhập kho TP

Nợ TK 632 “Giá vốn hàng bán”: nếu bán ngay không qua kho

            Có TK 154 “CPSXKD dở dang”

(Nhập kho theo giá thành = Dở dang đầu kỳ + Tổng phát sinh trong kỳ – Dở dang cuối kỳ)

∑Zsx = DDĐK + CP thực tế phát sinh trong kỳ – DDCK

Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp nguyên vật liệu trực tiếp (nguyên vật liệu chính):

DDĐK =DDĐK+ CPNVLTT (CPNVL chính)SLSP hoàn thành+ ∑SL SPDDCK × ∑SL SPDDCK

Giá thành đơn vị:

Zsx=∑Zsx (Tổng giá thành sản xuất)∑Qsx (Tổng số lượng)

  1. Sơ đồ hạch toán quá trình sản xuất (Phươngphápkê khai thường xuyên)

TK 152

TK 621

TK 154

TK 155

 

 

 
 SDĐK

 

 

 

 
       Zsx sp nhập kho

 

 

 

 

 

 

TK 334, 338

TK 622

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TK 214

TK 627

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TK 111, 112, 331

 

 

 

 

 

 

 

 SDCK

 

 

 

  1. Ví dụ minh họa

Có tình hình sản xuất ở một phân xưởng sản xuất 1 loại SP A

  1. Số dư đầu tháng 3/N của TK “CPSXKD dở dang”: 11.160.000đ
  2. Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
  3. Xuất kho NVL cho các bộ phận

– Bộ phận sản xuất sản phẩm: 10.000.000đ

– Quản lý phân xưởng: 3.500.000đ

2, Tiền lương của các bộ phận phải trả trong tháng

– CNSX trực tiếp: 8.200.000đ

– Quản lý phân xưởng: 2.500.000đ

3, Trích BHXH, BHYT 21% tổng quỹ lương vào CPSXKD

4, Khấu hao TSCĐ của phân xưởng trong tháng 12.000.000đ

5, Các chi phí dịch vụ mua ngoài (điện thoại, điện thắp sáng) của phân xưởng chưa thanh toán 5.000.000đ

6, Cuối tháng nhập kho các sản phẩm đã hoàn thành số lượng 100 SP A, CPSX dở dang cuối kỳ là 4.607.000đ

III. Yêu cầu:

1, Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên

2, Tính giá thành đơn vị sản phẩm A

Bài làm:

1, Nợ TK 621: 10.000.000

    Nợ TK 627: 3.500.000

            Có TK 152: 13.500.000

2, Nợ TK 622: 8.200.000

    Nợ TK 627: 2.500.000

            Có TK 334: 10.700.000

3, Nợ TK 622: 1.722.000

Nợ TK 627: 525.000

            Có TK 338: 2.247.000

4, Nợ TK 627: 12.000.000

            Có TK 214: 12.000.000

5, Nợ TK 627: 5.000.000

            Có TK 331: 5.000.000

6,  Nợ TK 154: 43.447.000

            Có TK 621: 10.000.000

            Có TK 622: 9.922.000

            Có TK 627: 23.525.000

∑ Z = 11.610.000 + 43.447.000 – 4.607.000 = 50.000.000đ

ZspA = 50.000.000đ / 100 sp = 500.000đ

Nợ TK 155: 50.000.000

            Có TK 154: 50.000.000

CÁC BÚT TOÁN CUỐI KỲ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

  1. Các bút toán cuối kỳ hạch toán vào cuối tháng
  2. Tính lương, trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, thanh toán lương trong kỳ:

– Hạch toán tiền lương trả CBCNV (Căn cứ vào bảng tính lương)

Nợ TK 642: Lương thực tế theo ngày công + phụ cấp

Nợ TK 622

Nợ TK 627

                        Có TK 334: Tổng lương phải trả

– Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN trong kỳ

+ Bộ phận quản lý doanh nghiệp:

Nợ TK 642: Lương đóng bảo hiểm x 23,5%

Nợ TK 334: Lương đóng bảo hiểm x 10,5%

                        Có TK 338: KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN phải nộp

+ Bộ phận sản xuất:

Nợ TK 622: Lương đóng bảo hiểm x 23,5%

Nợ TK 627: Lương đóng bảo hiểm x 23,5%

Nợ TK 334: Lương đóng bảo hiểm x 10,5%

                        Có TK 338: KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN phải nộp

– Thanh toán lương cho CBNV

Nợ TK 334: Lương phải trả trừ đi các khoản giảm trừ

                        Có TK 111, 112

  1. Trích khấu hao TSCĐ

Nợ TK 642: Bộ phận QLDN

N ợ TK 627: Bộ ph ận sản xuất

                        Có TK 214: Hao mòn TSCĐ trong kỳ

  1. Phân bổ chi phí trả trước

Nợ TK 642: Bộ phận QLDN

N ợ TK 627: Bộ phận sản xuất

                        Có TK 242: Phân bổ chi phí trả trước trong kỳ

  1. Khấu trừ thuế GTGT

Nợ TK 3331: Phần giá trị nhỏ hơn

            Có TK 133:

  1. Các bút toán hạch toán vào cuối năm tài chính

Kết chuyển doanh thu

Nợ TK 511

Nợ TK 515

Nợ TK 711

Có TK 911

 

Kết chuyển chi phí

Nợ TK 911

Có TK 632

Có TK 635

Có TK 641

Có TK 642

Có TK 811

ð Lợi nhuận trước thuế (LNTT) =∑ Doanh thu – ∑ Chi phí

                                                = ∑ Có 911 – ∑ Nợ 911

* LNTT > 0 ð Doanh nghiệp kinh doanh có lãi

Thuế TNDN = LNTT * thuế suất thuế TNDN

– Xác định thuế TNDN phải nộp:

Nợ TK 821:

            Có TK 3334

– Kết chuyển chi phí thuế TNDN xác định kết quả kinh doanh

Nợ TK 911

            Có TK 821

Lợi nhuận sau thuế (LNST) = LNTT – thuế TNDN

– Hạch toán lãi trong kỳ:

Nợ TK 911

            Có TK 421

* LNTT < 0 ð Doanh nghiệp kinh doanh lỗ

Hạch toán  lỗ trong kỳ

Nợ TK 421

            Có TK 911

CHƯƠNG 6: DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

Về cơ bản mô hình doanh nghiệp xây lắp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh giống mô hình Doanh nghiệp sản xuất.

Một số điểm khác giữa doanh nghiệp xây lắp với doanh nghiệp sản xuất như sau:

1, Tài khoản chi phí:

Doanh nghiệp xây lắp sử dụng thêm tài khoản 632 “Chi phí máy thi công” (Dùng để hạch toán trong các trường hợp chi phí khấu hao máy, chi phí nhiên liệu chạy máy, nhân công lái máy)

Hạch tooán: Nợ TK 623

                                    Có TK 214, 242, 152, 334…

2, Hạch toán lương và hạch toán các khoản trích bảo hiểm

Hạch toán lương:

Nợ TK 622, 623, 627

            Có TK 334

Hạch toán bảo hiểm:

Nợ TK 622, 623, 627

Nợ TK 334

            Có TK 338

3, Tạm ứng công trình chưa nghiệm thu

Nợ TK 111, 112, 131

            Có TK 3387

            Có TK 3331

4, Hoàn thành công trình bàn giao đã nghiệm thu

+ Tập hợp chi phí:

Nợ TK 154

            Có TK 621, 622, 623, 627

+ Nợ TK 632

            Có  TK 154

+ Nợ TK 3387

            Có TK 511

+ Nợ TK 111, 112, 131

            Có TK 511

            Có TK 3331

Sơ đồ hạch toán quá trình xây lắp (Phương pháp kê khai thường xuyên)

TK 152

TK 621

TK 154

TK 632

 

 

 
 SDĐK

 

 

 

 
Nghiệm thu

 

 

 

 

 

 

TK 334, 338

TK 622

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TK 214

TK 623,627

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TK 111, 112, 331

 

 

 

 

 

 

 

 SDCK

 

 

 

CÁC BÚT TOÁN CUỐI KỲ DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

  1. Các bút toán cuối kỳ hạch toán vào cuối tháng
  2. Tính lương, trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, thanh toán lương trong kỳ:

– Hạch toán tiền lương trả CBCNV (Căn cứ vào bảng tính lương)

Nợ TK 642: Lương thực tế theo ngày công + phụ cấp

Nợ TK 622: Bộ phận thi công

N ợ TK 623: Bộ phận lái máy

Nợ TK 627: Quản lý dự án

                        Có TK 334: Tổng lương phải trả

– Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN trong kỳ

+ Bộ phận quản lý doanh nghiệp:

Nợ TK 642: Lương đóng bảo hiểm x 23,5%

Nợ TK 334: Lương đóng bảo hiểm x 10,5%

                        Có TK 338: KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN phải nộp

+ Bộ phận dự án, thi công, lái máy

Nợ TK 622: Bộ phận thi công (Lương đóng bảo hiểm x 23,5%)

N ợ TK 623: Bộ phận lái máy (Lương đóng bảo hiểm x 23,5%)

Nợ TK 627: Quản lý dự án (Lương đóng bảo hiểm x 23,5%)

Nợ TK 334: Lương đóng bảo hiểm x 10,5%

                        Có TK 338: KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN phải nộp

– Thanh toán lương cho CBNV

Nợ TK 334: Lương phải trả trừ đi các khoản giảm trừ

                        Có TK 111, 112

  1. Trích khấu hao TSCĐ

Nợ TK 642: Bộ phận QLDN

Nợ TK 623: Khấu hao máy thi công

Nợ TK 627: Khấu hao máy móc, thiết bị sản xuất… thuộc đội xây dựng

                        Có TK 214: Hao mòn TSCĐ trong kỳ

  1. Phân bổ chi phí trả trước

Nợ TK 642: Bộ phận QLDN

N ợ TK 627: Bộ phận xây lắp

                        Có TK 242: Phân bổ chi phí trả trước trong kỳ

  1. Khấu trừ thuế GTGT

Nợ TK 3331: Phần giá trị nhỏ hơn

            Có TK 133:

Kết chuyển doanh thu

Nợ TK 511

Nợ TK 515

Nợ TK 711

Có TK 911

 

Kết chuyển chi phí

Nợ TK 911

Có TK 632

Có TK 635

Có TK 641

Có TK 642

Có TK 811

ð Lợi nhuận trước thuế (LNTT) =∑ Doanh thu – ∑ Chi phí

                                                = ∑ Có 911 – ∑ Nợ 911

* LNTT > 0 ð Doanh nghiệp kinh doanh có lãi

Thuế TNDN = LNTT * thuế suất thuế TNDN

– Xác định thuế TNDN phải nộp:

Nợ TK 821:

            Có TK 3334

– Kết chuyển chi phí thuế TNDN xác định kết quả kinh doanh

Nợ TK 911

            Có TK 821

Lợi nhuận sau thuế (LNST) = LNTT – thuế TNDN

– Hạch toán lãi trong kỳ:

Nợ TK 911

            Có TK 421

* LNTT < 0 ð Doanh nghiệp kinh doanh lỗ

Hạch toán  lỗ trong kỳ

Nợ TK 421

            Có TK 911

CHƯƠNG 7: HỆ THỐNG BÁO CÁO

  1. BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN: (Bảng cân đối số phát sinh)

Là bảng đối chiếu toàn bộ số dư đầu kỳ phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ của tất cả các tài khoản kế toán sử dụng trong kỳ hạch toán (Trừ các TK ghi đơn)

Nguyên tắc lập:

v Tất cả các TK trong kỳ hạch toán vào cột TK theo trình tự nhất định (Từ loại 1 đến loại 9) tránh kê trùng, bỏ sót.

v Căn cứ vào số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ của các TK để kế toán ghi vào các dòng, các cột phù hợp.

v Tổng số dư Nợ, dư có đầu kỳ trên bảng cân đối số phát sinh bằng nhau và bằng tổng số dư Nợ, dư Có đầu kỳ trên các TK.

v Số phát sinh Nợ, phát sinh Có trong kỳ trên bảng cân đối số phát sinh bằng  tổng cộng phát sinh Nợ, phát sinh Có trên các TK

 v Tổng số dư Nợ, dư Có cuối kỳ trên bảng cân đối phát sinh bằng nhau và bằng tổng số dư Nợ, dư Có cuối kỳ trên các TK

 v Số dư cuối kỳ (Nợ) = Số dư đầu kỳ (Nợ) + Số phát sinh tăng (Nợ) – Số phát sinh giảm (Có)

 v Số dư cuối kỳ (Có) = Số dư đầu kỳ (Có) + Số phát sinh tăng (Có) – Số phát sinh giảm (Nợ)

Bảng cân đối số phát sinh là cơ sở để đối chiếu kiểm tra số liệu ghi chép trên các TK kế toán nhằm đảm bảo tính chính xác của số liệu trước khi lập báo cáo tài chính.

Qua bảng trên thấy được tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn một cách khái quát nhất.

Là cơ sở số liệu phục vụ cho thông tin và phân tích hoạt động kinh tế.

  1. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Phản ánh sự biến động về tài sản – nguồn vốn, đánh giá khái quát tình hình tài chính đơn vị. Bảng cân đối kế toán là một BCTC quan trọng trong hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Đơn vị báo cáo:………………….
Mẫu số B 01 – DN
Địa chỉ:………………………….
(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC

Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Tại ngày … tháng … năm …(1)

(Áp dụng cho doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục)

  Đơn vị tính:………….

Chỉ tiêu
 

số

Thuyết minh
Số cuối năm
Số đầu năm
(1)
 
(2)
(3)
(4)
(5)
               A. Tài sản ngắn hạn
 
100
 
 
 
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
 
110
 
 
 

1. Tiền
 
111
 
 
 

2. Các khoản tương đương tiền
 
112
 
 
 

II. Đầu tư tài chính ngắn hạn
 
120
 
 
 

1. Chứng khoán kinh doanh
 
121
 
 
 

2. Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh (*)
122
 
 
 

3. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
 
123
 
 
 

III. Các khoản phải thu ngắn hạn
 
130
 
 
 

1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng
 
131
 
 
 

2. Trả trước cho người bán ngắn hạn
 
132
 
 
 

3.  Phải thu nội bộ ngắn hạn
 
133
 
 
 

4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
134
 
 
 

5.  Phải thu về cho vay ngắn hạn
 
135
 
 
 

6. Phải thu ngắn hạn khác
 
136
 
 
 

7. Dự phòng các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi (*)
137
 
 
 

8. Tài sản thiếu chờ xử lý
 
139
 
 
 

IV. Hàng tồn kho
 
140
 
 
 

1. Hàng tồn kho
 
141
 
 
 

2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)
 
149
 
 
 

V. Tài sản ngắn hạn khác
 
150
 
 
 

1. Chi phi trả trước ngắn hạn
 
151
 
 
 

2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
 
152
 
 
 

3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước
153
 
 
 

4. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ
154
 
 
 

5. Tài sản ngắn hạn khác
 
155
 
 
 

               B. Tài sản dài hạn
 
200
 
 
 
I. Các khoản phải thu dài hạn
 
210
 
 
 

1. Phải thu dài hạn của khách hàng
 
211
 
 
 

2. Trả trước cho người bán dài hạn
 
212
 
 
 

3. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc
 
213
 
 
 

4. Phải thu nội bộ dài hạn
 
214
 
 
 

5. Phải thu về cho vay dài hạn
 
215
 
 
 

6. Phải thu dài hạn khác
 
216
 
 
 

7. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*)
 
219
 
 
 

II. Tài sản cố định
 
220
 
 
 

1. Tài sản cố định hữu hình
 
221
 
 
 

    – Nguyên giá
 
222
 
 
 

    – Giá trị hao mòn lũy kế (*)
 
223
 
 
 

2. Tài sản cố định thuê tài chính
 
224
 
 
 

    – Nguyên giá
 
225
 
 
 

    – Giá trị hao mòn lũy kế (*)
 
226
 
 
 

3. Tài sản cố định vô hình
 
227
 
 
 

    – Nguyên giá
 
228
 
 
 

    – Giá trị hao mòn lũy kế (*)
 
229
 
 
 

III. Bất động sản đầu tư
 
230
 
 
 

    – Nguyên giá
 
231
 
 
 

    – Giá trị hao mòn lũy kế (*)
 
232
 
 
 

IV. Tài sản dở dang dài hạn
 
240
 
 
 

1. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn
241
 
 
 

2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
 
242
 
 
 

V. Đầu tư tài chính dài hạn
 
250
 
 
 

1. Đầu tư vào công ty con
 
251
 
 
 

2. Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
 
252
 
 
 

3. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
 
253
 
 
 

4. Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn (*)
 
254
 
 
 

5. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
 
255
 
 
 

VI. Tài sản dài hạn khác
 
260
 
 
 

1. Chi phí trả trước dài hạn
 
261
 
 
 

2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
 
262
 
 
 

3. Thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn
 
263
 
 
 

4. Tài sản dài hạn khác
 
268
 
 
 

Tổng cộng tài sản (270 = 100 + 200)
 
270
 
 
 
C. Nợ Phải trả
 
300
 
 
 
I. Nợ ngắn hạn
 
310
 
 
 

1. Phải trả người bán ngắn hạn
 
311
 
 
 

2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn
 
312
 
 
 

3. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
 
313
 
 
 

4. Phải trả người lao động
 
314
 
 
 

5. Chi phí phải trả ngắn hạn
 
315
 
 
 

6. Phải trả nội bộ ngắn hạn
 
316
 
 
 

7. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
317
 
 
 

8. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn
 
318
 
 
 

9. Phải trả ngắn hạn khác
 
319
 
 
 

10. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn
 
320
 
 
 

11. Dự phòng phải trả ngắn hạn
 
321
 
 
 

12. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
 
322
 
 
 

13. Quỹ bình ổn giá
 
323
 
 
 

14. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ
324
 
 
 

II. Nợ dài hạn
 
330
 
 
 

1. Phải trả người bán dài hạn
 
331
 
 
 

2. Người mua trả tiền trước dài hạn
 
332
 
 
 

3. Chi phí phải trả dài hạn
 
333
 
 
 

4. Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh
 
334
 
 
 

5. Phải trả nội bộ dài hạn
 
335
 
 
 

6. Doanh thu chưa thực hiện dài hạn
 
336
 
 
 

7. Phải trả dài hạn khác
 
337
 
 
 

8. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn
 
338
 
 
 

9. Trái phiếu chuyển đổi
 
339
 
 
 

10. Cổ phiếu ưu đãi
 
340
 
 
 

11. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
 
341
 
 
 

12. Dự phòng phải trả dài hạn
 
342
 
 
 

13. Quỹ phát triển khoa học, công nghệ
 
343
 
 
 

D. Vốn chủ sở hữu
 
400
 
 
 
I. Vốn chủ sở hữu
 
410
 
 
 

1. Vốn góp của chủ sở hữu
 
411
 
 
 

    – Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết
 
411a
 
 
 

    – Cổ phiếu ưu đãi
 
411b
 
 
 

2. Thặng dư vốn cổ phần
 
412
 
 
 

3. Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu
 
413
 
 
 

4. Vốn khác của chủ sở hữu
 
414
 
 
 

5. Cổ phiếu quỹ (*)
 
415
 
 
 

6. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
 
416
 
 
 

7. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
 
417
 
 
 

8. Quỹ đầu tư phát triển
 
418
 
 
 

9. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp
 
419
 
 
 

10. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
 
420
 
 
 

11. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
 
421
 
 
 

    – LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước
421a
 
 
 

    – LNST chưa phân phối kỳ này
 
421b
 
 
 

12. Nguồn vốn đầu tư XDCB
 
422
 
 
 

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
 
430
 
 
 

1. Nguồn kinh phí
 
431
 
 
 

2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
 
432
 
 
 

Tổng cộng nguồn vốn (440 = 300 + 400)
440
 
 
 

                                                                                                      Lập, ngày … tháng … năm …

Người lập biểu
Kế toán trưởng
Giám đốc

(Ký, họ tên)

– Số chứng chỉ hành nghề;

– Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán

(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Ghi chú:

  1. Những chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày nhưng không được đánh lại “Mã số” chỉ tiêu.
  2. Số liệu trong các chỉ tiêu có dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
  3. Đối với doanh nghiệp có kỳ kế toán năm là năm dương lịch (X) thì “Số cuối năm“ có thể ghi là “31.12.X“; “Số đầu năm“ có thể ghi là “01.01.X“.

(4) Đối với người lập biểu là các đơn vị dịch vụ kế toán phải ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề,  tên và địa chỉ Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Người lập biểu là cá nhân ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề.

  1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm

Đơn vị báo cáo: ……………..
 
                                Mẫu số B 02 – DN
Địa chỉ:………………………
 
      (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC

Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

            Năm………

                                                                                                               Đơn vị tính:…………

Chỉ tiêu

số

Thuyết minh
Số năm nay
Số năm trước
(1)
(2)
(3)
(5)
(6)

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
 
 
 

2. Các khoản giảm trừ doanh thu
02
 
 
 

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10= 01-02)
10
 
 
 

4. Giá vốn hàng bán
11
 
 
 

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10 – 11)
20
 
 
 

6. Doanh thu hoạt động tài chính
21
 
 
 

7. Chi phí tài chính
22
 
 
 

  – Trong đó: Chi phí lãi vay
23
 
 
 

8. Chi phí bán hàng
25
 
 
 

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
26
 
 
 

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 = 20 + (21 – 22) – (25 + 26)}
30
 
 
 

11. Thu nhập khác
31
 
 
 

12. Chi phí khác
32
 
 
 

13. Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32)
40
 
 
 

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40)
50
 
 
 

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
51
 
 
 

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
52
 
 
 

17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50 – 51 – 52)
60
 
 
 

18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*)
70
 
 
 

19. Lãi suy giảm trên cổ phiếu (*)
71
 
 
 

 (*) Chỉ áp dụng tại công ty cổ phần                                                                  Lập, ngày … tháng … năm …

Người lập biểu
Kế toán trưởng
Giám đốc

(Ký, họ tên)

– Số chứng chỉ hành nghề;

– Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán

(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Đối với người lập biểu là các đơn vị dịch vụ kế toán phải ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề, tên và địa chỉ Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Người lập biểu là cá nhân ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề.