N1 – CÁC NHÓM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC – Nhóm phương pháp tác động vào ý thức cá nhân 1. Phương pháp nêu – StuDocu

VÍ DỤ MINH HỌA CÁC NHÓM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

I. Nhóm phương pháp tác động vào ý thức cá nhân
1. Phương pháp nêu gương
Giáo dục cho học sinh phẩm chất nhân ái cho học sinh
– Lựa chọn tấm gương sáng phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới là
rèn luyện 5 phẩm chất cần có yêu nước, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ, nhân
ái.
– Những tấm gương được lựa chọn để học sinh học tập
 Thời gian này, nước ta và trên toàn thế giới đang gặp phải một dịch bệnh
toàn cầu đó là COVID-19. Dịch bệnh xuất hiện làm cho nền kinh tế đi
xuống, rất nhiều người thất nghiệp, nghèo khổ không có gạo để ăn. Trước
những mảnh đời bất hạnh đó, đã có rất nhiều người với lòng tương thân
tương ái đã giúp đỡ bà con có một cuộc sống đỡ vất vả hơn, đặc biệt là anh
Hoàng Tuấn Anh – người đã sáng tạo ra chiếc máy ATM gạo vừa giúp cho
người dân có gạo để ăn vừa đảm bảo an toàn trước tình hình dịch bệnh căng
thẳng.
 Hình ảnh cậu bạn học trò Ngô Minh Hiếu – học sinh lớp 10 của một trường
THPT ở Thanh Hoá ngày ngày đưa bạn bị khuyết tật (Nguyễn Tất Minh) đến
trường. Ngay từ khi mới sinh, Hiếu đã bị khuyết tật ở đôi chân thế nhưng
không vì thế mà khát vọng đi học của em bị vụt tắt, thương em, bố mẹ phải
thay phiên hằng ngày đưa em đến trường. Năm học lớp ba, mẹ phải đi làm
xa không thể đưa Minh đi học nữa, thế là Hiếu sang nhà xin ý kiến bố mẹ
cõng Minh đi học hằng ngày. Đến năm lớp 10 dù trường học xa nhà nhưng
Hiếu vẫn kiên trì chở bạn trên chiếc xe đạp của mình đi đoạn đường 4km từ
nhà đến trường.

 Trong những phong trào như là kế hoạch nhỏ, nuôi heo đất khuyến học, nêu
cao tấm gương của các bạn đã có tinh thần hy sinh đóng góp để giúp đỡ các
bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn.

  • Tạo điều kiện cho học sinh liên hệ với thực tế, cho các em nêu lên những tấm
    gương khác (có thể là tấm gương trong lớp hoặc là các văn bản đã dược học
    hoặc đã được đọc trên báo…). Ví dụ như là mười năm cõng bạn đến trường, trực
    nhật phụ bạn khi bạn bị thương hoặc là đỡ bạn vào lớp khi chân bạn bị đau…
  • Tạo điều kiện cho học sinh phân tích đánh giá và rút ra kết luận bằng cách đưa
    ra tình huống giả định cho các em phân tích, đánh giá, tự đặt mình vào trường
    hợp đó hoặc là một tình huống giả định thực tế, hướng dẫn các em hành động
    một cách phù hợp.

2. Phương pháp kể chuyện
a. Kể cho học sinh nghe câu truyện Lọ Lem (Cinderella):

  • Cha Lọ Lem cưới một bà vợ kế cay nghiệt và độc ác có hai cô con gái tính nết
    giống hệt mẹ. Còn Lọ Lem thì vừa đẹp người lại đẹp nết, tính tình hiền lành, tốt
    bụng.
  • Lọ Lem được mọi người quý mến, bị mẹ kế bắt làm lụng vất vả suốt ngày, ngủ
    một mình trên gác xép chứa đồ đạc tối tăm, bụi bặm.
  • Một hôm, hoàng tử trẻ tuổi tổ chức một cuộc dạ hội ở kinh đô. Sau khi trang
    điểm và diện những bộ áo quần đẹp đẽ, hai cô con gái của mẹ kế bước lên xe đi
    dạ hội. Lọ Lem không được tham gia.
  • Sau đó cô chạy vào trong bếp ôm mặt khóc nức nở. Bà tiên hiện ra và cùng vs
    sư giúp đỡ của bà và bầy chuột Lọ Lem được đi dạ hội với cổ xe ngựa và quần
    áo đẹp đẽ. Bà tiên dặn Lọ Lem phải về trước 12h.
  • Lọ Lem mải vui chơi đến nỗi quên cả lời bà tiên căn dặn. Lúc biết đã muộn giờ,
    cô chạy vội về và làm rớt 1 chiếc giày thủy tinh.
  • Hoàng tử đem chiếc giày đi tìm Lọ Lem bằng cách thử giày. Mọi người đều
    không mang vừa, chỉ Lọ Lem là mang vừa.

đã được ghi lại ra để xem xét, đánh giá tính đúng sai, mức độ tác động, ảnh
hưởng của hành vi đó đối với cuộc sống và các mối quan hệ xung quanh. Rút
kinh nghiệm và điều chỉnh hành vi cho phù hợp khi lặp lại hành vi đó.

  • GV cũng cần giám sát để việc tạo thói quen được đi đúng hướng cũng như
    khích lệ học sinh tiến hành: Giáo viên có thể hỏi thăm về quá trình mà học sinh
    luyện tập thói quen tự đánh giá bản thân; để ý những thay đổi trong hành vi của
    học sinh để xem học sinh có thực hiện luyện tập hay không. Từ đó có thể khen
    ngợi, khích lệ để các em có động lực tiếp tục.
  • Việc luyện tập thói quen phải được tiến hành lâu dài, không nóng vội. Giáo viên
    cần theo sát học sinh để đảm bảo việc luyện tập lâu dài đạt hiệu quả

2. Phương pháp rèn luyện
Nhà trường sẽ định kỳ mỗi tuần tổ chức cho các em các hoạt động nhầm trau
dồi thêm cho các kỹ năng sống cơ bản. Ví dụ như tuần này nhà trường sẽ tổ chức cho
các em hoạt động là chạy trạm để hoàn thành các nhiệm vụ để các em rèn luyện thêm
về kỹ năng giao tiếp và ứng xử vớ các vấn đề trong trường học.
Các trạm lần lượt là: học sinh trong tình bạn, học sinh trong tình yêu, học sinh
trong học tập và học sinh trong cách ứng xử với các mối quan hệ trong nhà trường
Trạm 1: trong tình bạn : Cho các em xử lý các tình huống như:

  1. Nếu bạn học của em có khiếm khuyết trên cơ thể và bị các bạn khác chọc
    ghẹo em sẽ làm gì?
  2. Khi bạn bè rủ em trốn học để đi chơi game hoặc đi uống rượu em sẽ hành
    động như thế nào?
  3. Các em sẽ làm gì khi trong giờ kiểm tra nhưng em quên bài và bạn kế bên
    cho em chép phao chung?
     Sau đó cho các em xử lý tình huống, GV sẽ là người nhận xét và đánh giá cách
    xử lý tình huống của các em, kí giấy thông hành và cho các em qua trạm tiếp
    theo.

 Sau trạm 1, các em sẽ biết được trong tình bạn thì luôn cần sự thông cảm,
biết đoàn kết, yêu thương và luôn biết coi hoàn cảnh của người khác như
chính mình để giúp đỡ nhau, hỗ trợ nhau vượt qua những sự cố, hoàn cảnh
rắc rối đang diễn ra trong cuộc sống. Cần phải đứng vững trước những lôi
kéo của bạn bè, biết bảo vệ những giá trị và niềm tin của bản thân nếu phải
đương đầu với những ý nghĩ hoặc việc làm sai trái của bạn bè. Phải biết
dừng lại, dứt khoát không chấp nhận đối với những sai lầm của bạn, biết
bảo vệ quyết định của mình, đồng thời phân tích khuyên nhủ bạn bè hành
động đúng, tích cực phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Trạm 2: Trong tình yêu : Cho các em xử lý các tình huống như sau:

  1. Các em sẽ làm gì nếu người yêu các em kêu em nghỉ học để đi chơi?
  2. Nếu người yêu các em có hành vi không cho phép em tiếp xúc với bạn bè
    khác giới nào khác ngoài người yêu em thì em sẽ làm gì?
  3. Các em sẽ làm như thế nào nếu người yêu các em có các hành vi, biểu hiện
    tình cảm đi quá giới hạn cho phép?
     Sau đó cho các tự xử lý tình huống theo cách của của các em và GV sẽ nhận xét,
    đánh giá cách xử lý của các em, kí giấy thông hành và cho các em đến trạm thứ
  4.  Thông qua trạm 2, các em sẽ được biết về việc đối với học sinh phổ thông
    đây, thường là tình cảm đầu đời, đó là những rung động mãnh liệt của cảm
    tính, ít có sự tham gia của lý trí. Vì vậy cần phải giữ gìn tình yêu trong sáng,
    tình yêu phải trở thành động lực tiếp thêm sức mạnh trong việc học tập rèn
    luyện tu dưỡng để trở nên tốt hơn. Biết cách ngăn chặn, từ chối tình yêu ích
    kỷ, những biểu hiện khi yêu thì xa lánh bạn bè, trốn học đi chơi, bỏ bê việc
    học tập, không tham gia các hoạt động tập thể… đặc biệt kiên quyết chống
    lại việc đi quá xa, vượt quá giới hạn cho phép, kiểu sống thử… gây hậu quả
    xấu và những hệ lụy khôn lường trong cuộc sống.

 Sau khi hoàn thành trạm cuối cùng này các em sẽ biết rằng các em cần phải
thể hiện là người có đạo đức, có văn hóa, có lòng tin và ý thức trách nhiệm
với bản thân với tư thế của người học sinh. Khi có mâu thuẫn, va chạm, bất
đồng cần phải bình tĩnh, biết kiềm chế hành vi để giải quyết những xung
khắc bằng thương lượng, hòa giải tránh việc giải quyết bằng bạo lực. Giáo
viên sẽ đưa ra các nhận xét và đánh giá cho các cách xử lý của các em.
Cuối cùng sẽ là lúc chốt lại tất cả những gì các em học được sau 4 trạm về
cách giao tiếp và ứng xử của các em với các vấn đề trong nhà trường. Sẽ
trao giải cho em nào có cách giải quyết hay nhất hay em nào hoàn thành
phần chạy trạm nhanh nhất.

III. Nhóm phương pháp kích thích và điều chỉnh hành vi ứng xử của người
được giáo dục
Các hình thức trách phạt phải tùy vào trường hợp cụ thể:

  • Xem xét mức độ nghiêm trọng:
     Đối với những hành vi nghiêm trọng như hút thuốc, đánh nhau, nói tục chửi
    thề, không tôn,… Người giáo viên cần ngay lập tức can thiệp đồng thời nhắc
    nhở, phê bình các em. Nếu quá nghiêm trọng có thể xem xét đề xuất lên ban
    giám hiệu tạm đình chỉ học tập, buộc thôi học,…
     Đối với những lỗi như đi học trễ, quên làm bài tập, trốn tiết,… Người giáo
    viên cần xem xét và phê bình, mời phụ huynh,… tùy vào mức độ

  • Xem xét tính chất của hành vi:
     Khi học sinh quên làm bài tập, đi học trễ,… Giáo viên cần tìm hiểu xem nguyên
    nhân của hành vi đó là do đâu, vô tình hay cố tình, do các em ham chơi hay còn
    nguyên nhân sâu xa nào khác.
     Từ đó có thể đưa ra cách xử trí kịp thời đối với những em vì hoàn cảnh nên phải
    vi phạm như: nhà nghèo phải đi làm thêm, bạo hành gia đình,…

  • Khi trách phạt cần đảm bảo các yêu cầu:
     Trách phạt phải làm cho các em cảm thấy có lỗi và thực hiện chấp nhận hình
    thức và mức độ trách phạt. Chẳng hạn: phát hiện các em nhặt được của rơi
    nhưng không trả lại người đã mất, đầu tiên người giáo viên sẽ thể hiện sự
    không đồng tính, nói rằng hành vi đó là không đúng, làm cho các em hiểu là tự
    động trả lại cho người đã mất, có rất nhiều cách để tìm được chủ nhân của rơi.
    Và sau đó đến nhận lỗi với giáo viên, người đã mất. Hay các em đánh nhau với
    bạn, gây ra những thương tích trên mặt, ngoài trách phạt bằng cách ghi bảng
    kiểm điểm, thì với những thương tích, hành vi như vậy của các em không chỉ
    ảnh hưởng đến các em, mà còn nhà trường, gia đình của các em nữa. Từ giúp
    các em nhận ra trách phạt như vậy hoàn toàn là thích đáng.
     Khi trách phạt học sinh người thầy phải đảm bảo tính công bằng, khách quan và
    đúng mức, không vì chỗ thân tình mà giảm nhẹ sai phạm của các em, tiến hành
    trách phạt cho qua loa hay tăng hình phạt lên cho những học sinh mang định
    kiến trước đó. Vd: Không vì con cháu của hiệu trưởng thì có thể bỏ qua lỗi cho
    các em, khi các em ấy có hành vi cùng cách ứng xử không đúng, hoặc không
    phải thì chèn ép các em buộc các em phải nhận lỗi vì thực chất các em là người
    vô tội.
     Tôn trọng người được trách phạt, phải đảm bảo sự tôn trọng nhân cách của học
    sinh, không được xúc phạm, làm tổn hại đến thể xác, tinh thần, tâm hồn của các
    em. Tôn trọng nhân cách của học sinh tức là phải tin tưởng vào khả năng tự
    hoàn thiện nhân cách, tin vào sự cố gắng tiến bộ của các em; đánh giá đúng
    năng lực của học sinh; khuyến khích học sinh phát huy những ưu điểm; tôn
    trọng các mối quan hệ xã hội như bạn bè, người thân và hơn hết là phải tôn
    trọng phẩm giá của học sinh, không xúc phạm đến nhân cách, phẩm giá của học
    sinh.
     Khi trách phạt thấy các em có hành vi ăn năn hối lỗi thì giáo viên có thể hoãn
    lại hoặc bãi bỏ trách phạt các em. Ví dụ: trong lớp có một em luôn đi trễ, giáo
    viên đến tiết đầu tiết đều thấy em đi muộn thì trách phạt em ấy. Sau một thời