Muda là gì? tìm hiểu về các loại lãng phí trong sản xuất – Solution IAS
Muda là gì? tìm hiểu về các loại lãng phí trong sản xuất và các giải pháp để loại bỏ các lãng phí trong sản xuất cho các doanh nghiệp cần quan tâm hiện nay
Mục Lục
1. Muda là gì?
Muda là một thuật ngữ được bắt nguồn từ Nhật Bản có nghĩa là lãng phí, là một phần trong nguyên tắc 3Mus mà các nhà quản lý sản xuất dùng để loại bỏ để đảm bảo được hiệu quả tối ưu nhất. Một cách để mô tả một quá trình hoặc hoạt động lãng phí là “thứ gì đó không mang lại giá trị gì.
Khái niệm này được sử dụng phổ biến nhất trong hệ thống sản xuất của hãng Toyota, Toyota đã không ngừng tấn công vào muda bằng cách trao quyền cho người lao động để thực hiện hoạt động cải tiến, sau đó được tiêu chuẩn hóa và chia sẻ cho nhau.
Lãng phí trong sản xuất là khái niệm hay được đề cập đến những lỗ hổng trong quản lý chất thải. Chúng có thể chia thành 2 loại lãng phí như sau:
-
- Lãng phí cần thiết:Không làm tăng giá trị, nhưng cần thiết để hoàn thành công việc một cách chất lượng. Như các hoạt động đào tạo thiết yếu, lập kế hoạch, báo cáo,…
- Lãng phí không cần thiết:Không làm tăng giá trị và không cần thiết. Như những bước dư thừa, không mang lại giá trị trong quy trình nên được loại bỏ ngay lập tức.
2. 7 loại lãng phí trong sản xuất và các giải pháp khắc phục
7 loại lãng phí trong sản xuất theo định nghĩa của Muda như sau
Lãng phí thời gian chờ:
Giai đoạn chờ này hay bắt gặp tại các đơn vị sản xuất như một công nhân hay một thiết bị không thể tiến hành công việc của mình mà phải chờ một hoạt động khác kết thúc hay đợi nguyên vật liệu được chuyển đến. Hoặc là thời gian chờ đợi khi máy móc hư hỏng, tắc nghẽn,…
Giải pháp:
- Kiểm tra các nguyên nhân gây lãng phí như các công đoạn trước sản xuất, các máy bận rộn chưa xử lý kịp, các sản phẩm, vật tư thiếu cần phải chờ,…
- Bổ sung thêm công nhân phù hợp ở những giai đoạn thiếu người để kịp với các công đoạn.
Lãng phí do lỗi sai:
Là những sai sót trong sản phẩm và dịch vụ như nhập sai dữ liệu, thông tin, kiểm soát quá trình kém, chương trình sai sót, nhẫm lẫn,… Những lỗi sai này khiến bạn phải sản xuất lại, sửa chữa sản phẩm đến tốn chi phí nguyên liệu và nhân công, thời gian lẫn lòng tin của khách hàng.
Giải pháp:
- Kiểm tra lại các công đoạn từ nguyên liệu cho đến máy móc trước khi bắt đầu sản xuất.
- Các công đoạn phải được chuẩn bị tỉ mỉ, có kế hoạch để thực hiện không dư thừa, không sai xót,…
Lãng phí trong vận chuyển:
Khi một sản phẩm được vận chuyển trong quá trình sản xuất như vận chuyển nguyên vật liệu từ kho tới phân xưởng sản xuất giữa các công đoạn với nhau đều sẽ những nguy cơ như hỏng hóc, thất thoát, chậm trễ,… và khách hàng sẽ không phải là người trả chi phí cho những lần vận chuyển này.
Giải pháp: nắm rõ được nhu cầu về số lượng sản phẩm, thời điểm giao hàng để có kế hoạch trong sản xuất mà không bị dư thừa.
Lãng phí tồn kho:
Là những nguyên liệu dữ trữ, vật liệu, thành phẩm quá mức cần thiết. Lượng tồn kho quá mức gây ra tổn hại về chi phí bảo quản, chi phí kho bãi, chi phí vận chuyển. Đây cũng là phản ánh của việc sản phẩm chưa tạo ra doanh thu.
Giải pháp: cân bằng sản xuất, đồng bộ công suất giữa các công đoạn để giảm tồn kho, nắn lại dòng chảy sản xuất.
Lãng phí sản xuất thừa:
Vấn đề này xuất phát từ việc sản xuất quá số lượng cần thiết hoặc sản xuất quá sớm. Điều này gây nên các sản phẩm lỗi thời, sai chủng loại sản phẩm dẫn đến việc không bán được hoặc phải bán sản phẩm ở mức giá thấp. Hoặc là các vận động về tinh thần và thể chất của cá nhân không tạo ra giá trị hay những hoạt động mà khách hàng không yêu cầu, không cần thiết.
Giải pháp:
- Cân bằng lại dây chuyền sản xuất bởi trong công ty có bộ phận nhanh quá, chậm quá mức đều gây lãng phí.
- Thiết lập luồng làm việc hợp lí dựa trên lợi ích khác hàng. Đảm bảo tính hợp lí của các quy trình sản xuất sẵn có tại mỗi giai đoạn công việc, hoặc tạo ra các quy trình mới nếu cần thiết.
Lãng phí do xử lý thừa:
Là việc thực hiện nhiều công việc hơn ở mức yêu cầu hoặc cần thiếtt dưới hình thức chất lượng hay tính năng sản xuất.
Lãng phí do các cử động thừa:
Là một loại lãng phí với những hành động dư thừa không tăng giá trị nào cho sản phẩm. Ngoài ra việc không sử dụng hết trí óc, kĩ năng, đóng góp cũng là một loại lãng phí.
Giải pháp cho lãng phí xử lý thừa và cử động thừa:
- Tận dụng công nghệ để tối giản hóa các công tác quản trị doanh nghiệp như các hệ thống quản trị ERP cho các doanh nghiệp.
- Cân bằng lại dây chuyền sản xuất, hạn chế tốc độ của các bộ phận nhanh, chậm để tránh gây lãng phí.
- Thiết lập luồng làm việc hợp lý dựa trên lợi ích của khách hàng, đảm bảo tính hợp lý của các quy trình sản xuất có tại mỗi giai đoạn công việc, hoặc tạo ra các quy trình mới nếu cần thiết.
3. Lợi ích loại bỏ 7 lãng phí trong sản xuất
Việc nhận diện được 7 loại lãng phí trong sản xuất và loại bỏ chúng giúp cho doanh nghiệp đáp ứng tốt các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, cũng như dịch vụ của phía khách hàng. Tăng sự thỏa mãn của khách hàng cùng với các đối tác trong kinh doanh
Giảm thiểu lãng phí về vận chuyển, bố trí mặt bằng hợp lý đảm bảo thời gian sản xuất và giao hàng
Giảm thiểu lãng phí lỗi sai, cắt giảm được các chi phí sản xuất, hoạt động, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Nâng cao năng lực cạnh tranh, hình ảnh và tính chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.
Giảm thiểu các lãng phí trong quá trình sản xuất, đầu tư hiệu quả vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các nguyên vật liệu và nguồn nhân lực được sử dụng hợp lý.
Đưa ra được các cải tiến để doanh nghiệp khắc phục, đảm bảo các mục tiêu của sản xuất đúng lúc (just in time), đáp ứng đung yêu cầu và thời hạn.
Việc phát hiện và khắc phục kịp thời các loại lãng phí trong sản xuất giúp doanh nghiệp quản lí hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo dựng thương hiệu tốt sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với các dự án, chương trình phát triển doanh nghiệp.
Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu hơn về các loại lãng phí trong sản xuất để kịp thời phát hiện và khắc phục chúng.