Mục tiêu nghề nghiệp trong CV: Hướng dẫn & Ví dụ cho từng ngành nghề | CakeResume

Khi đánh giá hồ sơ xin việc của ứng viên qua các thông tin như: học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng thì một phần không thể thiếu đó là mục tiêu nghề nghiệp trong CV. Thông qua việc viết mục tiêu nghề nghiệp, bạn sẽ xác định được những mong muốn về công việc của bản thân trong tương lai, và dựa vào đó mà nhà tuyển dụng cũng đánh giá được sự phù hợp của bạn đối với đường hướng phát triển của công ty. 

Trên thực tế, bạn không thể trình bày hết những mong muốn của bản thân trong hồ sơ xin việc, vậy làm sao để trình bày kế hoạch phát triển sự nghiệp và bản thân trong CV một cách hiệu quả và gây thu hút nhà tuyển dụng?

Hãy cùng CakeResume tìm hiểu cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV qua bài viết dưới đấy nhé!

Hiểu một cách đơn giản, mục tiêu nghề nghiệp hay mục tiêu công việc là những thành tích, kết quả, kế hoạch, hoặc cấp bậc trong sự nghiệp mà bạn muốn chinh phục. Thông qua mục tiêu trong CV, nhà tuyển dụng sẽ phần nào nắm rõ hơn về bạn, hiểu được những định hướng trong công việc của bạn và từ đó đánh giá được sự phù hợp của bạn đối với định hướng hoạt động của doanh nghiệp. 

Vậy nhà tuyển dụng sẽ quan tâm và mong muốn nhìn thấy điều gì ở phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV của ứng viên? Việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên là một quá trình dài và tốn kém. Do đó, nhà tuyển dụng muốn biết mục tiêu bản thân của ứng viên qua CV để xem liệu mục tiêu của bạn có phù hợp với kế hoạch của công ty hay vị trí đó có thể đáp ứng sự phát triển nghề nghiệp như mong đợi của bạn hay không.

Tưởng chừng như đơn giản, nhưng vẫn còn một số bạn chưa nắm rõ được cách ghi mục tiêu nghề nghiệp sao cho mạch lạc và tinh tế. Dưới đây là 7 bước giúp bạn viết mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng trong CV:

Vì phần mục tiêu công việc trên CV không có quá nhiều chỗ, do đó bạn phải viết một cách ngắn gọn, súc tích (tầm 2-3 câu) nhưng đồng thời phải thể hiện đầy đủ ý và mang nét đặc trưng riêng của bản thân.

Sau khi xác định kế hoạch bản thân trong công việc, bạn nên kết hợp với thể mạnh bản thân bằng cách trình bày các ưu điểm gắn với công việc. Không nên kể dài dòng, lan man, sẽ khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy không đáng tin. Mà thay vào đó hãy làm nổi bật phần điểm mạnh bằng việc liệt kê chuyên môn hoặc kỹ năng mềm của bản thân.

Không một doanh nghiệp nào muốn thuê một nhân viên không có sự kiên định và luôn nhảy việc. Ngoài việc công ty sẽ tốn một nguồn phí và thời gian để đào tạo bạn thì việc bạn quyết định chuyển đổi công việc sẽ phần nào gây tổn hại đến tốc độ phát triển của công ty. Chính vì thế, hãy bày tỏ nguyện vọng muốn cống hiến và gắn bó lâu dài bằng việc trình bày rõ mục tiêu nghề nghiệp ngắn hoặc dài hạn trong CV nhé.

Tuyển dụng và đào tạo nhân sự là một quy trình tốn không ít thời gian và công sức. Do đó, một số nhà tuyển dụng thường sẽ chọn và ưu tiên những ứng viên có những kinh nghiệm trước đó. Vì vậy, hãy chọn ra từ một đến hai công việc hoặc kỹ năng có liên quan nhất, kèm theo đó là những nhiệm vụ mà bạn đã đảm nhiệm hoặc những thành tích cụ thể mà bạn đã gặt hái được. Việc nêu ra những yếu tố liên quan cụ thể từ bản miêu tả công việc sẽ giúp chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy bạn nắm rõ và biết được mình phải làm gì.

Tất nhiên bất kỳ công ty nào khi thuê một ứng viên cũng sẽ mong muốn họ sẽ tạo ra những giá trị tốt đẹp, cụ thể đó chính là đem lại doanh thu, lợi nhuận hoặc sự tăng trưởng cho công ty. Do đó, hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được tinh thần làm việc tích cực bằng những minh chứng và thành tựu mà bạn đạt được trong quá khứ. Ngoài ra, hãy tìm hiểu thêm về sứ mệnh và mục tiêu phát triển của công ty. Bởi đấy chính là cơ sở giúp bạn viết được những mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng.

“Không ai đánh thuế ước mơ” – thật vậy, bạn có thể trình bày những mong muốn và tham vọng của bản thân trong công việc nhưng những ý tưởng đó phải cụ thể và thực tế. Vì vậy, bạn phải xác định được năng lực và khả năng của bản thân nằm ở đâu để đưa ra được những mục tiêu nghề nghiệp phù hợp và có tính khả thi. 

Với hàng ngàn CV ứng tuyển, nếu phần mục tiêu làm việc trong CV của bạn viết quá chung chung, cách diễn đạt mơ hồ và dài dòng thì bạn sẽ trở nên nhạt nhoà trong mắt nhà tuyển dụng và vô tình đánh mất cơ hội của mình cho các ứng viên khác. Do đó, hãy xác định đúng mục tiêu nghề nghiệp là gì và trình bày một cách đơn giản, cẩn thận, đúng và đủ ý.

Mặc dù mục tiêu nghề nghiệp trong CV chỉ chiếm một phần nhỏ, nhưng nó lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Cho dù bạn có kinh nghiệm hay không thì việc viết mục tiêu nghiệp trong CV xin việc một cách chỉnh chu, rõ ràng sẽ nâng cao cơ hội để bước tiếp vào vòng phỏng vấn. Để làm được điều đó, CakeResume sẽ bật mí cho bạn một vài tips nhé!

Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn là những kế hoạch và dự định về công việc của bạn trong tương lai gần (thường là sẽ dưới 2 năm).

Cũng giống như mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn, mục tiêu nghề nghiệp dài hạn thường kéo dài 2-3 năm. Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn sẽ cho nhà tuyển dụng thấy được động cơ và mục đích bạn đầu quân vào công ty. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ đánh giá được bạn có phải là một người có tầm nhìn xa trông rộng hay không, có tư duy logic hay không và quan trọng hơn hết là có gắn bó lâu dài với công ty hay không.

Thường sinh viên mới ra trường sẽ có ít kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp, tuy nhiên bạn không nên viết rằng bản thân hoàn toàn là “một tờ giấy trắng”, mà thay vào đó hãy viết làm sao để thể hiện được thái độ ham học hỏi, yêu nghề và có tinh thần cầu tiến trong công việc. 

Khác với những ứng viên chưa có kinh nghiệm, những bạn đã có dày dặn kinh nghiệm đi xin việc thì hơn ai hết họ sẽ hiểu rõ tầm quan trọng của việc cách ghi mục tiêu nghề nghiệp trong CV và sẽ chiếm lợi thế hơn. 

Viết mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng Anh cũng sẽ tương tự như viết bằng tiếng Việt. Tuy nhiên khi sử dụng tiếng Anh để viết mục tiêu trong CV, nhà tuyển dụng sẽ phần nào đánh giá được trình độ ngoại ngữ cũng như lối tư duy của bạn về văn hoá làm việc trong môi trường nước ngoài. 

Tìm hiểu về lý thuyết vậy là đủ rồi, bây giờ chúng ta hãy thực hành cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV nào. Dưới đây là các mẫu CV mục tiêu nghề nghiệp cho từng ngành nghề: 

“Detail-oriented and meticulous Accountant with 2-year of experience. Looking for a financial advisor position where I can apply my extensive knowledge and problem-solving abilities of tax.”