Mục tiêu nghề nghiệp nhân sự trong CV: Hướng dẫn viết & lưu ý
Mục tiêu nghề nghiệp nhân sự trong CV luôn được nhà tuyển dụng chú ý đầu tiên. Vì nội dung này thường được đề cập ở phần đầu CV xin việc. Do đó, bạn nên trau chuốt để nội dung này trở nên ấn tượng nhất có thể. Trong bài viết dưới đây, bạn sẽ được tìm hiểu về một số mẫu mục tiêu nghề nghiệp thường được sử dụng trong các CV xin việc nghề nhân sự. Hãy đọc ngay để tìm hiểu chi tiết nhé!
1. Khái quát chung về nghề nhân sự (HR)
Trước khi đi tham khảo những mục tiêu nghề nghiệp ngành nhân sự, mọi người nên tìm hiểu về tầm quan trọng và cách xác định mục tiêu của nghề. Nội dung bên dưới sẽ trình bày chi tiết về vấn đề này.
1.1 Tầm quan trọng
Mục tiêu nghề nghiệp nghề nhân sự là mục tiêu của ứng viên đặt ra khi xin việc nhân sự. Ứng viên cần chủ động trình bày nội dung này trong CV xin việc. Trong một số trường hợp, bạn có thể bày tỏ với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn.
-
Bạn sẽ đặt ra đích đến cụ thể để hướng tới. Nhờ đó, chúng ta có động lực để làm việc, rèn luyện và cống hiến.
-
Biết cần làm gì để đạt được thành tích trong khoảng thời gian nhất định, có sự chuẩn bị cho các mục tiêu và xây dựng lộ trình phát triển hợp lý.
-
Tạo điều kiện để bạn có nhiều lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực tuyển dụng, nhân sự.
-
Nhận ra tầm quan trọng của những mối quan hệ để cố gắng xây dựng cho tương lai.
-
Dễ dàng viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV và khi trả lời phỏng vấn.
1.2 Cách xác định mục tiêu
Để thiết lập mục tiêu nghề nghiệp nhân sự, bạn có thể sử dụng nguyên tắc SMART. Nguyên tắc này không chỉ được áp dụng trong việc xác định mục tiêu nghề nghiệp. SMART là viết tắt chữ cái đầu của 5 từ tiếng Anh là Specific, Measurable, Achievable, Relevant và Time-bound. Cụ thể, mỗi nhân tố trong nguyên tắc SMART đều đóng vai trò trong quá trình xác định mục tiêu như sau:
-
Specific (Cụ thể)
Yếu tố này yêu cầu mục tiêu của bạn phải càng cụ thể càng tốt. Ứng viên không thể theo đuổi một điều mơ hồ với mong muốn mình không bị “mông lung”.
-
Measurable (Có thể đo lường)
Mục tiêu nghề nghiệp trong ngành nhân sự là điều mà bạn muốn đạt được trong tương lai. Khi đặt ra mục tiêu, bạn nên đưa ra các con số cụ thể để dễ dàng tưởng tượng và đánh giá kết cả.
-
Achievable (Có thể đạt được)
Mục tiêu bạn nên phù hợp với khả năng của bản thân. Khi ứng viên đạt ra mục tiêu nghề nghiệp quá xa vời, bạn sẽ nhanh bỏ cuộc. Tuy nhiên, việc đưa ra các mục tiêu quá nhỏ sẽ khiến mọi người thiếu động lực phấn đấu.
-
Relevant (Có liên quan)
Mục tiêu nghề nghiệp phải liên quan đến bản thân bạn. Hãy xem xét mong muốn và điều kiện của bản thân để đặt mục tiêu phù hợp.
-
Time-bound (Giới hạn thời gian)
Khi thiết lập mục tiêu nghề nghiệp, ứng viên nên gán cho một mốc thời gian cụ thể. Giới hạn này có thể là 1 năm, 3 – 5 năm hoặc thậm chí là 10 năm.
2. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự chuẩn
Qua phần vừa rồi, bạn đã hiểu được tầm quan trọng của mục tiêu nghề nghiệp khi đi xin việc. Vậy, bạn sẽ làm gì để viết mục tiêu nghề nghiệp trong ngành nhân sự đúng chuẩn? Để xác định được nội dung này, bạn có thể áp dụng quy trình sau:
-
Có nhận thức đầy đủ về năng lực, trình độ và kinh nghiệm của bản thân.
-
Trung thực với chính mình và tự đặt ra cho mình những cột mốc muốn đạt được.
-
Tìm hiểu các yêu cầu của nhà tuyển dụng cho các vị trí mà bạn quan tâm.
-
Chia theo mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để dễ xây dựng kế hoạch chi tiết. Trước mắt, bạn cần tập trung vào mục tiêu ngắn hạn.
-
Từng bước nâng cao trình độ và tích lũy kinh nghiệm liên quan đến chuyên ngành.
-
Kiên định với mọi mục tiêu đã đề ra.
>>>> KHÁM PHÁ NGAY: Cách viết cv xin việc part time cho sinh viên nhanh chóng
3. Mẫu mục tiêu nhân sự dựa vào vị trí
Khi đã có những kiến thức tổng quát về xác định mục tiêu, bạn nên tham khảo các mẫu gợi ý. Việc tìm hiểu mẫu mục tiêu nhân sự sẽ giúp bạn biết cách diễn đạt nội dung một cách logic. Bên cạnh đó, ứng viên cũng tìm được những ý tưởng thú vị để thu hút công ty tuyển dụng. Dưới đây là một số gợi ý mục tiêu nhân sự dựa vào vị trí:
3.1 Thực tập sinh nhân sự
Khi vừa tốt nghiệp hoặc mới vào nhành, mọi người nên làm quen với công việc nhân sự bằng vị trí thực tập sinh. Dù bạn sở hữu ít kinh nghiệm thì cũng không nên viết mục tiêu một cách hời hợt. Bởi lẽ, đây là một phần quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá những ứng viên mới vào nghề. Khi viết mục tiêu, ứng viên nên cụ thể hóa bằng các chặng đường cụ thể. Dưới đây là mẫu gợi ý dành cho bạn:
3.2 Nhân viên nhân sự
Mọi công việc đều nên đặt ra mục tiêu khi thực hiện. Đối với CV xin việc nhân viên nhân sự, ứng viên cũng phải đề cập đến nội dung này. Bên cạnh kinh nghiệm và kỹ năng, đây là một cơ sở quan trọng để nhà tuyển dụng nhìn nhận con người của ứng viên. Bạn không nên viết những mục tiêu nghề nghiệp nhân sự trong CV một cách mơ hồ hoặc quá dễ thực hiện. Mọi người có thể tìm hiểu mẫu bên dưới:
3.3 Quản lý nhân sự
Đến với cấp quản lý, bạn cần phải thay đổi mục tiêu nghề nghiệp so với các vị trí thấp hơn. Bởi lẽ, đây là một công việc đòi hỏi tầm nhìn và khả năng lãnh đạo. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm viết mục tiêu tại vị trí này, hãy xem qua mẫu tham khảo ngay sau đây:
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Cách viết email ứng tuyển “hợp gu” các nhà tuyển dụng
3.4 Trưởng phòng nhân sự
Là một trưởng phòng nhân sự, bạn phải biết cách đề ra những mục tiêu chung cho bộ phận của mình. Đó chính là điểm khác biệt với nhiều công việc nhân sự đơn thuần khác. Khi công ty tìm kiếm một trưởng phòng, họ sẽ đặt ra những yêu cầu rất cao khi đọc CV của ứng viên. Chính vì thế, bạn nên dành nhiều thời gian để tìm hiểu và viết về mục tiêu của mình. Mọi người có thể xem gợi ý ngay bên dưới:
3.5 Giám đốc nhân sự
Đây là một trong những vị trí quan trọng nhất tại doanh nghiệp. Nhân sự chính là động lực cốt lõi để đưa một tổ chức đạt đến thành công. Thông thường, công ty sẽ chọn những người có nhiều năm kinh nghiệm để đảm nhiệm công việc giám đốc. Nếu bạn đang có mong muốn ứng tuyển cho vai trò này, hãy tham khảo mẫu mục tiêu như sau:
4. Các mẫu mục tiêu nghề nhân sự theo kinh nghiệm
Bên cạnh việc viết mục tiêu theo từng vị trí, ứng viên cũng có thể tham khảo các mẫu tham khảo được chia theo kinh nghiệm. Nếu bạn là một người chưa có nhiều kinh nghiệm thì hãy trình bày mục tiêu cá nhân bằng cách làm này. Viết mục tiêu theo kinh nghiệm được chia thành 3 phần là người chưa có, ít hoặc nhiều kinh nghiệm.
4.1 Người chưa có kinh nghiệm
Bạn là một sinh viên mới ra trường, hoặc chưa có kinh nghiệm trong nghề nhân sự thì sẽ viết mục tiêu như thế nào? Trong trường hợp này, mọi người không được chọn bừa mục tiêu nghề nghiệp nhân sự một cách tùy tiện. Ứng viên có thể viết những thế mạnh của bản thân đã tích lũy trong thời gian qua. Ngoài ra, bạn cũng bổ sung các mục tiêu phù hợp với yêu cầu của công ty.
>>>> ĐỌC THÊM: Cách viết email xin việc bằng tiếng anh chinh phục doanh nghiệp
4.2 Người ít kinh nghiệm
Khác với chưa có kinh nghiệm, bạn đã có thể tự tin viết phần mục tiêu nghề nghiệp của mình. Nếu bạn đã có một số kinh nghiệm, mục tiêu của bạn cũng phải được viết chỉn chu hơn. Bởi lẽ nhà tuyển dụng cũng sẽ đưa ra nhiều đòi hỏi hơn. Bạn hãy lựa chọn một đến hai mục tiêu vừa tầm với bản thân để thể hiện được sự cầu tiền và phù hợp với công việc nhân sự.
4.3 Người nhiều kinh nghiệm
Khi đã có nhiều kinh nghiệm, ứng viên thường nộp CV cho những vị trí chuyển viên, quản lý hoặc lãnh đạo. Chính vì thế, công ty cũng đưa ra những yêu cầu khắt khe khi đọc nội dung CV. Ứng viên nên trau chuốt cho từng câu từ trong phần mục tiêu nghề nghiệp. Đặc biệt, bạn phải thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được sự tương thích giữa mình với công ty đó.
5. Những mẫu mục tiêu nhân sự theo thời hạn
Trong từng trường hợp, bạn cần đề cập đến mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn trong CV. Thông thường, ứng viên sẽ đề cập đồng thời cả hai loại nội dung này. Nếu mọi người đang chưa biết sẽ viết gì vào mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên nhân sự, hãy tham khảo các mẫu gợi ý bên dưới:
5.1 Mẫu mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn
Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn sẽ nhắc đến những cột mốc mà ứng viên sẽ đạt được trong thời gian ngắn. Cách viết này sẽ phù hợp với những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong ngành này. Trong nội dung bên dưới, bạn sẽ được tham khảo 3 mẫu mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn đơn giản nhưng sẽ gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng. Cụ thể như sau:
5.2 Mẫu mục tiêu nghề nghiệp dài hạn
Mục tiêu dài hạn sẽ được sử dụng trong mọi CV xin việc ở vị trí cao. Bởi lẽ, ứng viên phải thể hiện cho công ty biết tầm nhìn dài hạn của bạn. Từ đó, ứng viên cũng thể hiện được năng lực quản lý và định vị bản thân trong tương lai. Việc xác định mục tiêu dài hạn là điều không dễ dàng. Vì vậy, bạn có thể tham khảo một số gợi ý bên dưới:
6. Một số mẫu mục tiêu bằng Tiếng Anh
Với các công ty nước ngoài, ứng viên nên nộp kèm một CV phiên bản tiếng Anh. Đây chính là cách để mọi người chứng tỏ khả năng ngoại ngữ của mình. Do đó, việc viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự bằng tiếng Anh cũng nên được chuẩn bị sẵn. Sau đây, các bạn sẽ được tìm hiểu về 3 mẫu mục tiêu tham khảo.
6.1 Mẫu mục tiêu đơn giản
Các công ty nước ngoài thường thích sự đơn giản, không hoa mỹ khi diễn đạt. Do đó, bạn cũng nên viết các mục tiêu cá nhân theo cách ngắn gọn, súc tích. Điều này không có nghĩa là ứng viên được phép viết nội dung một cách hời hợt. Nếu bạn vẫn còn phân vân, hãy tham khảo hình ảnh dưới đây:
6.2 Mẫu mục tiêu chuyên nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp nhân sự bằng tiếng Anh cũng phải thể hiện được sự chuyên nghiệp của bạn. Môi trường làm việc quốc tế sẽ có sự đòi hỏi khá cao đối với cách viết CV của bạn. Điều này yêu cầu ứng viên phải sử dụng những câu từ thật chuyên nghiệp và chỉn chu. Hãy xem ngay gợi ý bên dưới để có thêm ý tưởng trình bày:
6.3 Mẫu mục tiêu ấn tượng
Nếu bạn là một ứng viên có cá tính và muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng thì hãy lựa chọn những mục tiêu thật độc đáo. Điều này không có nghĩa rằng bạn được phép đặt ra những cột mốc mơ hồ, thiếu cơ sở. Ứng viên phải thật tỉnh táo để không bị mất điểm khi cố gây ấn tượng. Bạn nên tham khảo mẫu mục tiêu tiếng Anh sau đây:
7. Lưu ý khi viết mục tiêu trong CV quan trọng
Trong CV, bạn sẽ không có nhiều khoảng trống để trình bày mục tiêu, nguyện vọng của bản thân. Do đó, hãy tận dụng phần mục tiêu nghề nghiệp để thể hiện điều đó. Tuy nhiên, ứng viên không nên viết những nguyện vọng không liên quan hoặc mắc những lỗi không đáng có. Chính vì thế, bạn cần lưu ý đến một số điều quan trọng như sau:
-
Trình bày mục tiêu ngắn gọn, súc tích: Không gian của mỗi phần trong CV không có quá nhiều. Do đó, bạn phải viết một cách ngắn gọn với đầy đủ ý.
-
Gắn liền với yêu cầu công việc: Khi đánh giá một ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ căn cứ vào những tố chất, kỹ năng của bạn. Họ muốn tìm kiến những người phù hợp với môi trường làm việc của công ty. Chính vì vậy, ứng viên phải thể được sự tương thích với vị trí đó.
-
Thu hút sự chú ý: Đầu tiên, bạn phải biết nhà tuyển dụng đang muốn gì. Hãy chọn một số công việc có liên quan nhất, kèm theo đó là nhiệm vụ bạn đã đảm nhiệm. Việc xác định kinh nghiệm và nhiệm vụ sẽ chứng tỏ bạn biết rõ mình đang làm gì.
-
Thể hiện cá tính, phẩm chất: Nếu bạn viết mục tiêu nghề nghiệp không cụ thể và thiếu sự riêng biệt thì chắc chắn sẽ trở lên nhạt nhòa giữa hàng trăm ứng viên. Do đó, bạn phải bộc lộ được con người bạn với những định hướng riêng.
-
Nội dung phù hợp với từng công việc: Mục tiêu phải thực tế và phù hợp với khả năng. Ngoài ra, mỗi nhà tuyển dụng sẽ có các yêu cầu riêng nên ứng viên phải thay đổi sao cho phù hợp.
8. Cách trả lời mục tiêu khi phỏng vấn
Khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể sẽ hỏi về mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên nhân sự. Đây chính là cách để nhà tuyển dụng đánh giá về sự nhất quán giữa CV và câu trả lời của bạn. Do đó, bạn cũng nên chuẩn bị cho nội dung trả lời này. Dưới đây là một số lưu ý khi trả lời phỏng vấn:
-
Thống nhất với những thông tin bạn đã viết trong CV.
-
Giải thích chi tiết về quy trình bạn đã chuẩn bị và nỗ lực để đạt được các mục tiêu đó. Ví dụ, ứng viên có thể nhắc đến việc học ngoại ngữ, học tin học hoặc thi lấy chứng chỉ chuyên ngành nhân sự,…
-
Nhắc đến một chút về tính cách và sở thích của bản thân. Từ đó, bạn hãy khéo léo chứng minh sự phù hợp với nghề nhân sự. Một số tính cách của một người làm nhân sự là giỏi giao tiếp, nhiệt tình, tinh tế,…
-
Nhấn mạnh vào khả năng hoàn thành mục tiêu và sự gắn bó lâu dài với công ty.
-
Kiểm soát tốt về mặt thời gian, phần trả lời chỉ nên kéo dài từ 1 đến 2 phút.
Nội dung bài viết ngày hôm nay đã đề cập đến cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự trong CV xin việc ngành này. Bên cạnh đó, ứng viên còn có cơ hội tìm hiểu về những mẫu mục tiêu phù hợp với vị trí công việc. Khi chuẩn bị nội dung cho phần mục tiêu nghề nghiệp, bạn nên cân nhắc vào khả năng của bản thân để tránh tình trạng xa vời thực tế. Hãy truy cập website của Jobdo để có thêm những mẹo hữu ích khi viết CV nhé!
>>>> TIN LIÊN QUAN: