Mục tiêu của giáo dục thẩm mỹ là gì? – MyHocDaiCuong.com
Từ khi người ta ý thức được vai trò và tác dụng của nghệ thuật đối với đời sống con người, thì cũng đồng thời hình thành khái niệm giáo dục thẩm mỹ.
Cũng như mọi hoạt động thông tin truyền bá và giáo dục khác, giáo dục thẩm mỹ cũng được tiến hành bằng nhiều hình thức, vừa tự phát vừa có tổ chức ở mọi địa bàn và đối tượng khác nhau, vừa có thể do Nhà nước hay các tổ chức xã hội đảm trách, vừa do mỗi gia đình tự làm lấy.
Con người được hưởng thụ cái đẹp ngay từ khi còn nằm trong lòng mẹ, và đến khi vĩnh biệt cuộc đời, con người được đưa tiễn bằng những khúc nhạc tang. Trong suốt cả cuộc đời, mỗi người ít nhiều đều được hưởng thụ một nền văn hóa thẩm mỹ bên cạnh hai nền văn hóa trí tuệ và văn hóa đạo đức.
Ba nền văn hóa ấy được vun đắp từ ba nguồn chất liệu, mà các thế hệ tích lũy qua hàng ngàn năm. Đó là những giá trị CHÂN, THIỆN, MỸ. Nhân cách con người được hình thành và phát triển bằng cả ba loại giá trị văn hóa đó.
Như một thứ quy luật: nơi nào giáo dục bị mất cân đối, nhân cách con người bị méo mó, thì khi đó phải truy xét về sự thiếu hụt của một trong ba nguồn giá trị kia. Vậy giáo dục thẩm mỹ không phải là một việc làm thêm, một ngành ăn theo.
Mà là một tất yếu của sự phát triển xã hội, là một trong ba chân kiềng của hệ thống giáo dục xã hội. Bao giờ người ta cũng phải trả giá đắt, khi không ý thức được tính quy luật đó.
Những việc con người sống, ăn mặc, ở, đi lại, lao động và giải trí trong môi trường thẩm mỹ, được hưởng thụ một nền văn hóa thẩm mỹ về vật chất cũng như tinh thần, từ nhà cửa, đồ dùng, y phục, xe cộ đến bài ca, điệu múa bộ phim,…
Một cách ngẫu nhiên và thụ động, khác với vấn đề đang được đề cập ở đây tức là giáo dục thẩm mỹ với tư cách là một hệ thống lý thuyết về giáo dục cái đẹp và nghệ thuật, một loại hình hoạt động có tổ chức, có quy trình nhất định.
Hình thức giáo dục ngẫu nhiên, tự phát đã có từ xưa, những hình thức giáo dục đạt đến trình độ lý luận và tổ chức có hệ thống thì xuất hiện trễ hơn. Để xây dựng hệ thống lý thuyết về giáo dục thẩm mỹ, cần phải giải quyết trước hết những vấn đề về quan niệm. Sau đó là những vấn đề nội dung và phương pháp.
Quan niệm về vai trò, vị trí, về tính tất yếu của giáo dục thẩm mỹ, và đặc biệt quan trọng là vấn đề mục tiêu của giáo dục thẩm mỹ. Nội dung, bao gồm những vấn đề kiến thức cơ bản về cái đẹp trong thiên nhiên, trong xã hội, trong con người, trong nghệ thuật,… những kiến thức mỹ học nhằm hình thành phương diện lý tính trong phẩm chất thẩm mỹ của con người.
Về phương pháp, đó là những con đường để đưa toàn bộ những gì thuộc về cái đẹp và nghệ thuật đến với từng loại đối tượng khác nhau, để đồng hóa kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo nhằm đạt được mục tiêu của giáo dục thẩm mỹ.
Trước hết cần xác định giáo dục thẩm mỹ là một trong ba loại hình giáo dục cơ bản, của bất kỳ thời đại nào và xã hội nào, đó là giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức và giáo dục thẩm mỹ. Đó là ba phương thức truyền thụ và bồi dưỡng ba loại giá trị cơ bản.
Vậy giáo dục thẩm mỹ không phải là một ngành trong cơ chế nhà nước, như ngành văn hóa, ngành giáo dục, ngành du lịch, ngành bất động sản, … Cũng không phải là một bộ môn giảng dạy tri thức và kỹ thuật như âm nhạc, hội họa, …
Nếu là lý thuyết đơn thuần, nó là một môn hay phân môn của giáo dục học, hay một phần trong lý thuyết mỹ học. Vì vậy, mục tiêu của giáo dục thẩm mỹ được đặt ra ở bất cứ nơi nào có tiến hành loại hình hoạt động giáo dục này: nhà trường, gia đình, các tổ chức và đoàn thể xã hội.
Ngay cả các ngành văn hóa, văn nghệ, các trường nghệ thuật như âm nhạc, mỹ thuật, sân khấu điện ảnh, … cũng phải đặt ra mục tiêu này, vì có kiến thức và kỹ năng về hoạt động nghệ thuật chưa phải là mục tiêu cuối cùng của giáo dục thẩm mỹ.
Cũng như trường hợp một người có học thức chưa hẳn là một người có văn hóa. Tất nhiên, những kiến thức và kỹ năng là những điều kiện không thể thiếu đối với một người có trình độ văn hóa và trình độ thẩm mỹ.
Những nhận xét và so sánh trên đây đã xuất phát từ quan điểm mỹ học, lý luận về cái thẩm mỹ và cái đẹp. Trong bộ ba phạm trù CHÂN, THIỆN, MỸ thì cái MỸ hàm chứa tất cả nội dung của hai cái kia.
Một thí dụ giáo dục thẩm mỹ đơn giản: một tác phẩm nghệ thuật được gọi là kiệt tác, tất yếu phải có trình độ nghệ thuật cao, nhưng đồng thời phải có giá trị nhân văn (cái thiện) và phải là một biểu hiện chân thực về chủ thể và về xã hội (cái chân).
Cũng với logic đó, người ta có thể xem xét về một con người, một cuộc đời, một sản phẩm và một hoạt động. Vậy…
Mục tiêu của giáo dục thẩm mỹ là đem lại cho con người những giá trị thẩm mỹ chân chính trên nền tảng của sự phát triển về mặt trí tuệ và đạo đức, làm cho con người đồng hóa được những giá trị đó để có được một trình độ văn hóa cao, một nhân cách hài hòa.
Khi đạt được mục tiêu đó, theo một quan niệm tương đối, và trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, một con người có thể biết ứng xử đẹp trong mọi tình huống, biết giữ gìn và sáng tạo nên cái đẹp trong đời sống của bản thân và của cộng đồng, của thiên nhiên, của môi trường xã hội, và đặc biệt là của nghệ thuật.
Với một mục tiêu như vậy, bất cứ người nào có nhu cầu cũng như có khả năng, chắc chắn sẽ vươn tới được thành công.
Lê Ngọc Trà
Lâm Vinh
Huỳnh Như Phương
Xem thêm bài viết: Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ với mục tiêu trực tiếp là gì?
Bạn đang xem bài viết:
Mục tiêu của giáo dục thẩm mỹ là gì?
Link https://myhocdaicuong.com/dai-cuong/muc-tieu-cua-giao-duc-tham-my-la-gi.html
Các tìm kiếm có liên quan: 4 bước xác định mục tiêu giáo dục cụ thể; Bản chất của giáo dục thẩm mỹ; Các phương tiện giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non; Cách tiếp cận mục tiêu giáo dục; Cơ sở xác định mục đích giáo dục; Giáo dục thẩm mỹ bằng nghệ thuật; Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học; Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh THPT; Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non;
Các tìm kiếm có liên quan: Giáo trình giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non; Khái niệm giáo dục thẩm mỹ; Mục đích giáo dục là gì; Mục tiêu giáo dục là gì; Mục tiêu giáo dục phổ thông; Mục tiêu giáo dục tiểu học; Mục tiêu giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non; Mục tiêu giáo dục THCS; Nếu mục đích giáo dục Việt Nam và mục tiêu giáo dục nghề nghiệp; Nội dung của giáo dục thẩm mỹ;
Các tìm kiếm có liên quan: Nhận thức về mục đích giáo dục; Nhiệm vụ của giáo dục thẩm mỹ; Sự khác nhau giữa mục đích và mục tiêu giáo dục; Tính chất của mục đích giáo dục; Thứ từ các bước xác định mục tiêu giáo dục cụ thể; Thực trạng giáo dục thẩm mỹ hiện nay; Vai trò của giáo dục thẩm mỹ; Ví dụ giáo dục nhận thức thẩm mỹ; Ví dụ về giáo dục thẩm mỹ cho người lớn;
Các tìm kiếm có liên quan: Ví dụ về giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non; Ví dụ về mục đích giáo dục; Xác định mục tiêu giáo dục cụ thể; Ý nghĩa của việc xác định mục đích giáo dục; Môn học giáo dục thẩm mỹ ở nhà trường; Trung tâm đào tạo giáo dục thẩm mỹ; Mục đích của thẩm mỹ; Mục tiêu của thẩm mỹ; Mục đích của trung tâm gia sư; Hệ thống các chuẩn mực của một mẫu hình nhân cách; giai đoạn xác định đối với nhân cách một loại đối tượng giáo dục.