Mục tiêu chương trình giáo dục mầm non
Hoạt động của bất kỳ cơ sở mầm non nào cũng phải hướng tới mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. Trong mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non lại phân thành 2 cấp bậc là bậc nhà trẻ và bậc mẫu giáo với những tiêu chí khác nhau. Chúng tôi sẽ trình bày cụ thể trong bài viết dưới đây để các bạn cùng tham khảo.
Mục Lục
1. Mục tiêu chung của chương trình giáo dục mầm non
Thông tư số 17/2009/TT – BGDĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo ngày 25/7/2009 có đề ra mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non như sau:
– Giáo dục mầm non nhằm mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, bước đầu hình thành nhân cách và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một.
– Hình thành và phát triển cho trẻ những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng.
– Rèn luyện những kĩ năng cần thiết cho phù hợp với từng lứa tuổi
– Khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng vốn có của trẻ, đặt nền tảng vững chắc cho việc học tập của trẻ ở những cấp bậc tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
2. Nội dung cụ thể trong mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non
2.1. Mục tiêu giáo dục nhà trẻ
Mục tiêu chính của giáo dục nhà trẻ là giúp các bé trong nhóm tuổi từ 3 tháng đến 36 tháng phát triển hài hòa về các mặt nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, thẩm mỹ và tình cảm – xã hội.
a. Phát triển thể chất
– Trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao của trẻ phát triển bình thường theo lứa tuổi
– Thích nghi với mọi chế độ sinh hoạt tại nhà trẻ
– Biết thực hiện các hoạt động vận động cơ bản theo độ tuổi.
– Bắt đầu hình thành một số tố chất vận động như nhanh nhẹn, khéo léo, giữ thăng bằng cơ thể,…
– Có khả năng phối hợp khéo léo các cử động của bàn tay và các ngón tay
– Tự làm được một số việc đơn giản phục vụ ăn uống, nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân.
Tham khảo thêm: 3 mục tiêu phát triển thể chất cho trẻ mầm non bạn cần biết
b. Phát triển nhận thức
– Thích tìm hiểu, khám phá mọi thứ xung quanh
– Các giác quan có sự nhạy cảm
– Có thể quan sát, đánh giá, ghi nhớ và diễn đạt suy nghĩ bằng những ngôn ngữ, câu nói đơn giản
– Hình thành những hiểu biết ban đầu về các sự vật, hiện tượng, về bản thân.
c. Phát triển ngôn ngữ
– Nghe và hiểu được những yêu cầu đơn giản bằng lời nói
– Biết đặt câu hỏi và trả lời một số câu đơn giản bằng lời nói.
– Sử dụng lời nói để giao tiếp hay diễn đạt nhu cầu
– Cảm nhận được vần điệu, nhịp điệu của các câu thơ, bài thơ và cảm nhận được ngữ điệu của lời nói.
– Hồn nhiên trong giao tiếp
d. Phát triển tình cảm, thẩm mỹ và kĩ năng xã hội
– Có ý thức về bản thân, giao tiếp mạnh dạn với mọi người
– Có khả năng cảm nhận và diễn tả cảm xúc với con người, sự vật.
– Thực hiện được các quy định đơn giản trong sinh hoạt.
– Thích hát, nghe hát, nhảy múa theo nhạc, kể chuyện, đọc thơ
– Thích vẽ, xé dán, xếp hình, chơi các trò chơi vận động
2.2. Mục tiêu giáo dục mẫu giáo
Mục tiêu chính của Giáo dục mẫu giáo là giúp các bé trong nhóm tuổi từ 3 đến 6 tuổi phát triển hài hòa về các mặt nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, thẩm mỹ, tình cảm và kĩ năng xã hội, chuẩn bị cho trẻ bước sang bậc tiểu học.
a. Phát triển thể chất
– Trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao của trẻ phát triển bình thường theo lứa tuổi
– Có một số tố chất vận động như nhanh nhẹn, khéo léo, mạnh mẽ và bền bỉ
– Thực hiện đúng và vững vàng các thao tác vận động cơ bản
– Biết định hướng trong không gian
– Vận động nhịp nhàng, biết phối hợp vận động với các giác quan
– Có kĩ năng thực hiện một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay.
– Hiểu biết về thực phẩm và lợi ích của thực phẩm đối vói sức khỏe con người.
– Có 1 số kĩ năng, thói quen tốt trong việc ăn uống sinh hoạt, giữ gìn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
b. Phát triển nhận thức
– Ham hiểu biết, thích trải nghiệm và khám phá mọi sự vật, hiện tượng xung quanh
– Có khả năng quan sát, phán đoán, so sánh, phân loại và ghi nhớ một cách có chủ định.
– Có khả năng giải quyết những vấn đề đơn giản theo các cách khác nhau.
– Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng hình ảnh, hành động, lời nói, cử chỉ,…Trong đó sử dụng ngôn ngữ nói là chủ yếu.
– Bắt đầu hiểu biết một chút về con người, sự vật, hiện tượng và một số khái niệm sơ đẳng về toán.
c. Phát triển ngôn ngữ
– Biết lắng nghe và hiểu những lời nói trong giao tiếp hằng ngày.
– Có khả năng biểu đạt bằng lời nói, cử chỉ, nét mặt , điệu bộ,….
– Diễn đạt rõ ràng
– Giao tiếp có văn hóa
– Có khả năng nghe và kể lại câu chuyện, sự việc
– Cảm nhận được vần điệu, nhịp điệu bài thơ, đồng dao, ca dao phù hợp với độ tuổi.
– Có một số kĩ năng ban đầu trong việc đọc và viết.
d. Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội
– Có ý thức về bản thân
– Có thể nhận biết và thể hiện tình cảm của mình với người khác, với sự vật, hiện tượng,…
– Có một số kĩ năng sống: tự tin, mạnh dạn, tự lực, hợp tác,…
– Có một số phẩm chất tốt: tự giác, tôn trọng, thận thiện, quan tâm, chia sẻ,…
– Chấp hành một số nguyên tắc, quy định trong sinh hoạt tại gia đình, cộng đồng và trường mầm non.
e. Phát triển thẩm mỹ
– Cảm nhận được vẻ đẹp của đời sống thiên nhiên, con người và cả trong tác phẩm nghệ thuật.
– Có khả năng biểu lộ cảm xúc, sự sáng tạo trong hoạt động âm nhạc, tạo hình,…
– Có hào hứng tham gia và yêu thích các hoạt động nghệ thuật
– Có ý thức giữ gìn và bảo vệ cái đẹp.
Tìm hiểu thêm: Tiêu chuẩn, quy định về quy mô xây dựng trường mầm non