Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là gì? Phân loại và ví dụ | KTPM

Khái niệm mục đích cuối cùng của cạnh tranh là gì có thể khiến nhiều người băn khoăn. Trong đời sống, cạnh tranh có mặt ở hầu hết mọi lĩnh vực và nó đóng vai trò vô cùng quan trọng để thúc đẩy sự phát triển. Đặc biệt trên thương trường thì cạnh tranh còn có ý nghĩa sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và mang đến cho khách hàng sản phẩm/dịch vụ tốt nhất. Sau đây Kiến Thức Phần Mềm sẽ giải thích cho bạn mục đích cuối cùng của cạnh tranh là như thế nào nhé.

Mục Lục

Khái niệm về cạnh tranh

Cạnh tranh là gì?

Cạnh tranh có thể hiểu là sự đấu tranh và không ngừng phấn đấu vươn lên giữa các cá nhân hoặc nhóm người, tổ chức… Đây là khái niệm vô cùng quen thuộc trên nhiều phương diện của đời sống như thể thao, văn hóa, chính trị, kinh tế…

Trong lĩnh vực kinh doanh, cạnh tranh là khi các doanh nghiệp tận dụng và phát huy những thế mạnh mà mình đang sở hữu để thi đua nhằm đạt được vị thế cao hơn trên thị trường, từ đó thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Có câu “Thương trường như chiến trường”, mọi doanh nghiệp đều đang tham gia vào cuộc chiến giành thị phần từ những đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp luôn nỗ lực để giành được lợi ích cao nhất bằng cách tạo ra lợi thế tương đối về sản xuất, dịch vụ, tiêu dùng và nhiều lợi ích khác về thương mại.

Bản chất của cạnh tranh trong kinh doanh

  • Cạnh tranh trong sản xuất – kinh doanh chính là sự thi đấu, ganh đua giữa những chủ thể kinh tế
  • Cạnh tranh chỉ xuất hiện trong cơ chế thị trường
  • Cạnh tranh thường chỉ xảy ra đối với những doanh nghiệp có cùng lợi ích

Khi nói đến cạnh tranh, không thể bỏ qua các quyền tự do của công dân. Đó là những quyền như sau:

  • Tự do kinh doanh
  • Tự do lập doanh nghiệp
  • Tự do tìm kiếm những cơ hội để mở rộng sản xuất kinh doanh

Cạnh tranh có ý nghĩa thế nào đối với nền kinh tế thị trường?

Thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển

Các doanh nghiệp cạnh tranh để chiếm được nhiều thị phần và thu hút thêm khách hàng để gia tăng lợi nhuận, vì vậy đây có thể coi là cuộc chạy đua kinh tế. Nếu muốn cạnh tranh hiệu quả thì các đơn vị sản xuất – kinh doanh cần mang đến những sản phẩm/dịch vụ tốt với giá hợp lý nhất.

Những doanh nghiệp thực sự có năng lực sẽ đứng vững trước sóng gió cạnh tranh. Ngược lại, doanh nghiệp nào yếu kém sẽ sớm bị đào thảo.

Tạo động lực cho sự phát triển khoa học – công nghệ

Để kinh doanh đạt lợi nhuận cao thì doanh nghiệp cần cung cấp những sản phẩm cần đáp ứng được những mong mỏi của khách hàng và có giá bán phải chăng. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí đầu vào thì việc ứng dụng khoa học – công nghệ là điều tất yếu. Như vậy có thể khẳng định cạnh tranh đã gián tiếp khuyến khích sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ.

Mang đến nhiều lợi ích cho người tiêu dùng

Doanh nghiệp trong cuộc đua cạnh tranh sẽ cố gắng để mang đến sự hài lòng cao nhất cho người tiêu dùng. Khi có sự cạnh tranh trên thị trường thì người tiêu dùng sẽ đóng vai trò trung tâm, có toàn quyền quyết định lựa chọn sản phẩm mà mình cảm thấy ưng ý nhất.

Những mặt hàng nào không thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng, có chất lượng kém hoặc mức giá quá đắt đỏ sẽ không thể tồn tại và phát triển. Bởi trong hầu hết mọi trường hợp, người tiêu dùng luôn tìm được sản phẩm thay thế tương đương trên thị trường.

Có những loại cạnh tranh nào? Phân loại cạnh tranh trong kinh doanh

Cạnh tranh giữa người mua – người bán

Giữa người mua và người bán cũng tồn tại sự cạnh tranh theo nguyên lý “mua rẻ – bán đắt”. Cụ thể. Người cung cấp sản phẩm, dịch vụ luôn hướng tới việc bán ra số lượng sản phẩm nhiều nhất với giá bán cao nhất. Trong khi đó, người mua lại mong muốn sở hữu những sản phẩm/dịch vụ với giá thấp nhất có thể.

Cạnh tranh giữa hai bên mua và bán được thể hiện rõ nhất trong quá trình hai bên mặc cả giá bán sản phẩm để đạt được mục đích cuối cùng là bán/tiêu thụ sản phẩm.

Cạnh tranh giữa người mua – người mua

Trong trường hợp cung cấp hơn cầu, giữa những người mua sẽ xảy ra cạnh tranh. Khi đó những sản phẩm/dịch vụ thiếu hụt nguồn cung sẽ có giá bán tăng cao và mang lại nhiều lợi nhuận cho người kinh doanh. Ngược lại, những người mua lại phải chịu tổn thất nặng nề vì phải mua sản phẩm với giá cao hơn nhiều so với giá thực tế.

Cạnh tranh trong nội bộ ngành

Cạnh tranh nội bộ ngành có thể hiểu là sự ganh đua giữa các đơn vị cùng kinh doanh, sản xuất một mặt hàng nào đó có những đặc điểm giống nhau. Có thể kể ra một vài ví dụ như:

  • Hiện nay có rất nhiều ngân hàng cung cấp các dịch vụ giống nhau như chuyển tiền, gửi tiết kiệm, cho vay vốn…
  • Coca Cola và Pepsi là hai thương hiệu lớn cùng cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất đồ uống có gas

Cạnh tranh giữa các ngành

Các ngành kinh tế khác nhau cũng có thể có sự cạnh tranh để giành thị phần. Chẳng hạn như ngành ngân hàng mong muốn thu hút khách hàng gửi tiền tiết kiệm, trong khi đó ngành bảo hiểm lại kêu gọi khách hàng bỏ tiền ra mua bảo hiểm.

Cạnh tranh với các quốc gia khác

Những quốc gia sản xuất và xuất khẩu cùng một chủng loại mặt hàng sẽ dẫn đến cạnh tranh. Ví dụ như sự ganh đua giữa các nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới là Brazil, Việt Nam, Colombia, Indonesia..

Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là gì?

Giải thích mục đích cuối cùng của cạnh tranh

Xét về bản chất, mục đích của cạnh tranh là thu được cho mình lợi nhuận cao nhất. Đối với lĩnh vực kinh doanh, mục đích của cạnh tranh được thể hiện ở các khía cạnh như sau:

  • Cạnh tranh giúp doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận hơn những đối thủ khác
  • Nâng cao vị thế của doanh nghiệp để thu hút thêm khách hàng
  • Nhờ có cạnh tranh mà công việc kinh doanh được tối ưu hóa, giảm thiểu các thiệt hại, rủi ro
  • Cạnh tranh vừa là sức ép, vừa là động lực để các doanh nghiệp và mỗi cá nhân trong doanh nghiệp không ngừng nỗ lực phát triển. Nhờ vậy mà kinh tế thị trường ngày càng được mở rộng, phát triển.
  • Cạnh tranh chính là chìa khóa quyết định sự sống còn của doanh nghiệp

Ví dụ về mục đích của cạnh tranh

  • Cạnh tranh giành nguồn nguyên liệu và những nguồn lực sản xuất khác: Tại Việt Nam, gạo được sản xuất không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn có thể xuất khẩu ra thế giới. Tuy nhiên gạo Việt Nam đang cạnh tranh trực tiếp với nhiều quốc gia khác cũng sản xuất lương thực như Ấn Độ, Mỹ, Thái Lan…
  • Cạnh tranh chiếm ưu thế về khoa học – công nghệ: Hiện giữa Trung Quốc và Mỹ đang diễn ra cuộc cạnh tranh gay gắt về việc sản xuất và cải tiến công nghệ chip bán dẫn.
  • Cạnh tranh về thị phần đầu tư và các hợp đồng: Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngành xe ôm công nghệ tại Việt Nam như Grab, Go-Viet, Be, Vato, MyGo…
  • Cạnh tranh về giá bán và chất lượng: Có nhiều thương hiệu bột giặt như Lix, Aba, Tide, Ariel… Sản phẩm nào tốt hơn, có giá rẻ hơn sẽ được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng hơn.

Khái niệm về đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh là gì?

Đối thủ cạnh tranh là những người tham gia cuộc đua và mong muốn đánh bại những đối thủ khác để giành được vị trí cao nhất. Khái niệm này không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh doanh mà nó còn xuất hiện trong cả ngành giáo dục, âm nhạc, thể thao…

Thu hẹp trong phạm vi kinh doanh, đối thủ cạnh tranh được coi là các cá nhân, doanh nghiệp đang cung cấp loại sản phẩm tương đồng, kinh doanh sản phẩm cùng loại với giá bán ngang ngửa hoặc đang hướng tới những đối tượng khách hàng giống nhau. Trên thực tế, một khi đã bước chân vào con đường kinh doanh thì chắc chắn bạn sẽ phải chấp nhận sự cạnh tranh.

Phân loại các đối thủ cạnh tranh

  • Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Thuật ngữ này dùng cho những đối thủ đang cung cấp sản phẩm cùng loại, giá cả tương đồng và có chung một phân khúc khách hàng. Ngoài ra năng lực của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp cũng khá giống nhau.
  • Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Tuy không sản xuất/kinh doanh cùng một mặt hàng nhưng những đối thủ cạnh tranh gián tiếp vẫn đáp ứng chung một nhu cầu của người tiêu dùng. Có thể hiểu các đối thủ này đang cung cấp các sản phẩm/dịch vụ khác nhau nhưng có thể thay thế được cho nhau.
  • Đối thủ cạnh tranh tiềm năng: Đây là những đối thủ có khả năng tham gia vào cùng lĩnh vực và cạnh tranh trực tiếp trong tương lai. Chẳng hạn như TH Truemilk, Vinamilk là những tập đoàn chuyên cung cấp các sản phẩm về sữa nhưng có thể lấn sân sang thị trường nước giải khát.

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn mục đích cuối cùng của cạnh tranh là gì. Có thể nói, trong một xã hội ngày càng phát triển thì cạnh tranh là điều tất yếu sẽ xảy ra. Vì vậy doanh nghiệp cần liên tục đổi mới, sáng tạo để không bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua này.

Có thể bạn cần: Những cách kiếm tiền online uy tín mà bạn nên tham gia

Ban biên tập: Kiến Thức Phần Mềm

1/ Tính chất của cạnh tranh là gì?

Có thể hiểu cạnh tranh có tính chất là sự ganh đua nhằm giành được nhiều lợi nhuận và các điều kiện thuận lợi hơn so với các đối thủ khác, diễn ra giữa các chủ thể kinh tế trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh.

2/ Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt hạn chế của cạnh tranh?

Cạnh tranh cũng gây ra nhiều tiêu cực, hạn chế bởi không ít người bất chấp mọi thủ đoạn để tối đa hóa lợi nhuận và giành giật thị phần, khách hàng.

3/ Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt tích cực của cạnh tranh?

SGK GDCD lớp 11 ở trang 40 cho rằng mặt tích cực của cạnh tranh là động lực để kinh tế phát triển, tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, từ đó có thể hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn. Như vậy, đáp án đúng của câu hỏi này là “Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”.

4/ Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là nhằm giành lấy gì?

Như đã nói ở trên, cạnh tranh có mục đích cuối cùng là nhằm giành lấy lợi nhuận.

5/ Mọi sự cạnh tranh diễn ra theo đúng pháp luật và gắn liền với các mặt tích cực là cạnh tranh gì?

Nếu cạnh tranh mang lại những lợi ích tích cực và tuân thủ đúng pháp luật thì ta gọi đó là cạnh tranh lành mạnh.

6/ Câu tục ngữ “Thương trường như chiến trường” phản ánh quy luật kinh tế nào dưới đây?

Trong câu tục ngữ này có thể thấy được sự ganh đua giữa các chủ thể sản xuất – kinh doanh, vì vậy câu tục ngữ đang nói về quy luật cạnh tranh trong kinh tế.

5/5 – (1 bình chọn)