Mục đích của việc sao lưu dữ liệu là gì?
1. SAO LƯU ( BACKUP ) DỮ LIỆU LÀ GÌ?
Back-up dữ liệu là hình thức bạn sao lưu lại toàn bộ đoạn dữ liệu trong máy tính, máy chủ, server… hay bất cứ thiết bị nào có khả năng nhớ và lưu trữ và lưu trữ nó ở một hoặc nhiều thiết bị có chức năng lưu trữ khác để làm dữ liệu dự phòng. Khi thiết bị nhớ chính của chúng ta bị mất dữ liệu trong khi hoạt động do hư hỏng, hacker, sập nguồn…. Chúng ta vẫn còn dữ liệu để restore lại, hạn chế thiệt hại và mất mát về nguồn tài nguyên dữ liệu này.
Mục đích của việc sao lưu dữ liệu là tạo một bản dữ liệu khác có thể được phục hồi trong trường hợp xảy ra với bản chính với bất kỳ nguyên nhân nào. Lỗi dữ liệu chính có thể là kết quả của lỗi phần cứng hoặc phần mềm, do hỏng hoặc do con người gây ra, chẳng hạn như virus tấn công (vi-rút hoặc phần mềm độc hại) hoặc xóa nhầm dữ liệu ngẫu nhiên. Bản sao lưu cho phép dữ liệu được khôi phục từ thời điểm trước đó để giúp doanh nghiệp khôi phục từ những việc bất khả kháng.
Để có kết quả tốt nhất, các bản sao lưu được thực hiện trên cơ sở nhất quán, thường xuyên để giảm thiểu số lượng dữ liệu bị mất giữa các bản sao lưu. Càng nhiều thời gian trôi qua nếu dữ liệu chưa được sao lưu, càng có nhiều khả năng mất dữ liệu xảy ra khi khôi phục từ bản sao lưu chính. Giữ lại 1 bản sao lưu là linh hoạt cần làm để khỏi mất mác dữ liệu có thể xảy ra.
Đặc biệt, các hệ thống máy chủ ngày nay của các công ty doanh nghiệp là một ví du điển hình cho câu trả lời vì sao chúng ta cần backup dữ liệu. Trong quá trình thực hiện vận hành lưu trữ cho toàn bộ hệ thống kinh doanh đồ sộ cho các doanh nghiệp. Các loại máy chủ là nơi tổng hợp vô số các loại dữ liệu bảo mật cực kỳ quan trọng. Chỉ cần một sự cố xảy ra như ổ cứng máy chủ bị hư, sập nguồn gây lỗi mất dữ liệu, virus mã hóa toàn bộ thì dữ liệu của chúng ta có nguy cơ bị mất trắng. Lúc này, biện pháp duy nhất để cứu vãn tình thế là chúng ta phải phục hồi lại dữ liệu từ nguồn backup (sao lưu) trước đó.
Một số hình thức tấn công và khai thác dữ liệu tin tặc thường sử dụng
+ Trojans: Thay đổi mã hóa nhằm đánh cắp mật khẩu của người dùng.
+ Phising: Tấn công bằng cách gửi một file hoặc tệp đính kèm trong email giả mạo. Nếu click vào, người dùng sẽ bị chuyển tới một website giả mạo hoặc bị nhiễm mã độc.
+ DDoS: Tấn công chủ yếu vào các doanh nghiệp lớn, hậu quả ảnh hưởng rất nặng nề.
+ Password Cracker: Hình thức tấn công làm vô hiệu hóa chức năng bảo vệ mật khẩu của hệ thống mạng, sau đó bẻ khóa để truy cập.
Sniffer : Đánh cắp thông tin ở nhiều địa điểm gửi đi và nhận thông qua các giao thức trong hệ thống.
Càng ngày, các doanh nghiệp càng quan trọng việc backup dữ liệu đơn giản là vì các hacker có thể xâm nhập vào cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp bất kỳ lúc nào, chúng sẽ mã hóa hoặc đánh cắp toàn bộ các dữ liệu quan trọng .Một số trường hợp dữ liệu của doanh nghiệp sẽ mất đi vĩnh viễn, có nghĩa là các hacker chỉ vô tình tấn công. Dù rơi vào trường hợp nào thì người chịu mất mát lớn nhất vẫn là chủ sở hữu dữ liệu.
Backup để phòng khi vô tình xóa mất dữ liệu
Trong những trường hợp khẩn cấp không thể ngờ tới, bạn lúng túng và lỡ xóa mất dữ liệu vô cùng quan trọng. Nếu lúc đó không kịp backup hoặc không có bảng backup dữ liệu trước đó thì rất có thể doanh nghiệp phải tạo lại dữ liệu hoặc chấp nhận việc mất dữ liệu vĩnh viễn.
Backup phòng khi các hacker mã hóa dữ liệu
Các hacker vô cùng tinh vi, họ hoàn toàn có thể mã hóa dữ liệu thành những định dạng khác và doanh nghiệp sẽ không thể nào khôi phục lại được. Những lúc đấy, một bản backup sẽ là cứu tinh cho những dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp.
Backup để phòng khi có tình huống đánh cắp dữ liệu xảy ra từ nội bộ công ty
Các hacker không chỉ đến từ bên ngoài mà còn đến từ nội bộ bên trong công ty. Chính vì vậy, bạn cần có sự đề phòng nhất định đối với những người chủ chốt biết nơi bạn lưu trữ dữ liệu, user, password của công ty.
Vì vậy, bạn nên tìm kiểu rõ về các biện pháp sao lưu để tránh những hậu quả xấu nhất đến với cá nhân và doanh nghiệp của mình!
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH EXA – EXA COMPANY
Địa chỉ: 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Quận 10, TP. HCM – Up Co-working Space
Hotline: 0911 385 775
Email: [email protected]
Website: www.exa.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/exa.alwaysup
#cloudserver #cloudservervietnam #exa
#CloudVPSSSD #ExaBackup #VietnamCD