Mùa rươi bắt đầu từ thời gian nào trong năm
Rươi hay còn gọi là “rồng đất”, là một loại đặc sản rất nổi tiếng của Việt Nam. Con rươi là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, là vị thuốc quý, nguồn thu mang lại kinh tế cao cho người dân những vùng nuôi bắt rươi. Loài sinh vật này ngày càng thu hút sự quan tâm của mọi người bởi sự quý hiếm và tập tính sinh sống kỳ lạ của chúng. Rươi quý còn vì nó hiếm có, mỗi năm chỉ có thể thu hoạch rươi nhiều nhất trong một mùa nhưng số lượng cũng không đủ để cung cấp cho người tiêu dùng. Vậy Mùa Rươi là mùa nào? Bạn đã biết gì về mùa thu hoạch rươi chưa?
Mùa thu hoạch rươi
Dân gian truyền miệng nhiều câu ca dao tục ngữ về mùa rươi: “Bao giờ cho đến tháng mười, bát cơm thì trắng bát rươi thì đầy”, “tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng năm” hay “Tháng chín ăn rươi, tháng mười ăn nhộng”… Những câu nói này là minh chứng cho sự xuất hiện từ của con rươi đã từ lâu đời, song hành trong cuộc sống nhà nông Bắc Bộ bao đời nay. Tuy nhiên, những mốc thời gian trong ca dao chỉ là ước chừng.
Mùa Rươi nở rộ nhất thực sự thường bắt đầu vào thời điểm cuối thu, đầu đông cụ thể là từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch. Đây cũng chính là mùa sinh sản của rươi. Vào thời điểm này hằng năm người dân thu hoạch được cả tấn rươi và là nguồn thu nhập chính của người dân.Từ những mảnh ruộng mà người dân bỏ trống sau khi thu hoạch vụ mùa, đã quy hoạch lại và dùng để nuôi rươi.
Trên thực tế, mỗi năm cũng sẽ có 2 vụ mùa rươi chính: vụ mùa và vụ chiêm. Vụ mùa thì bắt đầu từ cuối tháng 9 âm lịch đến hết cuối năm. Còn vụ chiêm thì bắt đầu vào tháng 4 âm lịch đến hết tháng 5 âm lịch. Tuy nhiên, theo như kinh nghiệm của người dân thì vụ chiêm rươi không năng suất và không ngon bằng vụ mùa nên hầu như mùa thu hoạch rươi chỉ được tính chủ yếu là vụ mùa.
Ngoài cách thu hoạch rươi theo vụ mùa, người dân còn có thể nuôi rươi và chờ thời điểm được giá thì bán. Chính vì vậy mà rươi có thể thu hoạch quanh năm nhưng rất ít. Với cách thu hoạch này thì dù có chút khó khăn đôi chút nhưng những thời gian khi hết rươi người mua vẫn có thể mua được rươi về làm quà cho người thân, bạn bè ở xa.
Nuôi rươi rất khó, chúng chủ yếu phát triển tự nhiên, con người chỉ có thể cải tạo môi trường sống sạch sẽ, không hóa chất hay thuốc trừ sâu để chúng sinh trưởng tốt. Rươi cũng chỉ xuất hiện chủ yếu vào một mùa và không phải nơi nào cũng nuôi được rươi nên có được cân rươi để làm phong phú thêm bữa ăn là rất quý.
Thu hoạch rươi như thế nào?
Thu hoạch rươi phải chú ý thời điểm rươi chui lên khỏi bùn đất, thời điểm này không cố định, có thể biết được ngày rươi ngoi lên nhưng không biết được chính xác là giờ nào. Khi thủy triều lên, tràn vào bờ mương bờ ruộng là lúc rươi chuẩn bị nổi lên. Người dân khi thấy rươi ngoi lên đầy trên mặt nước là gọi nhau mang đầy đủ đồ nghề săm, rổ, thùng xốp…đi bắt rươi.
Người dân thu bắt rươi dựa vào dòng thủy triều, đắp bờ chặn để thu vớt rươi bằng những dụng cụ chuyên biệt. Hiện nay cách thu hoạch rươi của các hộ gia đình vô cùng dễ dàng, bằng cách xả nước khỏi ruộng và khi đó rươi nổi lên trôi theo cống ra ngoài và chui vào lưới. Với những vụ mùa trúng có thể thu hoạch được cả tấn rươi.
Rươi dễ vỡ, dễ nát, người thu rươi cần hết sức nhẹ nhàng để rươi còn sống, tươi, khỏe. Tươi bị dập nát hay chết sẽ khiến nó mất đi giá trị, bị tanh hỏng cho dù có bảo quản ngay sau đó bằng đá lạnh. Rươi dập vỡ không những không ngon mà còn dễ sản sinh độc tố có hại gây chứng tiêu chảy cấp, đau đầu, choáng váng… Vì thế, bắt rươi cũng là một nghệ thuật cần những người khéo léo và có kinh nghiệm lâu năm. Rươi sau khi nổi lên không sống được lâu trong nước, sau 3-4 tiếng là phải thu hoạch xong.
Thông thường, rươi sinh sống quanh năm dưới lớp bùn dày bằng nguồn phù sa và sinh vật phù du phong phú. Khi rươi còn sống dưới bùn nó có thể đạt chiều dài từ 50-60cm, và khi lên bờ thì chúng tự ngắt chỉ còn 4-5cm. Nguyên nhân là do trong quá trình sinh sản, rươi ngắt phần đuôi dài đến 2/3 chiều dài con rươi trôi trên mặt nước để phóng trứng và tinh trùng nhằm tạo ra thế hệ mới. Phần đuôi này sẽ tự hủy, chìm xuống đáy để nuôi dưỡng trứng, đây cũng là phần chúng ta bắt được. Phần đầu rươi và phần thân trên của rươi vẫn nằm sâu trong bùn để tái tạo lại đuôi trong vòng một năm sau đó.
>> Xem thêm:
Đặc sản rươi Tứ Kỳ
Đối với những người mê những món ngon từ rươi thì chắc chắn không thể bỏ qua vùng nuôi rươi nổi tiếng: rươi Tứ Kỳ-Hải Dương – xem chi tiết để mua rươi. Đây là nơi rươi được mệnh danh là to ngon nhất, chất lượng tốt, sản lượng cao. Với những con rươi tươi ngon và giá thành hợp lý là điều kiện giúp người dân tiêu thụ rươi rất tốt.Trung bình mỗi mảnh ruộng nuôi rươi thu hoạch được từ 90-100kg với giá bán từ 450.000-500.000/kg. Chi tiết xem tại https://dacsanbakien.com/con-ruoi/
Vào mùa rươi ở Tứ Kỳ, bạn sẽ thấy được hình ảnh rươi bơi thành đàn dày đặc, ngoài là đặc sản thưởng thức thì đây cũng còn được coi là thú vui của các em nhỏ khi tự tay đi vớt rươi. Đặc biệt là vào thời điểm trước khi có mưa rươi lên rất nhiều và đó cũng là thời điểm thu hoạch tốt.
Mời quý vị theo dõi video: Giới thiệu sản phẩm Rươi Tứ Kỳ – Hải Dương thương hiệu Bá Kiến
Do đây là đặc sản nổi tiếng và quý nên nhu cầu thị trường là khá lớn chính vì thế mà bao nhiêu rươi đánh bắt đều được các thương lái thu mua hết và phân phối khắp các tỉnh thành trong cả nước. Đôi khi còn xuất khẩu ra nước ngoài như Trung Quốc. Chỉ cần nghe người dân báo mở đập là cánh lái buôn chuẩn bị ngay tiền mặt và đến túc trực cạnh ruộng rươi để đợi thu mua và vận chuyển chúng ngay lập tức. Việc vận chuyển rươi cũng không khó khăn chút nào, chỉ cần đóng rươi vào hộp xốp và chồng lên nhau, rươi có thể sống được khoảng từ 3-4 ngày, còn nếu để lạnh rươi có thể sống được cả tuần.
>> Nếu bạn đang tìm một địa chỉ mua rươi chất lượng, giá cả phải chăng thì hãy ghé ngay đến cửa hàng Đặc sản Bá Kiến. Đặt mua ngay TẠI ĐÂY!
Hoặc liên hệ số Hotline để được tư vấn sản phẩm nhanh nhất: 0962 08 3232.
Rươi đầu mùa là rươi ngon nhất, mỗi con đều béo ngậy, căng mọng, nhiều sữa. Người sành ăn phải thưởng thức rươi vào vụ mùa mới chiêm nghiệm được hết cái lạ, cái ngon, cái độc đáo của món rươi trong ẩm thực Việt.
5
/
5
(
2
bình chọn
)