Mùa lễ hội cuối năm 2020: Những lễ hội đặc sắc nhất dịp cuối năm

Do ảnh hưởng của dịch Covid – 19 nên mùa lễ hội cuối năm 2020 vừa qua cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Nhiều hoạt động đã bị giới hạn phạm vi tổ chức nhằm đảm bảo an toàn cho người dân. Trong bài viết này, maynenkhikhongdau.net sẽ tổng hợp tất cả các lễ hội ở Việt Nam và trên toàn thế giới vào dịp cuối năm để bạn đọc hiểu rõ hơn nhé!

Mùa lễ hội cuối năm 2020 là gì?

Mùa lễ hội cuối năm còn được gọi là mùa lễ hội tháng 12 (December global holidays); được bắt đầu từ ngày 1/12 trên toàn thế giới. Tháng 12 là tháng cuối cùng của năm và cũng là tháng được ghi nhận có nhiều lễ hội lớn nhất ở bất kỳ tôn giáo hay quốc gia nào trên thế giới. 

Hòa trong không khí mùa lễ hội cuối năm 2020, Google Doodle đã thay đổi logo với hình ảnh những bóng đèn nhấp nháy được quấn xung quanh chữ Google. 

Mùa lễ hội cuối năm 2020 trên thế giới

Giáng sinh (25/12)

Giáng sinh là một trong các lễ hội lớn được mong chờ nhất trên thế giới và ngay cả tại Việt Nam. Đây là ngày lễ kỉ niệm chúa Jesus ra đời; được tổ chức vào ngày 25/12 hàng năm. Tuy nhiên, bắt đầu từ đêm ngày 24/12, mọi người dân đã hòa vào bầu không khí rộn ràng, vui tươi của giáng sinh để ăn mừng. 

Đêm giáng sinh 24/12Đêm giáng sinh 24/12

Vào mùa lễ giáng sinh, đường phố, nhà cửa tràn ngập ánh đèn lung linh, rực rỡ màu sắc. Những cây thông hay các đồ vật đặc trưng của ngày lễ như hộp quà, tất được trang trí khắp mọi nơi để người dân có thể chụp những bức ảnh kỉ niệm. Cùng với đó là rất nhiều các hoạt động, sự kiện lớn được tổ chức vào dịp này. 

Ngày lễ tặng quà – Boxing Day (26/12)

Ngày lễ tặng quà được bắt nguồn từ Vương Quốc Anh từ thời Trung Cổ; diễn ra vào ngày 26/12. Boxing Day không quá phổ biến trên toàn thế giới mà chỉ được tổ chức ở một vài quốc gia như: Úc, Anh, New Zealand,… 

Theo quan niệm truyền thống, vào ngày này, những hộp thu tiền, hộp khất thực được cất giữ trong nhà thờ sẽ được mở ra và phân phát cho người nghèo. Vào thời xưa, ngày lễ tặng quà còn là thời điểm những người hầu cận sẽ được nghỉ để đón lễ Giáng Sinh với gia đình. 

Tại Việt Nam, ngày lễ còn rất mới mẻ. Tuy nhiên, một số bạn trẻ cũng bắt đầu hưởng ứng ý nghĩa của ngày lễ này. 

Lễ hội đêm Chichibu của Nhật Bản

Lễ hội Chichibu được tổ chức vào ngày mùng 2 và mùng 3 tháng 12 hàng năm tại đền Chichibu (thuộc thành phố Chichibu, Saitama, Nhật Bản). Đây là một trong ba lễ hội rước kiệu lớn nhất tại Nhật Bản. Những chiếc kiệu sẽ được trang trí lộng lẫy với khăn thêu, đèn lồng và những chi tiết được chạm khắc tinh tế, điêu luyện. Chúng sẽ được rước khắp các con phố trong không khí vui tươi, náo nức của người dân. Một trong những hoạt động được yêu thích nhất trong lễ hội này là màn bắn pháo hoa tuyệt đẹp kéo dài gần 2 tiếng rưỡi. 

Màn bắn pháo hoa rực rỡ trong đêm lễ hội ChichibuMàn bắn pháo hoa rực rỡ trong đêm lễ hội Chichibu

Lễ hội Mevlana (Thổ Nhĩ Kỳ)

Đến với Thổ Nhĩ Kỳ trong mùa lễ hội cuối năm 2020, chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua lễ hội Mevlana được tổ chức từ ngày 10 – ngày 17 tháng 12 hàng năm. Mục đích của lễ hội này là tôn vinh nhà thờ Hồi giá Mevlana được xây dựng vào khoảng thế kỷ XII. Tuy nhiên, nếu muốn tham gia lễ hội thì bạn cần phải đặt vé trước. 

Lễ hội Klausjagen của người Thụy Sĩ

Đây là một trong những lễ hội nổi bật và kỳ lạ nhất tại Thụy Sĩ; được tổ chức vào đêm ngày 5/12 tại thị trấn Küssnacht. Theo đó, những người dân địa phương sẽ dùng những cây roi dài hơn 2 mét để đuổi theo ông già Noel đến bờ phía Bắc của hồ Lucerne trong khoảng 2 tiếng. 

Sau đó, sẽ có khoảng 200 người đội những chiếc mũ khổng lồ, rực rỡ màu sắc đi diễu hành khắp các con phố. Sau khi màn biểu diễn kết thúc, hơn 1000 người khác sẽ mang lục lạc hay bất kỳ cái gì có thể tạo âm thanh lớn để đi tuần khắp các con phố. Những người dân Küssnacht tin rằng những âm thanh lớn sẽ giúp họ xua đuổi tà ma, quỷ dữ.

Lễ hội Klausjagen độc đáo của người Thụy SĩLễ hội Klausjagen độc đáo của người Thụy Sĩ

Lễ hội Ako Gishi-sai (Nhật Bản)

Lễ hội này được tổ chức vào ngày 14/12 hàng nằm trên toàn nước Nhật; được bắt nguồn từ câu chuyện lịch sử liên quan đến các vị thủ lĩnh Samurai. Đến với lễ hội, du khách có thể hòa mình vào dòng người diễu hành trong trang phục truyền thống của Nhật. Đặc biệt, rất nhiều các truyền thuyết dân gian được thể hiện thông qua các vở ca kịch. Đây cũng là cơ hội đặc biệt cho những ai muốn tìm hiểu thêm về văn hóa Nhật Bản. 

Lễ hội Kasuga Wakamiya (Nhật Bản)

Kasuga Wakamiya là lễ hội biểu diễn các loại hình nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 12 hàng năm. Tên của lễ hội được đặt dựa theo tên của ngôi đền Wakamiya (nằm trong quần thể đền Kasuga Taisha). 

Đến với lễ hội, các du khách sẽ được thưởng thức những màn biểu diễn đặc sắc với những bộ trang phục thời Heian, các điệu múa truyền thống của Nhật và đặc biệt là Bungaku (di sản văn hóa Nhật). 

Lễ hội Santa Run (Vương Quốc Anh)

Đây là một lễ hội đặc sắc của xứ Wales được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2001. Theo đó, hàng nghìn người cùng mặc trang phục ông già Noel để tham gia cuộc chạy đường dài 7,2 km nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng. Bên cạnh giải thưởng dành cho người thắng cuộc, ông già Noel nào mặc trang phục đẹp nhất trong sự kiện này cũng được tôn vinh. 

Hàng nghìn người tham gia vào lễ hội Santa RunHàng nghìn người tham gia vào lễ hội Santa Run

Lễ hội Hornbill (Ấn Độ)

Hornbill là một nét văn hóa độc và lạ được tổ chức ở vùng đồi núi phía Tây Bắc của Ấn Độ – nơi tập trung rất nhiều bộ lạc người dân tộc. Đến với lễ hội Hornbill, bạn sẽ bị “hoa mắt” bởi hàng ngàn những món đồ thủ công được làm rất khéo léo và tinh xảo. Đặc biệt, lễ hội còn tổ chức các hoạt động như đua xe địa hình, thi chạy Marathon, xem triển lãm tranh, trình diễn âm nhạc truyền thống,… 

Lễ hội mua sắm 12/12 (Trung Quốc)

Lễ hội mua sắm 12/12 (còn gọi là Shuangshier) là một trong những ngày lễ mua sắm cuối năm quy mô lớn tại Trung Quốc. Vào ngày này, tất cả các mặt hàng như đồ điện tử, mỹ phẩm, thời trang, đồ dùng gia đình,… đều đồng loạt giảm giá cực mạnh tại các trung tâm thương mại và các trang mua sắm trực tuyến. 

Thực tế, lễ hội mua sắm 12/12 là ngày ăn theo ngày 11/11 (ngày lễ độc thân). Nó là dịp để các đơn vị kinh doanh Trung Quốc tận dụng để kích cầu, tăng doanh thu. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để người tiêu dùng săn thêm các sản phẩm đã bỏ lỡ trong ngày lễ mua sắm trước đó. 

Ngoài ra, để biết thêm cuộc sống của người Việt trong mùa lễ hội cuối năm 2020 Hà Lan diễn ra như thế nào, bạn có thể vào Youtube và nhập từ khóa “Mùa lễ hội cuối năm 2020 (Hà Lan)” để xem nhé. 

Những sự kiện lớn diễn ra trong mùa lễ hội cuối năm 2020 tại Việt Nam

Lễ hội cuối năm tại Vũng Tàu

Từ ngày 19 đến ngày 27 tháng 12 năm 2020 diễn ra tuần lễ món ngon phố biển Vũng Tàu. Tại đây, các thượng khách sẽ được tận hưởng đa dạng các món ăn ngon nổi tiếng của khu vực. Đồng thời, đi kèm với sự kiện là hàng loạt các hoạt động như leo núi, chạy bộ, chào đón tết dương lịch 2021,… hứa hẹn sẽ mang đến một kỳ nghỉ thú vị và đáng nhớ cho các du khách. 

Ngày hội múa lân diễn ra tại Huế

Đây là một trong các lễ hội văn hóa lớn được tổ chức tại Huế vào hai ngày 29 và 30 tháng 12 năm 2020. Sự kiện đã thu hút sự quan tâm của hơn 60 đội múa lân trên khắp mọi miền đất nước. 

Buổi khai mạc Ngày hội lân Huế 2020Buổi khai mạc Ngày hội lân Huế 2020

Lễ hội khinh khí cầu quốc tế (tại Đà Nẵng)

Cứ vào khoảng tháng 12 hàng năm, lễ hội khinh khí cầu quốc tế lại được tổ chức tại Đà Nẵng. Tại lễ hội, hàng trăm chiếc khinh khí cầu rực rỡ, được trang trí bắt mắt sẽ được thả lên bầu trời xanh. 

Bên cạnh đó, còn có rất nhiều hoạt động được tổ chức trong lễ hội như: sự kiện ẩm thực, âm nhạc, mua sắm,… Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và quy mô hoành tráng, lễ hội hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm thú vị cho du khách trong và ngoài nước. 

Countdown đếm ngược đón năm mới

Đây là một trong các sự kiện không thể thiếu trong mùa lễ hội cuối năm 2020 tại Việt Nam. Sự kiện được tổ chức vào tối ngày 31/12 hàng năm. 

Chương trình thường được tổ chức tại các Quảng Trường đông dân cư ở các thành phố lớn với quy mô hoành tráng. Tại đây, bạn sẽ được hòa mình vào không gian âm nhạc sôi động với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. Sau đó là màn bắn pháo hoa rực rỡ để chào đón năm mới. 

Buổi Countdown chào đón năm mới tại Hà NộiBuổi Countdown chào đón năm mới tại Hà Nội

Lễ hội Mừng lúa mới của người Ê Đê

Theo phong tục truyền thống, sau mỗi mùa gặt, đồng bào dân tộc Ê Đê và nhiều dân tộc Tây Nguyên khác cùng tổ chức lễ hội Mừng lúa mới (bắt đầu từ cuối tháng 12 cho đến khoảng tháng 3 năm sau). 

Vào ngày lễ hội dân tộc này, các gia đình sẽ làm mâm cơm mới để cảm tạ thần lúa, trời đất, tổ tiên và cầu mong có được mùa màng bội thu. Sau nghi thức rước hồn lúa, các già làng sẽ thực hiện nghi thức cúng bái để cầu mong mưa thuận, gió hòa. 

Lễ hội sẽ diễn ra liên tục trong suốt 7 ngày đêm. Các hoạt động văn hóa khác như kể truyện sử thi, hát dân ca,… cũng được tổ chức và được người dân hưởng ứng nhiệt tình. 

Ngoài ra, tùy từng vùng miền mà còn có rất nhiều các hoạt động, các sự kiện lớn được tổ chức trong mùa lễ hội cuối năm 2020 như: múa dân ca ba miền, các chương trình – sự kiện cuối tuần chào đón năm mới tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, văn hóa lễ hội Việt Nam,… 

Như vậy, bài viết trên của maynenkhikhongdau.net đã cùng các bạn khám phá rất nhiều các lễ hội lớn, đặc sắc trong mùa lễ hội cuối năm 2020. Sự kiện nào của mùa lễ hội cuối năm 2020 bạn thích nhất? Hãy để lại bình luận bên dưới cho chúng mình biết nhé!