Mua bán hàng hóa là gì ? Đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại

Mua bán hàng hóa và mua bán hàng hóa trong lĩnh vực thương mại có gì khác nhau ? Tại sao cùng một quan hệ mua bán hàng hóa hoặc tài sản lại chịu sự điều chỉnh của hai luật khác nhau (luật dân sự và luật thương mại) ? Bài viết phân tích cụ thể:

1. Mua bán hàng hóa là gì ?

Theo Đại từ điển tiếng Việt, “mua là dùng tiền bạc để đổi lấy hàng hóa, vật chất, tiền của “bản là đem đổi hàng hóa để lấy tiền ”; “hàng hóa là sản vật để bản nói chung”; “hàng hóa là sản phẩm do lao động làm ra được bán trên thị trường”; “hàng hóa là một vật để trao đổi hoặc mua bán”; “hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người và đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi (mua bán) ”?

Như vậy, mua bán hàng hóa được hiểu là việc trao đổi hàng hóa giữa bên có hàng hóa và bên có nhu cầu mua hàng hóa trên cơ sở tự nguyện, thỏa thuận ý chí giữa các bên. Phương thức trao đổi hàng hóạ có thể do các bên mua bán hàng hóa thiết lập trực tiếp quan hệ mua bán hàng hóa với nhau hoặc thông qua chủ thể trung gian (bên môi giới, bên đại lý, bên nhận ủy thác mua bán hàng hóa). Hàng hóa được mua bán trao đổi có thể là hàng hóa đang hiện hữu hoặc có thể là hàng hóa sẽ hình thành trong tương lai được phép lưu thông trên thị trường.

Dưới góc độ pháp lý, khái niệm mua bán hàng hóa được pháp luật quy định như sau:

Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bản có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bản, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận (Khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005).

2. Mua bán hàng hóa trong quan hệ dân sự

Mua bán hàng hóa thực chất là một dạng của mua bán tài sản nên có bản chất giống như mua bán tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, đó là:

+ Mua bán hàng hóa là việc bên bán chuyển quyền sở hữu hàng hóa/tài sản cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua có quyền sở hữu đối với hàng hóa/tài sản đã mua và có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán;

+ Mua bán hàng hóa/mua bán tài sản đều được thể hiện qua các hình thức pháp lý là hợp đồng.

3. Đặc điểm riêng của mua bán hàng hóa trong thương mại

Tuy nhiên, mua bán hàng hóa trong thương mại còn có những đặc điểm riêng so với mua bán tài sản trong dân sự ở những điểm cơ bản sau:

Một là, mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại nên chủ thể chủ yếu thực hiện quan hệ mua bán hàng hóa là thương nhân.

Mua bán hàng hóa là một trong những hoạt động thương mại chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại. Chủ thể thực hiện hoạt động thương mại nói chung và hoạt động mua bán hàng hóa nói riêng là thương nhân (Khoản 1 Điều 2, khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005). Thương nhân đó có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài (đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế). Theo quy định của Luật Thương mại năm 2005, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

So với chủ thể mua bán tài sản là các tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thi ít nhất một bên chủ thể mua bán hàng hóa (bên bán) phải đáp ứng thêm điều kiện phải có “đăng ký kinh doanh” với tư cách là thương nhân để thực hiện quan hệ mua bán hàng hóa.

Hai là, mua bán hàng hóa trong thương mại gắn liền với hoạt động mang tính nghề nghiệp của thương nhân – hoạt động thương mại, vì vậy quán hệ mua bán hàng hóa trong thương mại chủ yếu gắn với mục đích sinh lợi. Do sự khác biệt về tính chất chủ thể nên mặc dù một trong các bên chủ thể mua bán tài sản có thể nhằm mục đích sinh lợi nhưng mục đích chủ yếu, thường xuyên của các bên chủ thể mua bán tài sản trong dân sự lại thường hướng đến mục đích sinh hoạt tiêu dùng.

Ba là, thuật ngữ hàng hóa được sử dụng phổ biến trong pháp luật thương mại các nước và Điều ước quốc tế về thương mại. Theo đó, hàng hóa được hiểu theo nghĩa rộng và có hai thuộc tính: có thể lưu thông và có tính thương mại. Khái niệm tài sản được sử dụng trong pháp luật dân sự chỉ về những tài sản được phép giao dịch (lưu thông).

* Lưu ý về phạm vi nghiên cứu của Pháp luật về mua bán hàng hóa trong thương mại:

– Mua bán hàng hóa trong thương mại là một trong những hoạt động thương mại chủ yếu do thương nhân thực hiện (thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài) để chuyển giao hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán.

– Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể là hàng hóa hiện hữu hoặc hàng hóa chưa hình thành ở thời điểm giao kết hợp đồng.

– Đối với giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa truyền thống, các giao dịch được tiến hành bằng việc các bên tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng trên văn bản. Nhưng hiện nay, mua bán hàng hóa không chỉ được ghi nhận qua hình thức hợp đồng bằng văn bản mà các bên mua bán có thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa qua các phương tiện điện tử có kết nối mạng viễn thông. Giao kết hợp đồng qua các phương tiện điện tử đòi hỏi những yêu cầu riêng so với giao kết hợp đồng bằng hình thức văn bản truyền thống.

Phạm vi nghiên cứu của chương “Pháp luật về mua bán hàng hóa trong thương mạỉ” sẽ giới hạn nội dung nghiên cứu:

+ Nghiên cứu về mua bán hàng hóa, hợp đồng mua bán hàng hóa không có yếu tố nước ngoài;

+ Nghiên cứu về hợp đồng mua bán hàng hóa theo các hình thức truyền thống như thỏa thuận bằng lời nói, bằng văn bản, không nghiên cứu về mua bán hàng hóa qua phương tiện điện tử;

+ Không nghiên cứu về mua bán hàng hóa được hình thành trong tương lai.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)