Mua bán doanh nghiệp là gì? [Chi tiết 2023]

Mua bán doanh nghiệp là việc chủ sở hữu doanh nghiệp chuyển nhượng toàn bộ von hoặc chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần chi phổi cho bên nhận chuyển nhượng, dẫn đến bên nhận chuyển nhượng có quyền sở hữu toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp và kiểm soát được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được mua lại. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về khái niệm mua bán doanh nghiệp. Hãy cùng ACC theo dõi bài viết dưới đây.

Mua bán doanh nghiệp là gì? [Chi tiết 2023]

Mua bán doanh nghiệp theo cách hiểu thế giới

Khi đề cập đến mua bán doanh nghiệp, một số nước thường sử dụng cụm từ Mergers and Acquisitions (viết tắt là M&A), Takeovers, Buyouts để chỉ về các hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Cách dịch các từ trên sang tiếng Việt khác nhau: Mergers được dịch là sáp nhập hoặc hợp nhất; Acquisitions được dịch là mua bán hoặc mua lại. Takeovers, Buyouts dịch ra tiếng Việt có nghĩa là thâu tóm, mua lại. Khái niệm về mua bán doanh nghiệp của Hoa Kỳ, Nga được tiếp cận như sau:

+ Ở Hoa Kỳ: mua bán doanh nghiệp có thể được thực hiện theo các hình thức cơ bản như mua tài sản của doanh nghiệp mục tiêu; mua lại phần vốn góp của chủ sở hữu doanh nghiệp mục tiêu; thay đổi cấu trúc vốn của doanh nghiệp và tái cơ cấu doanh nghiệp. Để đạt được mục đích là mua được doanh nghiệp, bên mua có thể lựa chọn các hình thức mua bán cụ thể với những lợi thế về tiếp cận nguồn vốn mua doanh nghiệp hoặc tránh những rủi ro vì phải tiếp nhận khoản nợ không mong muốn… Tất cả các hình thức mua bán doanh nghiệp đều xác định và theo đuổi đối tượng trong các vụ mua bán doanh nghiệp, đó chính là “doanh nghiệp”, theo đuổi mục đích của mua bán doanh nghiệp là kiểm soát toàn bộ hoặc chi phối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị mua lại.

+ Ở Cộng hoà Liên bang Nga: doanh nghiệp được coi là một loại sản nghiệp và được mua bán trên thị trường mua bán doanh nghiệp quy định tại Điều 132 mục 3 – Đối tượng quyền dân sự – Chương 6 – Những quy định chung bộ luật dân sự Liên bang Nga (phần 1 có hiệu lực từ ngày 30/9/1994 số 51 – Liên bang Nga; phần 2 có hiệu lực từ ngày 26/01/1996 số 14 – Liên bang Nga; phần 3 có hiệu lực từ ngày 26/10/2001 số 146 Liên bang Nga; phần 4 có hiệu lực từ ngày 18/12/2006 số 230 – Liên bang Nga) sửa đổi, bổ sung ngày 07/5/2013?

Quy định của pháp luật Cộng hoà Liên bang Nga đã xác định rõ doanh nghiệp là một khối tài sản thống nhất để thực hiện mục tiêu kinh doanh của chủ sở hữu doanh nghiệp, khối tài sản đó bao gồm các loại tài sản hữu hình, tài sản vô hình và các quyền về tài sản. Khối tài sản “doanh nghiệp” đó là đối tượng của hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Đây là quy định rõ ràng để nhận diện quan hệ mua bán doanh nghiệp tại Nga.

Dù được định nghĩa và tiếp cận khác nhau với các quy định về hình thức mua bán doanh nghiệp nhưng điểm chung trong quan niệm về mua bán doanh nghiệp của các quốc gia trên được thể hiện ở hai điểm sau đây:

Một là, đối tượng mà các bên hướng tới trong việc mua bán doanh nghiệp chính là “doanh nghiệp” (gọi chung là doanh nghiệp mục tiêu).

Hai là, hệ quả của việc mua bán doanh nghiệp phải đạt đến khả năng kiểm soát hoặc chi phối được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mục tiêu thông qua việc mua tài sản hoặc cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp đó. Theo đó, tỉ lệ phần vốn góp/cổ phần được mua trong thương vụ múa bán doanh nghiệp phải đạt đến khả năng đủ để kiểm soát được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mục tiêu (gọi là phần vốn góp/cổ phần chi phối).

Khái niệm mua bán doanh nghiệp ở Việt nam

Ở Việt Nam, thuật ngữ “mua bán doanh nghiệp” được đề cập chủ yếu trong các văn bản: Luật Doanh nghiệp năm 2014 trước kia (Hiện nay, đang áp dụng luật doanh nghiệp năm 2020), Luật Cạnh tranh năm 2018, Nghị định số 128/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 về bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước (sau đây viết tắt là Nghị định số 128/2014 NĐ-CP).

Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã đề cập đến khái niệm “bán doanh nghiệp” khi quy định về quyền được bán doanh nghiệp của chủ doanh nghiệp tư nhân (khoản 1 Điều 187 Luật Doanh nghiệp năm 2014). Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp năm 2014 chỉ dừng lại ở việc gọi tên hiện tượng mà chưa có bất cứ định nghĩa cụ thể nào về bán doanh nghiệp.

Trong luật doanh nghiệp năm 2020 thì vấn đề “bán doanh nghiệp” được quy định tại điều 192 với nội dung:

Điều 192. Bán doanh nghiệp tư nhân

  1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho cá nhân, tổ chức khác.
  2. Sau khi bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua và chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận khác.
  3. Chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua doanh nghiệp tư nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật về lao động.
  4. Người mua doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật này.

Như vậy, một lần nữa luật doanh nghiệp của Việt Nam chưa xử lý vấn đề này một cách cụ thể. Tuy nhiên, trên thực tế việc mua bán doanh nghiệp vẫn diễn ra với các loại hình công ty khác nhau thông qua hình thức chuyển nhượng vốn (đối với công ty TNHH) và chuyển nhượng cổ phần đối với Công ty cổ phần. Việc chưa có quy định cụ thể một chế định về mua bán doanh nghiệp có thể làm phát sinh nhiều hệ lụy pháp lý liên quan đến thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp trước, trong và sau quá trình mua bán.

Nghị định số 128/2014/NĐ-CP cũng đã đề cập đến khái niệm bán doanh nghiệp với bản chất là “việc chuyển đổi sở hữu toàn bộ một doanh nghiệp hoặc đơn vị hạch toán phụ thuộc cho tập thể, cá nhân hoặc pháp nhân khác có thu tiền”. Khái niệm “bán doanh nghiệp” theo quy định tại Nghị định này được tiếp cận tương đối hẹp khi chỉ điều chỉnh việc mua bán các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Chính vì vậy, việc mua bán các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không được đặt ra ở văn bản này.

Một cách tiếp cận khác về mua bán doanh nghiệp cũng đã được đề cập trong Luật Cạnh tranh năm 2018 tại khoản 4 Điều 29, theo đó:

“mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tàỉ sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại”.

Với khái niệm này, Luật Cạnh tranh năm 2018 đã chỉ rõ, việc mua lại doanh nghiệp có một số đặc điểm:

Một là, chủ thể mua và bán doanh nghiệp là doanh nghiệp;

Hai là, hình thức mua lại là toàn bộ tài sản doanh nghiệp hoặc một phần tài sản doanh nghiệp;

Ba là, hệ quả của việc mua lại doanh nghiệp phải dẫn đến việc bên mua kiểm soát, chi phối được toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.

Có thể nói, nếu như cách tiếp cận về khái niệm mua bán doanh nghiệp ở Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Nghị định số 128/2014/NĐ-CP mang tính chất là luật “mở đường”, dừng lại ở việc trao quyền cho các chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được thực hiện quyền giao kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp thì Luật Cạnh tranh năm 2018 lại quan tâm đến khả năng kiểm soát, chi phối của doanh nghiệp sau thương vụ mua bán doanh nghiệp. Sở dĩ có sự khác biệt nêu trên là vì, bản chất của Luật Cạnh tranh năm 2018 là luật mang tính chất kiểm soát các hành vi có khả năng xâm hại trật tự cạnh tranh. Với ý nghĩa như vậy, hoạt động mua bán doanh nghiệp được tiếp cận trong Luật Cạnh tranh năm 2018 dưới khía cạnh là kiểm soát chi phối doanh nghiệp sau mua bán doanh nghiệp khi doanh nghiệp đó ảnh hưởng đến cạnh tranh trên thị trường.

Tóm lại: Xem xét từ khía cạnh bản chất mua bán doanh nghiệp thì tất cả các hình thức, cách thức mua tài sản, mua nợ, nhận chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần… dẫn đến hệ quả là một bên kiểm soát hay chi phối được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác thì hiện tượng đó được coi là mua bán doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong mối liên hệ phù họp với khái niệm “doanh nghiệp” tại Việt Nam, quan niệm về mua bán doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chí sau:

Tiêu chí đầu tiên, cần phải làm rõ khi xây dựng quan niệm hoặc khái niệm về mua bán doanh nghiệp là việc chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ chuyển quyền sở hữu doanh nghiệp cho bên mua theo những cách thức nào? Tiêu chí này nhằm phân biệt giữa mua bán doanh nghiệp và mua bán tài sản của doanh nghiệp, phân biệt giữa mua bán doanh nghiệp với các hình thức đầu tư góp vốn vào vốn điều lệ của doanh nghiệp với tính chất là đầu tư tài chính.

Theo nguyên lý chung thi cách thức hình thành tư cách chủ sở hữu doanh nghiệp được thực hiện bằng hành vi góp vốn của tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp. Từ đó, một chủ thể muốn trở thành chủ sở hữu mới của doanh nghiệp thì chủ thể đó phải mua lại phần vốn góp vào doanh nghiệp của chủ sở hữu doanh nghiệp mục tiêu. Như vậy, tiêu chí thứ nhất có bốn nội dung cần làm rõ:

+ Đối tượng của mua bán doanh nghiệp là doanh nghiệp;

+ Để mua được doanh nghiệp thì phải có hành vi góp vốn vào vốn điều lệ của doanh nghiệp mục tiêu;

+ Hành vi góp vốn đó thể hiện qua hình thức bên mua sẽ mua lại (nhận chuyển nhượng) phần vốn góp, cổ phần của chủ sở hữu doanh nghiệp mục tiêu, điều đó có nghĩa là chủ thể bán doanh nghiệp phải là chủ sở hữu doanh nghiệp mục tiêu.

Qua các nội dung trên sẽ phân biệt mua bán doanh nghiệp với mua bán tài sản của doanh nghiệp vì chủ thể bán tài sản của doanh nghiệp là doanh nghiệp khác với chủ thể bán doanh nghiệp là chủ sở hữu doanh nghiệp.

Tiêu chí thứ hai, cần phải làm rõ khi xây dựng quan niệm về mua bán doanh nghiệp: xác định hệ quả mua bán doanh nghiệp là bên mua phải đạt được khả năng kiểm soát hoặc chi phối được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mục tiêu thông qua việc bên mua nhận chuyển nhượng phần vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp mục tiêu. Tỉ lệ phần vốn nhận chuyển nhượng phải đạt đến khả năng đủ để kiểm soát được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mục tiêu (gọi là phần vốn góp/cổ phần chi phối). Pháp luật hoặc Điều lệ doanh nghiệp sẽ quy định về tỉ lệ vốn chi phối có quyền biểu quyết thông qua các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp. Tiêu chí thứ hai để phân biệt giữa các trường hợp mua bán doanh nghiệp với hình thức đầu tư tài chính mua bán phần vốn góp, cổ phần mà bên mua lại phần vốn góp, cổ phần không tham gia quản lý, điều hành, kiểm soát doanh nghiệp.

 

Trên đây, ACC đã giúp bạn tìm hiểu mua bán doanh nghiệp là gì. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có câu hỏi thắc mắc xin vui lòng liên hệ website của Công ty Luật ACC để được giải đáp nhé.

Đánh giá post

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin