Một vòng hồ Tây bao nhiêu km? Đôi nét về hồ Tây
Một vòng Hồ Tây bao nhiêu km là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Hôm nay, cùng GiaiNgo tìm câu trả lời và tìm hiểu ngay những nét đặc trưng về Hồ Tây nhé!
Hồ Tây không chỉ thu hút nhiều khách du lịch đến thăm quan mà nó còn là nơi mà người dân Hà Nội thư giãn, đạp xe, chạy bộ sau một ngày làm việc mệt mỏi. Tuy nhiên, không mấy ai biết được một vòng Hồ Tây bao nhiêu km dù là dân khu này. Vì thế hôm nay hãy để GiaiNgo khám phá và tìm câu trả lời cho câu hỏi này nhé.
Mục Lục
Một vòng hồ Tây bao nhiêu km?
Hồ Tây ở đâu?
Hồ Tây thuộc địa phận quận Tây Hồ, ở phía Tây Bắc của Hà Nội.
Một số thông tin cơ bản về hồ Tây:
Khu vược
Quận Tây Hồ, Hà Nội
Kiểu hồ
Nước ngọt
Nguồn cấp nước chính
Sông Hồng
Nguồn thoát nước chính
Sông Hồng
Quốc gia lưu vực
Việt Nam
Diện tích bề mặt
5,3 K,
Thời gian giữ lại nước
365 ngày/năm
Một vòng hồ Tây bao nhiêu km?
Một vòng hồ Tây khoảng gần 20 km. Đi một vòng hồ Tây bạn sẽ được chiêm ngưỡng những con đường thơ mộng thu hút nhiều khách du lịch. Hồ Tây rất rộng và thoáng, không chỉ vậy nước hồ Tây có màu xanh dương pha chút nâu do các loại động thực vật phù du ở dưới đáy hồ tạo nên.
Từ rất lâu về xưa, hồ Tây thường được các vua chúa phong kiến lấy làm nơi nghỉ ngơi và cũng thường được lấy làm trung tâm vui chơi giải trí. Xung quanh hồ lúc bấy giờ có đến tận 21 phường, một số phường nổi tiếng như là phường Thạch Lâm, Thuỵ Khuê, phường Hồ Khẩu…; và được xây dựng rất nhiều công trình lâu đài nguy nga, tráng lệ xung quanh.
Hồ Tây cũng đã lọt trong top 15 địa điểm du lịch thú vị nhất Hà Nội và được rất nhiều khách du lịch yêu thích đặc biệt là các du khách quốc tế.
Điều đặc biệt là trong lòng hồ cũng còn sót lại những dấu tích từ các trận chiến ngày xưa và rất nhiều hoa sen. Vẻ đẹp này góp phần tạo dấn ấn Việt Nam trong mắt của du khách nước ngoài.
Đôi nét về hồ Tây
Giới thiệu hồ Tây
Sách Tây Hồ Chí có ghi chép rằng: Hồ Tây đã có từ thời vua Hùng Vương, lúc đó hồ Tây chỉ là một chiếc bến nằm giáp bên sông Hồng. Vì thuộc thôn Long Đỗ thuộc động Lâm Ấp, nên được người dân nơi này gọi là bến Lâm Ấp.
Vào thời Hai Bà Trưng bến Lâm Ấp thông với con sông Hồng, bao bọc xung quanh toàn là rừng cây. Có rất nhiều loại thực vật sinh trưởng như lim, tre ngà, lau sậy, bàng, gỗ tầm…cùng với một số loại thú quý hiếm khác.
Ở thời này xung quanh hồ có rất ít người sinh sống, và họ thường săn bắt thú rừng, bắt các loại tôm, cá, cua và tự trồng trọt để sinh tồn. Dưới đời Lý, Trần, thì hồ này là một thắng cảnh được các vua chúa chú ý và bắt đầu khai thác.
Nhân dân thời ấy đã biến nơi đây và bắt đầu khai hoang, lập ấp, nuôi tằm, dệt vải….Hơn hết các vua chúa cũng cho xây dựng nhiều cung điện xung quanh hồ để làm nơi nghỉ mát và giải trí.
Hồ Tây có rất nhiều tên gọi khác nhau qua nhiều năm lịch sử như: bến Lâm Ấp, đầm Xác Cáo, bến Nước, đầm Xác Cáo, hồ Dâm Đàm, hồ Lãng Bạc, Đoài Hồ.
Mỗi một tên gọi đều có ý nghĩa riêng và liên quan đến những câu chuyện, truyền thuyết hay huyền thoại dân gian.
Về mặt khoa học – địa lý thì Hồ Tây là một hồ ngoại sinh, có hình lòng chảo, nó được hình thành chủ yếu do bị xâm thực của sông Hồng.
Từ một chốn rừng sâu, đầm lầy hoang hóa, trải qua nhiều thời gian được khai khoang và xây dựng của bao nhiêu thế hệ.
Hồ Tây hiện giờ đã trở thành một thắng cảnh văn hóa, đồng thời là nơi du lịch nổi tiếng của mảnh đất Thủ Đô nghìn năm văn hiến.
Ẩm thực hồ Tây
Ẩm thực Hồ Tây cũng rất phong phú và đa dạng, rất hấp dẫn với những món ăn đậm nét đặc trưng người dân Hà Nội. Bạn hãy thử món Kem Hồ Tây và bánh tôm trên đường Thanh Niên chắc chắn là hai món ăn đầu tiên khi bạn đặt chân đến nơi này.
Dù là thời tiết nóng hay lạnh như thế nào đi chăng nữa, bạn cũng sẽ dễ dàng bắt gặp cảnh tượng mọi người đứng xếp hàng dài để chờ đợi mua kem và bánh tôm khi đến Hồ Tây.
Những món ăn vặt đầy dân giã nhưng lại mang sức hút lạ kỳ đối với bao thế hệ dù già hay trẻ bởi lẽ hương vị này rất khác biệt và chỉ có tại nơi đây.
Đặc biệt xung quanh Hồ Tây cũng có rất nhiều nhà hàng sang trọng đến từ nhiều phong cách ẩm thực khác nhau từ Á sang Âu đều có.
Bạn sẽ được tận hưởng một bữa ăn tối đầy ấm cúng cùng với những giây phút thư giãn tản bộ quanh hồ. Hay có thể tận hưởng hương thơm ngào ngạt của thịt nướng trong tiết trời se se lạnh,… Tất cả những điều này hòa quyện, kết hợp lại sẽ khiến chuyến du lịch Hồ Tây của bạn trở nên thật sự rất thoải mái và thư giãn.
Phương tiện đi lại tại hồ Tây
Nếu như việc tản bộ quanh hồ vào buổi tối là rất lãng mạn, đồng thời rèn luyện sức khỏe và có thể hít thở được không khí trong lành nơi này. Thì ban ngày bạn lại có thể thuê xe đạp hoặc 1 chiếc xe máy để dạo quanh khám phá một vòng Hồ Tây, nó sẽ tạo cảm giác mới mẻ và rất thú vị khác đấy.
Và ngắm nhìn khung cảnh Hồ Tây vào ban ngày sẽ có những nét đẹp riêng mà buổi tối không có. Đây cũng là địa điểm chụp ảnh đẹp ở Hà Nội mà bạn không nên bỏ qua.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đi theo những tour khám phá hồ Tây bằng xe điện. Đây là lựa chọn được rất nhiều du khách nước ngoài ưa chuộng vì giúp họ có thể khám phá được trọn vẹn từng khung cảnh Hồ Tây.
Câu hỏi thường gặp
Đạp xe một vòng hồ Tây bao nhiêu calo?
Đạp xe một vòng hồ Tây có thể đốt cháy khoảng 600 calo. Tùy thuộc vào trọng lượng và mức độ mà bạn đạp xe, năng lượng bị đốt cháy có thể đến 670 calo trong 30 phút.
Hồ Tây rộng bao nhiêu km?
Hiện nay chưa có thông tin Hồ Tây rộng bao nhiêu km. GiaiNgo sẽ cập nhật thông tin đến bạn đọc trong thời gian tới.
Về diện tích bề mặt hồ Tây rơi vào khoảng 5,3km.
Hồ Tây sâu nhất bao nhiêu mét?
Hồ Tây rất nông, chỗ sâu nhất cũng chỉ khoảng 2,5m, còn trung bình hồ chỉ sâu từ 1 – 2m.
Chu vi hồ Tây
Hồ Tây có chu vi vòng ngoài khoảng 14,8 km.
Diện tích hồ Tây
Hồ Tây có diện tích hơn 5,3 km² tương đương hơn 500 ha.
Trên đây là mọi thông tin cần thiết về Hồ Tây cũng như đáp án cho câu hỏi một vòng Hồ Tây bao nhiêu km? Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn và cùng đồng hành với GiaiNgo trong những bài viết tiếp theo nhé!