Một trong ba phương châm của công cuộc cải cách giáo dục phổ thông ở Việt Nam trong những năm 1950-1953 là?
Câu hỏi:
Một trong ba phương châm của công cuộc cải cách giáo dục phổ thông ở Việt Nam trong những năm 1950-1953 là?
A.“Đại chúng hóa”
B.“Phục vụ chiến đấu”
C.“Phát triển xã hội”
D.“Phục vụ sản xuất”
Đáp án đúng D.
Một trong ba phương châm của công cuộc cải cách giáo dục phổ thông ở Việt Nam trong những năm 1950-1953 là Phục vụ sản xuất, cải cách giáo dục đề ra từ tháng 7 – 1950 được tiếp tục thực hiện theo 3 phương châm là phục vụ kháng chiến, phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh.
Giải thích lý do chọn đáp án đúng là D
– Tháng 2-1951, Đảng Cộng sản Đông Dương họp Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II tại Chiêm Hóa, Tuyên Quang.
– Nội dung:
+ Thông qua Báo cáo chính tri của Chủ tịch Hồ Chí Minh và báo cáo Bàn về Cách mạng Việt Nam của Tổng Bí thư Trường Chinh. Trong đó, Báo cáo chính trị nêu nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam là “Tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại bọn can thiệp Mĩ, giành thống nhất, độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới”.
+ Đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.
+ Bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị của Đảng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và Trường Chinh làm Tổng Bí thư.
– Ý nghĩa: Đại hội đánh dấu bước trưởng thành của Đảng trong lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam.
Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp (1951-1953) là:
– Về chính trị:
+ Ngày 3 – 3 – 1951, Việt Minh và Hội Liên Việt hợp nhất thành Mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (Mặt trận Liên Việt). Đảng Lao động Việt Nam chính thức ra mắt Đại hội.
+ Ngày 11 – 3 – 1951, thành lập “Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào”.
– Về kinh tế:
+ Năm 1952, Đảng đề ra cuộc vận động tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
+ Đảng đưa ra các chính sách chấn chỉnh chế độ thuế khóa, xây dựng tài chính, ngân hàng và thương nghiệp.
+ Năm 1953, Đảng và Chính phủ quyết định giảm tô và cải cách ruộng đất. Từ tháng 4 – 1953 đến 7 – 1954 ta thực hiện 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất ở một số xã thuộc vùng tự do.
– Về văn hóa – giáo dục: Cải cách giáo dục đề ra từ tháng 7 – 1950 được tiếp tục thực hiện theo 3 phương châm: Phục vụ kháng chiến, phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh.