Một tín chỉ bao nhiêu tiết? Đào tạo theo tín chỉ có những ưu nhược điểm gì?
Tín chỉ là gì, 1 tín chỉ có bao nhiêu tiết, học trong thời gian bao lâu. Bạn đang băn khoăn về những vấn đề này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
Tín chỉ là gì? Một tín chỉ bao nhiêu tiết?
Tín chỉ là gì?
Tín chỉ là được coi là một đơn vị dùng để đo lường mức độ học tập của một hệ thống ECTS. 1 tín chỉ sẽ được quy định tương đương 15 tiết học lý thuyết, cùng 30 tiết thực hành và thí nghiệm hoặc là thảo luận, bằng đúng 60 giờ thực tập tại các cơ sở hoặc là bằng 45 giờ sinh viên làm tiểu luận, làm bài tập lớn, đồ án hoặc là khoá luận tốt nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc sinh viên tiếp thu được một tín chỉ thì phải phải dành ít nhất là 30 giờ chuẩn bị ngoài giờ lên lớp.
Một tín chỉ bao nhiêu tiết?
>> Xem thêm: Cách tính điểm xếp loại bằng tốt nghiệp đại học mới nhất
Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 – 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 – 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 – 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp.
Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.
Hiệu trưởng các trường quy định cụ thể số tiết, số giờ đối với từng học phần cho phù hợp với đặc điểm của trường.
Vậy 1 năm học sẽ có bao nhiêu tín chỉ?
Trên thực tế thì việc lựa chọn tín chỉ sẽ tùy thuộc vào năng lực và việc sắp xếp thời gian cho phù hợp của sinh viên. Và để các bạn có thể rõ ràng hơn việc đăng ký, trong một ngày. Các bạn có thể học 18 tiết (6 tiết sáng, 6 tiết chiều, 6 tiết tối).
Như vậy, có thể tính ra trong 1 năm học, các sinh viên có thể đăng ký tối đa là 84 tín chỉ. (còn với những bạn không học hè là 70 tín chỉ).
Những ưu nhược điểm khi đăng ký tín chỉ
Ưu điểm
- Đào tạo theo tín chỉ – lấy sinh viên làm trung tâm – phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học
Sinh viên sẽ được tự học, tự nghiên cứu và quá trình này sẽ được tính vào nội dung, cũng như thời lượng học. Từ đó hình thức này cũng giúp giảm thiểu sự nhồi nhét kiến thức của giảng viên và phát huy được sự sáng tạo, chủ động cho sinh viên.
- Tạo được sự mềm dẻo, linh hoạt trong các môn học
Tính linh hoạt và mềm dẻo là ưu điểm nổi bật mà chương trình học tín chỉ đem lại. Cụ thể, nó bao gồm các khối kiến thức chung, cũng như kiến thức chuyên ngành, cận chuyên ngành.
>> Xem thêm: Tín chỉ là gì?
- Sinh viên được linh hoạt về thời gian tốt nghiệp
Nếu như các phương thức đào tạo truyền thống, sinh viên đúng hạn mới được ra trường thì khi học theo tín chỉ sinh viên có thể quyết định thời gian tốt nghiệp. Nếu muốn ra trường sớm thì người học phải tích lũy được nhiều tín hơn. Bạn có thể tốt nghiệp sau 3,5 năm, 4 năm, 5 năm, điều này chắc chắn sẽ phụ thuộc vào chính bản thân bạn.
- Được liên thông giữa các cấp đào tạo và giữa các ngành đào tạo
Phương pháp này sẽ tạo được sự liên thông giữa các cấp đào tạo đại học hay giữa các ngành đào tạo khác nhau của cùng một trường đại học. Thậm chí xa hơn nữa là giữa cơ sở đào tạo đại học của quốc gia này với các quốc gia khác trên thế giới.
- Thời gian học tập linh hoạt
Áp dụng hình thức đào tạo theo tín chỉ sẽ giúp sinh viên có thể tự lựa chọn môn học, thời gian, thầy cô giảng dạy. Người học hoàn toàn có khả năng sắp xếp lịch học để thực hiện được đồng thời các công việc khác như làm thêm,..
- Giảm thiểu chi phí trong giảng dạy
Chi phí chắc chắn sẽ được tiết kiệm hơn bởi người học sẽ chỉ phải trả tiền các tín chỉ mà mình đăng ký, chứ không theo năm học.
Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm kể trên thì đào tạo tín chỉ cũng tồn tại những khó khăn trong quá trình dạy và học.
- Kiến thức không đầy đủ, cắt vụn kiến thức
Hiện nay hầu hết hình thức đào tạo theo tín chỉ ở các trường thì môn học sẽ bị chia nhỏ: 2,3,4 tín. Đây là lý do mà giảng viên thường không đủ thời gian để trình bày kiến thức đầy đủ, bài bản theo trình tự diễn biến liên tục cho sinh viên. Nó sẽ rất bất lợi với những ai lười tự học hay lười nghiên cứu.
Giải pháp cho trường hợp này là không thiết kế các module quá nhỏ dưới 3 tín chỉ.
- Sinh viên khó gắn kết với nhau
Vì sinh viên có thể tự do lựa chọn môn học nên đa phần các lớp học theo module không ổn định.
Trên đây chính là các thông tin quan trọng để giải đáp cho câu hỏi về một tín chỉ bao nhiêu tiết? Hy vọng chúng sẽ giúp bạn có thể lên kế hoạch học tập phù hợp và đúng đắn nhất.