Một số vấn đề về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Một số vấn đề về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (quyết định) là quyết định của người có thẩm quyền áp dụng chế tài xử phạt đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính. Quyết định phải được mọi cá nhân, tổ chức tôn trọng và thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều quyết định không được thực hiện một cách nghiêm túc và người có thẩm quyền phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (cưỡng chế). Cưỡng chế là một việc phức tạp, dễ xảy ra khiếu nại, khởi kiện do đó người có thẩm quyền cần phải tuân thủ đúng trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật, đặc biệt cần lưu ý một số vấn đề sau:

Thứ nhất, những trường hợp cưỡng chế: Cưỡng chế được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt VPHC không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt khi đã đã quá thời hạn chấp hành; quá thời hạn hoãn chấp hành quyết định xử phạt; quá thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.


Công trình vi phạm trật tự xây dựng (minh họa)

Thứ hai, nguyên tắc cưỡng chế:Việc cưỡng chế chỉ thực hiện khi có quyết định cưỡng chế của người có thẩm quyền; việc cưỡng chế phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế và tình hình thực tế của địa phương; việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế phải tuân theo thứ tự và chỉ áp dụng biện pháp tiếp theo khi không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế trước hoặc đã áp dụng nhưng chưa thu đủ số tiền bị cưỡng chế: khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập; kê biên tài sản; thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do cá nhân, tổ chức khác đang giữ; buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

Thứ ba, gửi quyết định cưỡng chế: Nếu biện pháp cưỡng chế là kê biên tài sản; thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do cá nhân, tổ chức khác đang giữ; buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì quyết định cưỡng chế phải gửi đến Chủ tịch UBND xã nơi tổ chức cưỡng chế, để phối hợp thực hiện. Quyết định cưỡng chế phải được gửi trực tiếp hoặc đường bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thời hạn thi hành quyết định cưỡng chế là 15 ngày kể từ ngày nhận quyết định, trừ trường hợp quyết định có ghi thời hạn dài hơn thì áp dụng theo thời hạn đó.

Thứ tư, trách nhiệm tổ chức thi hành đối với quyết định cưỡng chế của Chủ tịch UBND các cấp: Đối với quyết định cưỡng chế của Chủ tịch UBND các cấp thì Chủ tịch UBND ra quyết định cưỡng chế căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND để phân công cơ quan chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế. Việc phân công cơ quan chủ trì phải trên nguyên tắc vụ việc thuộc lĩnh vực chuyên môn của cơ quan nào thì giao cơ quan đó chủ trì; trường hợp vụ việc liên quan đến nhiều cơ quan thì căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để quyết định giao cho một cơ quan chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế.

Thứ năm, các biện pháp bảo đ