Một số thông tin về quyền của người cao tuổi ở Hàn Quốc

Giới thiệu chung[1]
Dân số già là vấn đề toàn cầu. Hàn Quốc sẽ bước vào ngưỡng dân số đang già (aging society) vào năm 2000 (với tỷ lệ người cao tuổi chiếm hơn 7% tổng dân số) và bước vào giai đoạn dân số già (aged society) vào năm 2017 (hơn 14% người cao tuổi trong tổng dân số). Theo dự đoán, xã hội Hàn Quốc sẽ trở thành xã hội dân số siêu già (super-aged society) vào năm 2026 với hơn 20% dân số là người cao tuổi và số lượng này sẽ vượt quá 40% tổng dân số vào năm 2065.
Cùng với dân số già, Hàn Quốc cũng đối mặt với tỷ lệ sinh thấp. Vì vậy, Hàn Quốc cần giải quyết những khó khăn trong suy giảm lực lượng lao động, tăng số người hưởng lương hưu và sử dụng phúc lợi xã hội trong tương lai gần. Cụ thể, hầu hết người cao tuổi ở Hàn Quốc dễ bị tổn thương về kinh tế và đối mặt với các vấn đề liên quan đến sức khỏe, gia tăng chi phí y tế và cần được chăm sóc sức khỏe. Hơn nữa, họ cũng đối mặt với khả năng mất việc không mong muốn và khó khăn để được tuyển dụng lại. Người cao tuổi cũng có nhiều khả năng bị vi phạm quyền con người trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống bao gồm những định kiến xã hội, bị phân biệt đối xử và lạm dụng.
      Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng các kế hoạch cơ bản để đối phó với tỷ lệ sinh thấp và xã hội dân số già, trong đó có những nỗ lực để giải quyết vấn đề dân số già với nhiều biện pháp khác nhau. Tuy nhiên, Chính phủ Hàn Quốc có xu hướng giải quyết vấn đề từ góc độ kinh tế nhiều hơn từ góc độ quyền con người của người cao tuổi. Vì vậy, Cơ quan Nhân quyền quốc gia Hàn Quốc (NHRCK) đã có những nghiên cứu để đảm bảo quyền của người cao tuổi từ góc độ nhân quyền.

  1. Vai trò của NHRCK với thúc đẩy quyền con người của người cao tuổi

NHRCK đã ban hành 01 báo cáo về quyền con người của người cao tuổi vào tháng 8/2018 nhằm thay đổi góc nhìn của cộng đồng đối với quyền của người cao tuổi và cung cấp những giải pháp cơ bản để đảm bảo quyền lợi của đối tượng này. Báo cáo bao gồm 5 Chương (bối cảnh, khái niệm và xu hướng quốc tế đối với quyền con người của người cao tuổi, pháp luật trong nước và nước ngoài, chính sách và quy định về quyền con người của người cao tuổi, các khuyến nghị).
Báo cáo này gồm 06 lĩnh vực quyền con người của người cao tuổi dựa trên các nghiên cứu trong nước trước đây, các nội dung thảo luận trong cộng đồng quốc tế và kết quả khảo sát của NHRCK vào năm 2017. NHRCK đã tiến hành khảo sát trên 1.000 người cao tuổi và 500 người trẻ và trung niên về kinh nghiệm liên quan đến quyền con người của người cao tuổi để cung cấp thêm thông tin, làm cơ sở xem xét đề xuất các khuyến nghị.

  1. Các vấn đề chính về quyền con người của người cao tuổi

 Tại Hàn Quốc, tỷ lệ người cao tuổi và người cao tuổi nghèo tự tử cao là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất liên quan đến quyền con người của người cao tuổi. Bên cạnh đó, quyền con người của người cao tuổi còn bao gồm khả năng bị lạm dụng, người cao tuổi phải chăm sóc lẫn nhau, ông bà chăm sóc cháu, an toàn, quyền làm việc,….Cụ thể như sau:
2.1. Người cao tuổi nghèo
Hệ thống cơ chế bảo vệ thu nhập sau về hưu ở Hàn Quốc có cấu trúc phức tạp. Đối với lương hưu công cộng, lương cơ bản (250.000won) được cung cấp cho người cao tuổi có mức thu nhập dưới 70% mức thu nhập trung bình. Mặc dù Hàn Quốc có nhiều hệ thống khác nhau để bảo vệ người cao tuổi không rơi vào cảnh nghèo đói, tỷ lệ người cao tuổi nghèo vẫn là 46,7% vào năm 2016, cao nhất trong khối các nước OECD và cao hơn 3 lần mức trung bình của OECD. Tỷ lệ thay thế thu nhập sau nghỉ hưu là 40% và thấp so với các nước OECD khác nhau Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh và Đức. Tỷ lệ người hưởng bảo hiểm tư nhân là 24% tổng số người cao tuổi.
Theo khảo sát khoảng 24% người cao tuổi trả lời không nhận được trợ giúp từ Chính phủ mặc dù sống ở mức nghèo. Kết quả khảo sát cũng cho thấy 35% người cao tuổi không chuẩn bị cho những năm sau nghỉ hưu mà chủ yếu sử dụng tiền tiết kiệm và lương hưu.
2.2. Tự tử ở người cao tuổi và chết trong cô đơn
Số lượng các vụ tự tử và tỷ lệ tự tử tại Hàn Quốc được thống kê từ năm 2013 và tổng tỷ lệ là 25,7 người/100.000 người năm 2016. Người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên có số lượng tự tử tăng gấp đôi đến 53.3 và tỷ lệ người cao tuổi là nam giới tự tử nhiều hơn nữ giới. Tỷ lệ tự tử của đàn ông ở độ tuổi 70 và 80 tăng cao đến 90.3 và 150.5 người/100.000 người. Đây là vấn đề nghiêm trọng ở Hàn Quốc hiện nay.
Theo khảo sát 26% người cao tuổi trả lời họ đã từng một lần nghĩ đến kết thúc cuộc sống và tỷ lệ này tăng lên ở những người có ít điều kiện học tập, không có vợ/chồng hoặc điều kiện kinh tế khó khăn. Bên cạnh đó, 23,6% người được hỏi nói rằng họ sợ chết trong cô đơn và tỷ lệ người trong tuổi 70 và 80 trả lời “có” cao hơn những người ở tuổi khác. Đặc biệt là người cao tuổi thuộc các đối tượng ít điều kiện học tập, không có vợ/chồng hoặc điều kiện kinh tế khó khăn cũng lo ngại sẽ chết trong cô đơn.
2.3. Bị lạm dụng và an toàn
Theo Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội Hàn Quốc có khoảng 4.300 trường hợp người cao tuổi bị lạm dụng về tinh thần, thể chất và bị bỏ mặc, tỷ lệ tương ứng là 40%, 30% và 10%. Người lạm dụng có thể là con trai, vợ/chồng, con gái và người tuyển dụng tại các tổ chức phúc lợi cho người cao tuổi.
Khảo sát của NHRCK chỉ ra rằng 25,8% người cao tuổi có kiến thức và kinh nghiệm bảo đảm an toàn. Theo đó, xã hội Hàn Quốc cần nhanh chóng giải quyết các vấn đề bổ sung kiến thức và kinh nghiệm để bảo đảm an toàn đối với khả năng tai nạn của người cao tuổi như ngã, tai nạn giao thông, sử dụng chất gây nghiện, bị mất tích.
2.4. Lao động chăm sóc
Khi xã hội Hàn Quốc bước vào giai đoạn già hóa dân số, một bối cảnh mới mở ra nơi những người từ 60 tuổi trở lên cần chăm sóc cho cha mẹ già hơn của họ. Đây là một nét văn hóa của người Hàn Quốc, theo đó con cái có nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ. Bên cạnh đó, các ông bà hiện cũng thực hiện chăm sóc các cháu của mình do thiếu hệ thống chăm sóc trẻ và để tiết kiệm chi phí. Theo thống kê, các ông bà không tự nguyện chăm sóc cháu mà xuất phát từ yêu cầu của các con (76%) cao hơn so với tỷ lệ tự nguyện (24%).
2.5. Quyền làm việc
Theo thống kê, khoản 61% người Hàn Quốc trong độ tuổi từ 55 đến 79 mong muốn được tiếp tục làm việc và một trong những lý do chính là để trang trải cuộc sống. Năm 2015, Hàn Quốc có tỷ lệ người lao động cao tuổi làm việc cao hơn so với các nước OECD khác.
Khảo sát của NHRCK chỉ ra rằng 60% người cao tuổi trả lời họ không thể tìm được công việc họ muốn do giới hạn độ tuổi và khoảng 45% nói rằng có họ bị phân biệt đối xử về tuyển dụng, lương, công việc, vị trí và những vấn đề khác. Hơn nữa, khoảng 48% người cao tuổi trả lời họ không được làm việc trong môi trường tương ứng với độ tuổi, giảm giờ làm, bảo đảm về các quyền lợi khác và 61% trả lời họ phải nghỉ hưu khi đến tuổi.
2.6. Chết trong danh dự (Death with dignity)
Theo khảo sát của NHRCK, trên 80% người cao tuổi đồng ý với việc sử dụng dịch vụ chăm sóc dành cho người hấp hối và chết trong danh dự (chống lại việc điều trị kéo dài cuộc sống vô nghĩa) và những người trẻ và trung niên cũng có tỷ lệ tán thành cao. Về câu hỏi liệu xã hội Hàn Quốc có cung cấp chăm sóc dành cho người hấp hối, tỷ lệ bị từ chối chỉ ra rằng cần bổ sung các quy định chính sách và thể chế.
Hàn Quốc đã ban hành Luật về các quyết định về điều trị duy trì sự sống cho bệnh nhân trong chăm sóc dành cho người hấp hối và chăm sóc giảm nhẹ đau đớn hoặc kết thúc cuộc sống (Act on Decisions on Life-sustaining Treatment for Patients in Hospice and Palliative Care or at the End of Life) vào năm 2016 và có hiệu lực vào tháng 8/2017. Nhiều sự chú ý tập trung vào việc triển khai của Luật này như việc kết thúc duy trì sự sống được quyết định bởi ý chí của các thành viên trong gia đình hoặc phụ thuộc và vào lý do tài chính hơn là quyết định của bệnh nhân.

  1. Kết luận

Các vấn đề quyền con người đối với người cao tuổi ở Hàn Quốc là kết quả của quá trình phát triển kinh tế nhanh. Những người trẻ và người trung niên hiện đối mặt với tình trạng thiếu lao động, gia tăng chi phí hỗ trợ cho các thành viên trong gia đình với tỷ lệ sinh thấp, là những nguyên nhân chính dẫn đến xung đột thế hệ.
Theo khảo sát của NHRCK và nhiều dữ liệu khác, người cao tuổi Hàn Quốc có xu hướng suy nghĩ tiêu cực về thực tế hơn người trẻ và người trung niên. Việc này có thể do thiếu các thông tin đào tạo bao gồm đào tạo về quyền con người và những hoàn cảnh đặc thù của Hàn Quốc, văn hóa trong xã hội Hàn Quốc, các cuộc chiến tranh họ đã trải qua và những nét cơ bản về sự phát triển công nghiệp nhanh chóng của Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc cần tập trung xây dựng chính sách đối với người cao tuổi nghèo và các vấn đề tự tử ở mức cao nhất trong các nước OECD trong thời gian tới.
                                                                                                                        Nguyễn Thị Tuyết Giang, Vụ Pháp luật quốc tế

[1] Các thông tin được tham khảo từ tài liệu Hội nghị ASEM lần thứ ba về Xã hội cao tuổi và Quyền con người đối với người cao tuổi (http://www.2018asemhr.kr/eng/index.php)
 

Dân số già là vấn đề toàn cầu. Hàn Quốc sẽ bước vào ngưỡng dân số đang già (aging society) vào năm 2000 (với tỷ lệ người cao tuổi chiếm hơn 7% tổng dân số) và bước vào giai đoạn dân số già (aged society) vào năm 2017 (hơn 14% người cao tuổi trong tổng dân số). Theo dự đoán, xã hội Hàn Quốc sẽ trở thành xã hội dân số siêu già (super-aged society) vào năm 2026 với hơn 20% dân số là người cao tuổi và số lượng này sẽ vượt quá 40% tổng dân số vào năm 2065.Cùng với dân số già, Hàn Quốc cũng đối mặt với tỷ lệ sinh thấp. Vì vậy, Hàn Quốc cần giải quyết những khó khăn trong suy giảm lực lượng lao động, tăng số người hưởng lương hưu và sử dụng phúc lợi xã hội trong tương lai gần. Cụ thể, hầu hết người cao tuổi ở Hàn Quốc dễ bị tổn thương về kinh tế và đối mặt với các vấn đề liên quan đến sức khỏe, gia tăng chi phí y tế và cần được chăm sóc sức khỏe. Hơn nữa, họ cũng đối mặt với khả năng mất việc không mong muốn và khó khăn để được tuyển dụng lại. Người cao tuổi cũng có nhiều khả năng bị vi phạm quyền con người trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống bao gồm những định kiến xã hội, bị phân biệt đối xử và lạm dụng.Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng các kế hoạch cơ bản để đối phó với tỷ lệ sinh thấp và xã hội dân số già, trong đó có những nỗ lực để giải quyết vấn đề dân số già với nhiều biện pháp khác nhau. Tuy nhiên, Chính phủ Hàn Quốc có xu hướng giải quyết vấn đề từ góc độ kinh tế nhiều hơn từ góc độ quyền con người của người cao tuổi. Vì vậy, Cơ quan Nhân quyền quốc gia Hàn Quốc (NHRCK) đã có những nghiên cứu để đảm bảo quyền của người cao tuổi từ góc độ nhân quyền.NHRCK đã ban hành 01 báo cáo về quyền con người của người cao tuổi vào tháng 8/2018 nhằm thay đổi góc nhìn của cộng đồng đối với quyền của người cao tuổi và cung cấp những giải pháp cơ bản để đảm bảo quyền lợi của đối tượng này. Báo cáo bao gồm 5 Chương (bối cảnh, khái niệm và xu hướng quốc tế đối với quyền con người của người cao tuổi, pháp luật trong nước và nước ngoài, chính sách và quy định về quyền con người của người cao tuổi, các khuyến nghị).Báo cáo này gồm 06 lĩnh vực quyền con người của người cao tuổi dựa trên các nghiên cứu trong nước trước đây, các nội dung thảo luận trong cộng đồng quốc tế và kết quả khảo sát của NHRCK vào năm 2017. NHRCK đã tiến hành khảo sát trên 1.000 người cao tuổi và 500 người trẻ và trung niên về kinh nghiệm liên quan đến quyền con người của người cao tuổi để cung cấp thêm thông tin, làm cơ sở xem xét đề xuất các khuyến nghị.Tại Hàn Quốc, tỷ lệ người cao tuổi và người cao tuổi nghèo tự tử cao là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất liên quan đến quyền con người của người cao tuổi. Bên cạnh đó, quyền con người của người cao tuổi còn bao gồm khả năng bị lạm dụng, người cao tuổi phải chăm sóc lẫn nhau, ông bà chăm sóc cháu, an toàn, quyền làm việc,….Cụ thể như sau:Hệ thống cơ chế bảo vệ thu nhập sau về hưu ở Hàn Quốc có cấu trúc phức tạp. Đối với lương hưu công cộng, lương cơ bản (250.000won) được cung cấp cho người cao tuổi có mức thu nhập dưới 70% mức thu nhập trung bình. Mặc dù Hàn Quốc có nhiều hệ thống khác nhau để bảo vệ người cao tuổi không rơi vào cảnh nghèo đói, tỷ lệ người cao tuổi nghèo vẫn là 46,7% vào năm 2016, cao nhất trong khối các nước OECD và cao hơn 3 lần mức trung bình của OECD. Tỷ lệ thay thế thu nhập sau nghỉ hưu là 40% và thấp so với các nước OECD khác nhau Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh và Đức. Tỷ lệ người hưởng bảo hiểm tư nhân là 24% tổng số người cao tuổi.Theo khảo sát khoảng 24% người cao tuổi trả lời không nhận được trợ giúp từ Chính phủ mặc dù sống ở mức nghèo. Kết quả khảo sát cũng cho thấy 35% người cao tuổi không chuẩn bị cho những năm sau nghỉ hưu mà chủ yếu sử dụng tiền tiết kiệm và lương hưu.Số lượng các vụ tự tử và tỷ lệ tự tử tại Hàn Quốc được thống kê từ năm 2013 và tổng tỷ lệ là 25,7 người/100.000 người năm 2016. Người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên có số lượng tự tử tăng gấp đôi đến 53.3 và tỷ lệ người cao tuổi là nam giới tự tử nhiều hơn nữ giới. Tỷ lệ tự tử của đàn ông ở độ tuổi 70 và 80 tăng cao đến 90.3 và 150.5 người/100.000 người. Đây là vấn đề nghiêm trọng ở Hàn Quốc hiện nay.Theo khảo sát 26% người cao tuổi trả lời họ đã từng một lần nghĩ đến kết thúc cuộc sống và tỷ lệ này tăng lên ở những người có ít điều kiện học tập, không có vợ/chồng hoặc điều kiện kinh tế khó khăn. Bên cạnh đó, 23,6% người được hỏi nói rằng họ sợ chết trong cô đơn và tỷ lệ người trong tuổi 70 và 80 trả lời “có” cao hơn những người ở tuổi khác. Đặc biệt là người cao tuổi thuộc các đối tượng ít điều kiện học tập, không có vợ/chồng hoặc điều kiện kinh tế khó khăn cũng lo ngại sẽ chết trong cô đơn.Theo Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội Hàn Quốc có khoảng 4.300 trường hợp người cao tuổi bị lạm dụng về tinh thần, thể chất và bị bỏ mặc, tỷ lệ tương ứng là 40%, 30% và 10%. Người lạm dụng có thể là con trai, vợ/chồng, con gái và người tuyển dụng tại các tổ chức phúc lợi cho người cao tuổi.Khảo sát của NHRCK chỉ ra rằng 25,8% người cao tuổi có kiến thức và kinh nghiệm bảo đảm an toàn. Theo đó, xã hội Hàn Quốc cần nhanh chóng giải quyết các vấn đề bổ sung kiến thức và kinh nghiệm để bảo đảm an toàn đối với khả năng tai nạn của người cao tuổi như ngã, tai nạn giao thông, sử dụng chất gây nghiện, bị mất tích.Khi xã hội Hàn Quốc bước vào giai đoạn già hóa dân số, một bối cảnh mới mở ra nơi những người từ 60 tuổi trở lên cần chăm sóc cho cha mẹ già hơn của họ. Đây là một nét văn hóa của người Hàn Quốc, theo đó con cái có nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ. Bên cạnh đó, các ông bà hiện cũng thực hiện chăm sóc các cháu của mình do thiếu hệ thống chăm sóc trẻ và để tiết kiệm chi phí. Theo thống kê, các ông bà không tự nguyện chăm sóc cháu mà xuất phát từ yêu cầu của các con (76%) cao hơn so với tỷ lệ tự nguyện (24%).Theo thống kê, khoản 61% người Hàn Quốc trong độ tuổi từ 55 đến 79 mong muốn được tiếp tục làm việc và một trong những lý do chính là để trang trải cuộc sống. Năm 2015, Hàn Quốc có tỷ lệ người lao động cao tuổi làm việc cao hơn so với các nước OECD khác.Khảo sát của NHRCK chỉ ra rằng 60% người cao tuổi trả lời họ không thể tìm được công việc họ muốn do giới hạn độ tuổi và khoảng 45% nói rằng có họ bị phân biệt đối xử về tuyển dụng, lương, công việc, vị trí và những vấn đề khác. Hơn nữa, khoảng 48% người cao tuổi trả lời họ không được làm việc trong môi trường tương ứng với độ tuổi, giảm giờ làm, bảo đảm về các quyền lợi khác và 61% trả lời họ phải nghỉ hưu khi đến tuổi.Theo khảo sát của NHRCK, trên 80% người cao tuổi đồng ý với việc sử dụng dịch vụ chăm sóc dành cho người hấp hối và chết trong danh dự (chống lại việc điều trị kéo dài cuộc sống vô nghĩa) và những người trẻ và trung niên cũng có tỷ lệ tán thành cao. Về câu hỏi liệu xã hội Hàn Quốc có cung cấp chăm sóc dành cho người hấp hối, tỷ lệ bị từ chối chỉ ra rằng cần bổ sung các quy định chính sách và thể chế.Hàn Quốc đã ban hành Luật về các quyết định về điều trị duy trì sự sống cho bệnh nhân trong chăm sóc dành cho người hấp hối và chăm sóc giảm nhẹ đau đớn hoặc kết thúc cuộc sống (Act on Decisions on Life-sustaining Treatment for Patients in Hospice and Palliative Care or at the End of Life) vào năm 2016 và có hiệu lực vào tháng 8/2017. Nhiều sự chú ý tập trung vào việc triển khai của Luật này như việc kết thúc duy trì sự sống được quyết định bởi ý chí của các thành viên trong gia đình hoặc phụ thuộc và vào lý do tài chính hơn là quyết định của bệnh nhân.Các vấn đề quyền con người đối với người cao tuổi ở Hàn Quốc là kết quả của quá trình phát triển kinh tế nhanh. Những người trẻ và người trung niên hiện đối mặt với tình trạng thiếu lao động, gia tăng chi phí hỗ trợ cho các thành viên trong gia đình với tỷ lệ sinh thấp, là những nguyên nhân chính dẫn đến xung đột thế hệ.Theo khảo sát của NHRCK và nhiều dữ liệu khác, người cao tuổi Hàn Quốc có xu hướng suy nghĩ tiêu cực về thực tế hơn người trẻ và người trung niên. Việc này có thể do thiếu các thông tin đào tạo bao gồm đào tạo về quyền con người và những hoàn cảnh đặc thù của Hàn Quốc, văn hóa trong xã hội Hàn Quốc, các cuộc chiến tranh họ đã trải qua và những nét cơ bản về sự phát triển công nghiệp nhanh chóng của Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc cần tập trung xây dựng chính sách đối với người cao tuổi nghèo và các vấn đề tự tử ở mức cao nhất trong các nước OECD trong thời gian tới.Nguyễn Thị Tuyết Giang, Vụ Pháp luật quốc tế